Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ hai, 31/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Khớp gối là một trong những khớp xương phức tạp và dễ gặp phải nhiều vấn đề nhất của cơ thể. Trong đó, thoái hóa khớp gối là tình trạng được bắt gặp khá phổ biến.

    Khớp gối bị thoái hóa sẽ gây ra nhiều trở ngại đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy, nguyên nhân gây bệnh là gì? Nhận biết và điều trị bệnh bằng cách nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

   Khớp gối là một khớp xương phức tạp tập trung nhiều loại xương như: Xương đùi, xương chày, xương mác, xương bánh chè và các gân, cơ, dây chằng, sụn khớp, bao hoạt dịch,...

   Thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn, gây ảnh hưởng đến lớp xương dưới sụn. Tình trạng thoái hóa còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc khác như màng hoạt dịch, dây chằng và sụn chêm.

    Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối có thể kể đến như:

  • Do tuổi tác: Giống như các cơ quan khác, sụn khớp cũng phải chịu tác động từ quá trình lão hóa. Càng có tuổi, khả năng tái tạo của sụn khớp càng chậm lại, làm lớp sụn mỏng dần đi.
  • Do phải chịu áp lực lớn: Sụn khớp phải chịu nhiều áp lực cũng sẽ nhanh bị thoái hóa hơn. Tình trạng này được bắt gặp ở người thường xuyên phải bê vác nặng, đứng lâu, béo phì, người chơi các môn thể thao sử dụng khớp gối nhiều.
  • Chấn thương khớp gối nhiều lần như: Bị đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè,....
  • Do bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
  • Nguyên nhân do chấn thương vỡ, rạn, nứt, gãy xương đùi, xương chậu.
  • Do mắc các bệnh lý mãn tính: Bệnh gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hay các hội chứng rối loạn chuyển hóa khác.
  • Các nguyên nhân khác như: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt sai tư thế, lạm dụng corticoid,...

 

Người cao tuổi dễ bị thoái hóa khớp gối hơn người trẻ

Người cao tuổi dễ bị thoái hóa khớp gối hơn người trẻ

 

Triệu chứng thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn

   Thoái hóa khớp gối phát triển qua 4 giai đoạn, được xác định theo sự tổn thương của khớp. Mức độ thoái hóa càng nặng thì các triệu chứng càng tăng dần về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn có thể kể đến như:

Thoái hóa khớp gối độ 1

   Trong giai đoạn 1, các khe của khớp gối gần như bình thường, có thể xuất hiện các gai xương nhỏ. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối lúc này chưa rõ ràng, không có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, không biến dạng.

   Người bệnh đi lại bình thường, có thể bị đau nhẹ khi vận động nhiều như: Đứng lên ngồi xuống liên tục, lên xuống cầu thang hay ngồi xổm,...

Thoái hóa khớp gối độ 2

    Ở giai đoạn 2, khe khớp gối có thể bị hẹp nhẹ và có các gai xương nhỏ. Lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng lớp sụn và bôi trơn ổ khớp. Vì vậy, hoạt động của khớp gối vẫn bình thường.

   Các gai xương nhỏ hình thành nhiều hơn sẽ gây ảnh hưởng đến ổ khớp. Người bệnh bị đau mỏi, đặc biệt là khi vận động nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể bị cứng khớp khi trời lạnh hoặc ít vận động.

Thoái hóa khớp gối độ 3

    Ở giai đoạn 3, khe khớp bị hẹp hơn nhiều, đặc xương dưới sụn, các gai xương xuất hiện nhiều với kích thước lớn hơn, đầu xương có thể bị biến dạng. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến sự vận động của khớp. Các cơn đau khớp gối xuất hiện nhiều hơn, kể cả khi đi bộ nhẹ nhàng.

    Hiện tượng cứng khớp buổi sáng xảy ra thường xuyên. Người bệnh có thể gặp phải các đợt viêm khớp gối, gây sưng đỏ và đau nhiều hơn. Một số trường hợp có thể bị tràn dịch hoặc vẹo khớp gối.

Thoái hóa khớp gối độ 4

   Ở giai đoạn 4, khe khớp bị hẹp nhiều, thậm chí có thể hẹp toàn bộ, đặc xương dưới sụn, gai xương kích thước lớn, đầu xương biến dạng rõ. Lớp sụn gần như bị thoái hóa hoàn toàn, bong tróc và để lộ ra các đầu xương.

    Bao hoạt dịch cũng bị hư hại không còn bôi trơn được cho ổ khớp, dẫn đến  vận động khó khăn, đau nhiều hơn, có thể nghe tiếng lạo xạo lục cục khi vận động khớp gối. Các cơn đau nhức dữ dội sẽ xuất hiện, cứng khớp buổi sáng nặng hơn. Viêm và biến dạng khớp có thể dẫn đến dính khớp, lệch trục khớp, tràn dịch,...

 

Triệu chứng thoái hóa khớp gối là đau, sưng, vận động khó khăn, cứng khớp

Triệu chứng thoái hóa khớp gối là đau, sưng, vận động khó khăn, cứng khớp

 

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

   Mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm triệu chứng và phục hồi khả năng vận động của khớp. Các phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc dựa trên mức độ tổn thương sụn khớp.

     Ở những giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, ở những giai đoạn nặng, người bệnh sẽ phải dùng thuốc, thậm chí là phải phẫu thuật.

    Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc

  • Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa như: glucosamine, chondroitin,...
  • Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol (acetaminophen), ibuprofen, naproxen,...
  • Thuốc giãn cơ giúp giảm tình trạng căng cơ như: Mephenesin, eperisone,...
  • Thuốc bổ sung dịch nội khớp, giúp tăng độ đàn hồi, giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp như: Acid hyaluronic,...
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.

Vật lý trị liệu

  • Sử dụng sóng siêu âm, tập bằng máy gập duỗi tự động, sử dụng điện xung.
  • Các bài tập vật lý trị liệu như: Nâng chân thẳng, nâng bắp chân, nâng chân một bên, kéo giãn cơ đùi sau, kéo giãn cơ tứ đầu đùi,...

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật nội soi để loại bỏ sụn bị hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương.
  • Ghép tế bào sụn tự thân hoặc xương sụn tự thân (hoặc đồng loại).
  • Đục xương sửa trục.
  • Thay khớp gối.

   Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối. Đồng thời, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp.

 

Các bài tập vật lý trị liệu giúp duy trì hoạt động của khớp gối

Các bài tập vật lý trị liệu giúp duy trì hoạt động của khớp gối

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Vai trò của glucosamine trong điều trị thoái hóa khớp gối

  Thoái hóa khớp gối và glucosamine là gì, tác dụng của glucosamine và hướng dẫn bổ sung hiệu quả. Cùng đọc để có cho mình những thông tin hữu ích nhé!

Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

Tỏi giúp giải độc gan, giảm men gan, giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Ngoài ra, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích khác trên sức khỏe khi dùng đúng cách.

Top 9 bệnh xương khớp người Việt hay mắc và cách phòng ngừa

Top 9 bệnh xương khớp người Việt thường gặp là gì? Cách phòng ngừa bệnh xương khớp như thế nào? Mời độc giả cùng đón đọc
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà