Mụn cóc ở chân: Tất cả những gì cần biết để điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Cập nhập: Thứ tư, 12/04/2023

Mục lục [Ẩn]

    Mụn cóc không phải do chạm vào con cóc như quan niệm dân gian mà nó xuất phát từ việc 1 loại virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Khi có loại mụn này ở chân, bạn không nên “để yên” mà cần có phương pháp khắc phục sớm nếu không muốn lãnh hậu quả nặng nề.

    Vậy, có mụn cóc ở chân phải làm sao? Để có đáp án chính xác nhất, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Mụn cóc ở chân là gì?

Mụn cóc ở chân là gì?

 

Bản chất của mụn cóc ở chân

      Mụn cóc thực chất là tình trạng tổn thương da ở vùng thượng bì do virus papillomavirus ở người (HPV) gây ra, khiến tế bào biểu mô tăng sinh ngược vào bên trong, từ đó tạo ra mảng cứng và dày cộm lên. Trong đó, HPV là loại virus có rất nhiều chủng khác nhau. Những mụn cóc ở chân gây ra bởi HPV loại 1, 2 và 4. Loại mụn này thường phẳng (do bị đè ép) và bao quanh bởi biểu mô sừng hóa.

    Điều kiện thuận lợi để virus gây mụn cóc ở chân xâm nhập vào da và gây bệnh đó là có những vết nứt hoặc tổn thương da (dù rất nhỏ) kết hợp với điều kiện ẩm, bí khí ở chân.

     Những nốt mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên lòng bàn chân. Nhưng nó thường dễ mọc ở những nơi tiếp xúc nhiều với mặt đất (nơi có vết chai chân và vết nứt nhỏ). Đôi khi, mụn cóc ở chân sẽ khó phân biệt với các vết chai chân này, khiến người bệnh không để ý để có biện pháp khắc phục kịp thời.

 

virus HPV

Mụn cóc ở chân do virus HPV gây ra

 

Nguyên nhân gây mụn cóc ở chân là gì?

    Như đã trình bày ở trên, mụn cóc ở chân là do khu vực này bị virus HPV tấn công. Có 2 điều kiện để mụn này xuất hiện đó ở chân đó là người bệnh có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm HPV + ở chân có đủ điều kiện để virus tấn công, phát triển và lan rộng, cụ thể:

  • Người bệnh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm HPV: Mụn cóc ở chân thường là do bệnh nhân đi chân trần ở những nơi công cộng có sàn có nguy cơ cao xuất hiện virus HPV (như phòng tắm công cộng, tập võ, tập yoga…), đi chung giày với người có HPV ở chân, bơi ở hồ bơi công cộng.
  • Ở chân có đủ điều kiện để virus tấn công, phát triển và lan rộng: Da bị chấn thương và/hoặc ẩm sẽ là thời điểm lý tưởng để virus xâm nhập qua da. Khi đã xâm nhập thành công, virus dễ dàng phát triển tạo mụn cóc và lan rộng nếu người bệnh có hệ miễn dịch kém và thường xuyên để chân ở trạng thái ẩm, bí khí (ví dụ như đi giày bí trong khi chân dễ ra mồ hôi, đi giày đang bị ẩm).

    Như vậy, nhiều khi chỉ vì những nguyên nhân vô tình mà virus HPV có thể xâm nhập và gây mụn cóc ở chân của bạn.

 

Đi giày ẩm

Đi giày ẩm tạo điều kiện cho virus HPV phát triển và gây mụn cóc

 

Biểu hiện của mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân thường có các biểu hiện như sau:

  • Chúng thường mềm, sau 1 thời gian trở nên cứng dần, bề mặt phẳng dần do quá trình đứng và đi.
  • Mụn cóc có thể gây đau với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy vào độ lớn và mức độ rễ ăn sâu vào da. Nhưng nếu để nó phát triển sâu vào trong thì người bệnh sẽ cảm thấy như có một viên sỏi trong giày của mình, rất đau và khó chịu.
  • Mụn cóc thường lây lan sang các khu vực khác của bàn chân, tăng dần kích thước mụn.
  • Đôi khi, mụn cóc nhìn giống với vết chai chân ở trên da. Tuy nhiên, khi loại bỏ bề mặt da thì mụn cóc sẽ có điểm chảy máu còn vết chai trên chân thì không, quan sát kĩ sẽ thấy những chấm đen nhỏ xíu trên lớp bề mặt của mụn (đây là những kết thúc của mao mạch máu).

 

Điều trị mụn cóc ở chân như thế nào?

    Mụn có có thể tự biến mất mà không cần điều trị nếu người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, để nó tự hết cần mất nhiều thời gian. Hơn nữa, vi rút HPV gây ra mụn cóc có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Điều này khiến mụn phát triển nhiều hơn hoặc lây sang cho người khác. Vì vậy, khi phát hiện có mụn cóc ở chân, bạn cần có cách điều trị sớm.

   Khi có mụn cóc, bạn tuyệt đối không được lấy kim để khều mụn, không được tự ý cắt mụn vì những hành động này sẽ gây nhiễm trùng bội nhiễm tại vết thương, khiến tình trạng nặng hơn, kéo dài tiến triển thành những vết loét mãn tính ở bàn chân.

    Thay vào đó, bạn nên đi khám để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp với tình trạng của bạn. Một số phương pháp có thể dùng để trị mụn cóc ở chân là:

  • Sử dụng Acid Salicylic: Đây là phương pháp có hiệu quả chậm, thời gian cần 1 đến vài tuần để loại bỏ mụn cóc (tùy vào kích thước và độ ăn sâu vào da của mụn). Acid Salicylic sẽ phá hủy tế bào sừng và virus HPV, từ đó làm mụn biến mất từ từ.
  • Tiểu phẫu: Được thực hiện bằng cách sử dụng kim điện để lấy những hạt mụn cóc ở chân ra khỏi cơ thể.
  • Đốt điện: Sử dụng dòng điện tần số cao để phá hủy những thương tổn do virus gây ra. Phương pháp này được tiến hành khá nhanh chóng và đơn giản, phù hợp với những nốt mụn cóc ở chân có kích thước < 1cm và mọc ở những vị trí khó phẫu thuật. Sau khi thực hiện đốt điện, bệnh nhân cần vệ sinh sạch vết thương để nó nhanh lành và tránh nhiễm trùng.
  • Áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng lạnh làm đóng băng nốt mụn cóc ở chân lại, thực hiện nhiều lần cho đến khi nốt mụn được loại bỏ hoàn toàn. Phương pháp này có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với Acid Salicylic để nâng cao hiệu quả điều trị hơn.
  • Sử dụng Laser CO2: Dùng tia laser tác động vào vị trí mụn cóc để đóng những mạch máu nhỏ lại. Các mô bị tổn thương sẽ chết đi và mụn cóc ở chân bị rơi rụng.  Phương pháp này phù hợp với những nốt mụn có kích thước < 2cm.

 

Điều trị mụn cóc ở chân

Điều trị mụn cóc ở chân

 

Cách phòng ngừa tái phát mụn cóc ở chân

    Sau khi điều trị mụn cóc, nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục có các yếu tố nguy cơ như đã trình bày ở phần “Nguyên nhân gây mụn cóc ở chân là gì?” thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, ngay cả khi đã loại bỏ mụn này, bạn vẫn cần chú ý:

  • Đi dép khi bạn sử dụng chung phòng thay đồ, phòng tắm, công cộng hoặc phòng tập thể dục…
  • Sử dụng giày thoáng và thay đổi vớ thường xuyên để giữ chân khô ráo, không đi giày khi nó bị ẩm.
  • Thường xuyên chà rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Hạn chế đi chung giày, dép với người khác, đặc biệt là tuyệt đối không đi chung giày dép với người đang bị mụn cóc.
  • Áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng như ăn đủ chất, ngủ đủ giấc và đi ngủ đúng giờ, tăng cường phơi nắng…

     Như vậy, để tránh những đau đớn, khó chịu do mụn cóc gây ra và không để nó lây sang cho người khác, bạn cần áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả như hướng dẫn ở trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Virus ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn với loài người

Hàng nghìn loại virus mới được khám phá, chúng xuất hiện ở bất kỳ đâu, trong không khí, động vật hay lòng đại dương. Vậy vì sao ngày càng có nhiều loại virus mới xuất hiện và chúng nguy hiểm đến đâu?

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có tác dụng gì?

Với ung thư cổ tử cung, khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả thì bệnh có cơ hội điều trị khỏi rất cao. Trong đó, để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng.

Những lợi ích đặc biệt từ yến sào với sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua

Yến sào hay còn được gọi là tổ yến, đây là một loại thực phẩm có giá trị cao và  giàu dưỡng chất. Trước đây, nó thường được dùng trong các bữa ăn của vua chúa hay vương tôn quý tộc.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà