Tiềm năng phát triển loại thuốc mới giúp phòng ngừa huyết khối đến từ loài gấu

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

 

   Huyết khối hay cục máu đông là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi,... Hiện nay, y học thế giới đang nỗ lực tìm ra nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối. Một phát hiện mới đây đến từ loài gấu, đang mở ra hướng phát triển loại thuốc giúp thực hiện được mục tiêu này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

 

phát triển loại thuốc mới giúp phòng ngừa huyết khối đến từ loài gấu

Tiềm năng phát triển loại thuốc mới giúp phòng ngừa huyết khối đến từ loài gấu

 

Huyết khối hình thành như thế nào?

   Huyết khối chính là những cục máu đông được hình thành khi mạch máu bị rách. Chúng giúp bịt kín miệng vết thương, từ đó làm ngừng quá trình chảy máu. Khi bị tổn thương, mạch máu sẽ bị co lại, các tiểu cầu tụ tập quanh vết thương và bám dính lại với nhau. Chúng tiết ra những yếu tố kích thích quá trình đông máu diễn ra.

   Tiếp đến, các yếu tố đông máu kích hoạt một loạt phản ứng dây chuyền, tác động đến fibrinogen, khiến các sợi fibrin hình thành, giữ chặt các tiểu cầu với nhau, tạo thành một cục máu đông bền hơn.

   Sau khi huyết khối đủ lớn, quá trình đông máu sẽ ngừng lại. Khi vết thương hồi phục, các sợi sẽ tự hòa tan và những tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường. Loại huyết khối hình thành theo cơ chế này được gọi là huyết khối trắng.

   Thứ nguy hiểm hơn là loại huyết khối đỏ, xuất hiện trong lòng mạch máu. Chúng được tạo từ một khối gồm hồng cầu, tiểu cầu,... và bao bọc bởi một lớp fibrinogen. Nguyên nhân khiến huyết khối đỏ hình thành là do bất thường ở thành mạch, dòng máu chảy chậm, độ nhớt của máu tăng lên, hoặc do bất thường về yếu tố đông máu,...

   Khác với huyết khối trắng, huyết khối đỏ không có khả năng tự hòa tan và cũng không đem lại ích lợi gì. Chúng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau tim, thuyên tắc phổi, tắc mạch gây hoại tử chi,...

   Những đối tượng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông là người bị mỡ máu cao, tiểu đường, xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,... hay những người phải nằm bất động lâu ở một chỗ, hoặc đơn giản là do lười vận động.

   Tuy nhiên, người ta nhận thấy, có những loài động vật ngủ đông rất lâu như gấu, cơ thể chúng hoàn toàn bất động trong một thời gian rất dài, nhưng nguy cơ hình thành cục máu đông lại thấp. Sự phát hiện này rất có thể là tiền đề để phát triển nên một loại thuốc mới giúp chống lại sự xuất hiện của huyết khối.

 

Huyết khối

Huyết khối là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

 

Tiềm năng phát triển thuốc chống huyết khối mới từ cơ chế ngủ đông ở loài gấu

   Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science vào ngày 14/4 đã giải đáp về việc tại sao khi loài gấu ngủ đông, nằm bất động trong nhiều tháng liền mà lại không bị hình thành huyết khối.

    Tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học LMU Munich, Đức, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu được lấy từ 13 con gấu nâu hoang dã vào mùa đông và mùa hè.

   Kết quả cho thấy, tiểu cầu có trong các mẫu máu được lấy ở giai đoạn gấu ngủ đông ít có khả năng liên kết lại với nhau, và đông lại chậm hơn so với những mẫu được lấy vào mùa hè.

    Họ nhận thấy rằng, nguyên nhân gây ra điều này là do các mẫu máu lấy vào mùa đông chứa ít protein HSP 47 hơn so với mẫu máu lấy vào mùa hè khoảng 50 lần. Đây là một loại protein được tìm thấy trong những tế bào tạo ra các mô liên kết như xương và sụn.

  Đồng thời, nó cũng được phát hiện ở trên tiểu cầu, vị trí mà có thể gắn vào collagen, từ đó khiến cho các tiểu cầu dính vào nhau. Chính vì vậy, khi hàm lượng protein này thấp, tiểu cầu sẽ khó kết dính vào nhau.

    Cơ chế tự bảo vệ này cũng được ghi nhận ở một số loài động vật ngủ đông khác, cũng như ở những con lợn mới sinh con phải ở cữ, nằm bất động khoảng 28 ngày.

    Để làm rõ thêm về điều này, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm trên chuột. Cuối cùng, họ nhận thấy rằng, những con chuột thiếu protein HSP 47 có ít cục máu đông hơn và mức độ viêm thấp hơn so với những con có nhiều.

    Theo các chuyên gia sinh vật học, cơ chế tự bảo vệ này có thể được sử dụng để phát triển loại thuốc giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối. Hoặc, điều chỉnh nồng độ HSP 47 nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều, hay tránh để máu tràn vào phổi trong phẫu thuật.

 

Các biện pháp giúp phòng ngừa huyết khối hình thành

   Trong khi chờ loại thuốc mới này xuất hiện, bạn có thể tự mình phòng ngừa sự hình thành của huyết khối bằng những biện pháp dưới đây:

  • Ngừng hút thuốc lá. Các hóa chất độc hại trong khói thuốc đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Do đó, bạn hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Một biện pháp được nhiều người áp dụng chính là sử dụng nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá Boni-Smok.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo thể tích máu, tránh việc máu quá cô đặc khiến huyết khối hình thành.
  • Tập thể dục mỗi ngày để giúp tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng máu bị ứ trệ, chảy chậm.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu salicylat (như mơ, cam, việt quất, củ cải, cà chua, rau diếp xoăn, mâm xôi, dâu tây, nho,...); thực phẩm giàu acid béo Omega -3 (như cá hồi, cải bruxen, cải xoăn, rau bina,...); thực phẩm giàu vitamin E (như bông cải xanh, kiwi, xoài,...).
  • Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm. Nếu mắc tiểu đường, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniDiabet + cùng với thuốc điều trị để kiểm soát đường huyết, mỡ máu tốt hơn. Nếu mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniVein +.

 

Tập thể dục

Tập thể dục là cách giúp phòng ngừa huyết khối hiệu quả

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về tiềm năng phát triển loại thuốc mới trong việc phòng ngừa huyết khối. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Cây lô hội: Tác dụng và cách dùng để thu được hiệu quả cao nhất

Cây lô hội: Tác dụng và cách dùng để thu được hiệu quả cao nhất

BoniDiabet+ dùng cùng thuốc tây lâu dài có hại gan không?

BoniDiabet+ dùng cùng thuốc tây lâu dài có hại gan không?

Phú Thọ: Nụ cười mãn nguyện khi chiến thắng tiểu đường nhờ BoniDiabet

chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi, tổ 1A, khu phố 1, phường Vân Cơ, tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

Tôi đã từng mất ăn, mất ngủ vì bệnh tiểu đường

Bác Phạm Thị Uyển 62 tuổi ở xóm 4, xã Đông Động, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa nóng

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách chăm sóc bản thân trong những ngày nắng nóng. Đừng bỏ lỡ nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844