Thủy đậu lây qua đường nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Cập nhập: Thứ năm, 30/03/2023

 

    Thủy đậu sẽ không đáng sợ nếu bạn biết con đường lây nhiễm của chúng để phòng bệnh, biết các triệu chứng để phát hiện ra bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện muộn đồng thời điều trị không đúng cách.

    Để biết thủy đậu lây qua đường nào, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Thủy đậu

Thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

 

Thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

     Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV) , là 1 loại virus Herpes. Theo thống kê, ở nước ta số ca mắc thủy đậu có xu hướng gia tăng vào những tháng đầu xuân, đầu hè, bệnh có khả năng lây lan nhanh và dễ phát triển thành dịch.

     Bất kỳ ai cũng có khả năng bị nhiễm virus gây thủy đậu, bao gồm cả người lớn và trẻ em, trong đó đa số là trẻ nhỏ. Như theo thống kê năm 2018, có hơn 31.000 ca thủy đậu được ghi nhận trên cả nước. Trong đó có đến 90% ca nhiễm là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

     Ở người lớn, tuy tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.

     Thủy đậu gây tử vong khi người bệnh không được điều trị hiệu quả dẫn đến bội nhiễm. Bội nhiễm thủy đậu là tình trạng mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành ở nốt thủy đậu, thậm chí là hoại tử, lở loét và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não… Một khi người bệnh có những biến chứng này, đặc biệt là viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm não thì sẽ tử vong rất nhanh.

 

tử vong do bội nhiễm thủy đậu

Nhiều trường hợp tử vong do bội nhiễm thủy đậu

 

Thủy đậu lây qua đường nào?

     Tác nhân gây thủy đậu là virus và nó dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các con đường:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Thủy đậu dễ lây khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm vào da, đặc biệt là chạm vào dịch cơ thể thông qua hành động hôn, ôm (chạm vào nốt phỏng thủy đậu).
  • Lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.
  • Lây gián tiếp qua các đồ vật mà người bệnh chạm vào, làm chất dịch của cơ thể từ niêm mạc và nốt phỏng dính vào.

     Có thể nhận thấy, thông qua các con đường lây lan này, virus thủy đậu rất dễ truyền từ người bệnh sang người lành và nhanh chóng có thể phát triển thành dịch.

 

Triệu chứng bệnh thủy đậu

     Thời gian ủ bệnh thủy đậu thông thường sẽ kéo dài từ 2-3 tuần (thường là từ 14 đến 16 ngày) rồi các triệu chứng mới bắt đầu khởi phát.

     Giai đoạn đầu, ở trẻ em thường sẽ không có những triệu chứng rõ ràng. Nếu có, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau đầu, đau cơ, sốt, phát ban.

     Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh bắt đầu xuất hiện các mụn nước trên da. Các mụn này xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí mọc cả trong niêm mạc miệng. Chúng gây ngứa, rát, rất khó chịu, đặc biệt là trong giai đoạn chúng bị vỡ và hình thành sẹo.

 

Các nốt thủy đậu gây ngứa

Các nốt thủy đậu gây ngứa và khó chịu cho người bệnh

 

     Ngoài ra, trong giai đoạn toàn phát, tùy vào tình trạng của từng người mà bệnh nhân có thể bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, chán ăn.

     Dựa vào hiệu quả của phương pháp điều trị mà người bệnh có thể có hoặc không có biến chứng:

  • Trường hợp có biến chứng: mụn nước sẽ to lên, khi có nhiễm trùng sẽ có màu đục do chứa mủ. Nghiêm trọng hơn nữa thì mụn mủ sẽ vỡ ra, gây loét, người bệnh gặp tình trạng bội nhiễm và cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
  • Trường hợp không có biến chứng, giai đoạn hồi phục bệnh thủy đậu thường sau 7 – 10 ngày phát bệnh. Khi đó, các vết mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước. Tại vị trí có mụn nước của thủy đậu sau khi lành có thể xuất hiện sẹo lõm hoặc phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường.

 

Cách điều trị bệnh thủy đậu

     Để điều trị hiệu quả bệnh thủy đậu, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc khác, cụ thể:

Dùng thuốc

  • Thuốc kháng virus acyclovir dạng toàn thân (đường uống) và tại chỗ (dạng kem bôi).
  1. Người lớn: Nên uống 800mg Acyclovir năm lần mỗi ngày cách nhau khoảng 4 giờ, bỏ qua liều ban đêm.
  2. 6 tuổi trở lên: 800mg Acyclovir bốn lần mỗi ngày
  3. 2 - 5 tuổi: 400mg Acyclovir x 4 lần/ngày
  4. Dưới 2 tuổi: 200mg Acyclovir x 4 lần/ngày
  • Thuốc giảm đau: thuốc này giúp xoa dịu cơn đau do thủy đậu gây ra, đặc biệt là các tổn thương vùng miệng.
  • Thuốc hạ sốt: Dùng khi bệnh nhân sốt trên 38.5oC.
  • Thuốc bôi tại chỗ: có thể sử dụng Xanh Methylen để bôi giúp chống bội nhiễm da, đặc biệt chỉ cần bôi những mụn nước đã bị vỡ, không cần bôi trên mụn chưa vỡ.
  • Thuốc kháng Histamin nhằm giảm ngứa, giúp bệnh nhân dễ chịu, từ đó giảm tình trạng gãi mụn làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

 

thuốc để điều trị thủy đậu

Người bệnh cần dùng thuốc để điều trị thủy đậu

 

Các biện pháp không dùng thuốc

  • Uống nhiều nước.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Nghỉ ngơi tại nhà.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protid, lipid, glucid và các vitamin, khoáng chất thiết yếu.
  • Tuyệt đối không nên gãi các nốt mụn nước vì có thể gây sẹo vĩnh viễn, và gây nhiễm trùng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách dùng nước ấm để tắm nhẹ nhàng. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng, sử dụng thêm dung dịch sát khuẩn cho các nốt mụn nước thủy đậu.
  • Khi người bệnh gặp những biến chứng nguy hiểm như khó thở, tím tái, co giật, hôn mê,… người thân cần ngay lập tức đưa họ đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

     Tiêm vacxin phòng thủy đậu là cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường tập thể dục, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng cho bản thân.

     Như vậy, bệnh thủy đậu sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả, kịp thời. Mùa hè đang đến, đây cũng là thời điểm dịch thủy đậu dễ bùng phát, hãy thực hiện theo các hướng dẫn trong bài viết trên để bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh này nhé!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: bệnh thủy đậu

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không?

Thủy đậu ở người lớn ít gặp hơn trẻ em nhưng lại có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, như viêm da bội nhiễm, viêm não hoặc viêm màng não,...

Trẻ bị thủy đậu có nên kiêng nước, kiêng gió không?

Trẻ bị thủy đậu có nên kiêng nước, kiêng gió không?

Số ca mắc tăng hơn 70 lần, dịch thủy đậu diễn biến khó lường ở Hà Nội

Theo ghi nhận từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc đã cán mốc 800, tăng gấp hơn 70 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844