Bạn có thể nghe được gì từ người bệnh tâm thần phân liệt ?

Cập nhập: Thứ tư, 01/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Tâm thần phân liệt là bệnh lý được bắt gặp ở khoảng 1,5% dân số, với tỷ lệ tương đương nhau ở cả 2 giới. Đây là một dạng tâm thần nặng, ảnh hưởng đến tư duy, tri giác và cảm xúc của người bệnh. Vậy, bạn sẽ nghe được gì từ những người mắc tâm thần phân liệt? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này nhé!

 

bệnh tâm thần phân liệt

Đây là những gì mà bạn có thể nghe được từ người bệnh tâm thần phân liệt

 

Bạn sẽ nghe được gì từ những người mắc tâm thần phân liệt?

   Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một dạng bệnh loạn thần nghiêm trọng. Bệnh thường khởi phát ở nam giới từ khoảng cuối tuổi thiếu niên cho tới đầu những năm 20 tuổi, còn ở nữ giới thường vào cuối những năm 20 đến đầu 30 tuổi.

    Tâm thần phân liệt ảnh hưởng tới cách mà người bệnh suy nghĩ, nhận thức, hành động, thể hiện cảm xúc và quan hệ với người khác. Dưới đây là một số điều mà bạn có thể nghe được từ những người mắc tâm thần phân liệt:

“Tôi có thể làm tổng thống”, “tôi chữa khỏi được bệnh ung thư”

   Người bệnh luôn nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể thực hiện được những điều nằm ngoài khả năng, không thực tế. Thậm chí, suy nghĩ của họ còn rất vô lý như: làm tổng thống, chữa khỏi được bệnh ung thư,... Đây được gọi là chứng hoang tưởng tự cao.

Họ đang muốn đầu độc tôi, hãm hại tôi”

   Người bệnh luôn bị ám ảnh về việc sẽ có ai đó làm hại mình theo những cách khác nhau. Họ nghi ngờ và tỏ ra sợ hãi với những người xung quanh, thậm chí là ngay cả với người thân. Đây là dạng hoang tưởng bị hại.

“Có một thế lực bắt tôi phải làm điều đó, tôi không thể chống lại nó”

   Người bệnh luôn nghĩ rằng những hành động, suy nghĩ của bản thân đang bị kiểm soát và thao túng bởi một thế lực vô hình nào đó. Đó có thể là thần linh, ma quỷ hay một thế lực siêu nhiên. Đây được gọi là hoang tưởng bản thân bị chi phối.

“Tôi nghe thấy gì đó, hình như có ai đó đang cười nhạo tôi”

     Đây có lẽ là điều mà bạn có thể nghe thấy ở phần lớn  người bệnh tâm thần phân liệt. Nó được gọi là chứng ảo thanh. Trong trường hợp này, người bệnh luôn nghe thấy những âm thanh văng vẳng trong đầu, hoặc bên tai. Đó đều là những thứ tiêu cực như miệt thị, chế nhạo, hay thậm chí là chửi bới, nguyền rủa, dọa nạt,... Theo đó, người bệnh cũng có thể trở nên sợ hãi, kích động, bịt tai hay ôm đầu để không nghe thấy, miệng luôn nói lảm nhảm hoặc nổi điên và quá khích.

“Tôi muốn thành tỷ phú”, “Mai trời có mưa không”, “Con mèo hôm qua đi đâu rồi”

   Bạn sẽ liên tiếp nghe được như câu nói dạng như thế này từ những người mắc tâm thần phân liệt. Chúng vô cùng khó hiểu và không có sự liên kết, nhất quán với nhau để tạo thành một câu chuyện, chủ đề cụ thể. Dường như, người bệnh nói ra tất cả những gì đột nhiên xuất hiện trong đầu của họ, một cách không có chủ đích.

   Ở một số người bệnh, họ có thể đang nói chuyện thì đột ngột dừng lại, ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi mới nói tiếp hoặc nói sang chuyện khác. Tất cả điều này xảy ra là do người bệnh bị rối loạn khả năng suy nghĩ.

 

cảm giác mọi người xung quanh muốn làm hại mình

Người bệnh luôn có cảm giác mọi người xung quanh muốn làm hại mình

 

Một số triệu chứng tâm thần phân liệt khác

   Bên cạnh những dấu hiệu điển hình trên, bạn có thể nhận thấy người bệnh có một số biểu hiện khác như:

  • Giảm khả năng bộc lộ tình cảm, không còn cảm thấy vui buồn, hào hứng với các sự kiện diễn ra xung quanh. Ngoài ra, một số trường hợp còn có phản ứng trái ngược, cảm thấy vui với những sự kiện buồn và buồn khi có sự kiện vui.
  • Không thể tiếp tục làm việc tốt ở cơ quan hay học tập ở trường vì mất dần đi ý muốn làm việc, thường tỏ ra thẫn thờ. Thậm chí, họ còn không làm được các công việc đơn giản như nấu ăn, giặt giũ,... hay nặng hơn là vệ sinh cá nhân, ăn uống,...
  • Không nghĩ rằng mình mắc bệnh, và từ chối đi khám và điều trị bệnh. Họ có thể nổi nóng khi người khác cố gắng giải thích là họ đang mắc bệnh.
  • Luôn tìm cách tránh né, không còn muốn tiếp xúc với người khác, kể cả người thân trong gia đình hay bạn bè.
  • Một số người khác còn có biểu hiện mất ngủ, tâm trạng khó chịu, chán nản,...

 

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt là gì?

   Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt vẫn chưa được xác định rõ. Việc khởi phát căn bệnh này có dấu hiệu kết hợp giữa di truyền, thay đổi sinh hóa trong não bộ, cũng như ảnh hưởng từ môi trường. Theo đó:

Di truyền

   Theo một số nghiên cứu, dấu vết di truyền trong tâm thần phân liệt khá rõ ràng. Trong khi tỷ lệ bị mắc bệnh phổ biến ở cộng đồng là 1%, thì nguy cơ bị bệnh trong nghiên cứu phả hệ lại cao hơn nhiều. Nếu gia đình có một người mắc bệnh thì những thành viên khác có nguy cơ bị bệnh trong suốt cuộc đời là khoảng 10%. Trẻ em có bố hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ bị bệnh là 5 - 6%.

Yếu tố sinh hóa

   Bằng phương pháp chụp CT, các chuyên gia đã nghiên cứu được hình thái bệnh học hệ thần kinh trung ương trong tâm thần phân liệt. Họ nhận thấy có sự bất thường trong cấu trúc của nhiều vùng não khác nhau ở người bệnh, cụ thể:

  • Giãn rộng các não thất bên, teo các tế bào thần kinh, khoang não thất giãn rộng và chứa nhiều dịch não tủy hơn.
  • Giảm kích thước vùng đồi thị - đây là trung tâm dẫn truyền và chuyển tiếp các thông tin giữa các vùng não khác nhau. Nếu đồi thị mất chức năng, thì sẽ khiến nhiều vùng não khác nhau bị tổn thương.
  • Kích thước hồi hải mã nhỏ hơn bình thường. Đây là nơi chịu trách nhiệm cho việc học tập, ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và tâm trạng.
  • Bất thường trong cấu trúc tế bào ở vùng trước trán gây ra các tổn thương dẫn truyền thần kinh từ hệ limbic đến thuỳ đỉnh và thuỳ thái dương.
  • Rối loạn chuyển hóa dopamin do sự biến đổi của hệ thống enzyme tổng hợp  hoặc phân hủy dopamin. Cùng với đó là, sự hoạt động quá mức của hệ thống dopamin, do tăng nhạy cảm của các thụ thể dopamin ở vỏ não, các nhân dưới vỏ, và tăng nồng độ dopamin (đến 300%) ở khe xinap thần kinh hệ dopamin.
  • Nồng độ glutamate giảm trong dịch não tủy của người bệnh tâm thần phân liệt, và giảm hoạt động dẫn truyền glutamate ở các tế bào hình tháp vùng trước trán. Các tế bào này lại có tác động qua lại lên cả 2 hệ thống serotonin và dopamin.

 

Sự gia tăng nồng độ Dopamine

Sự gia tăng nồng độ Dopamine là một yếu tố góp phần gây tâm thần phân liệt

 

Yếu tố gia đình

   Bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng dễ xảy ra hơn ở những gia đình không hạnh phúc, thường xuyên mâu thuẫn hay có không khí căng thẳng.

Yếu tố môi trường

  Việc tiếp xúc với virus hay suy dinh dưỡng trước khi sinh, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, rối loạn tự miễn dịch và sự phát triển của rối loạn tâm thần cũng có mối quan hệ với nhau. Bên cạnh đó, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, stress quá độ hay sang chấn tâm lý cũng có thể góp phần thúc đẩy bệnh.

Lạm dụng thuốc hoặc chất kích thích

   Việc lạm dụng thuốc thần kinh hay thuốc hướng thần trong độ tuổi thanh thiếu niên hay nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, cần sa,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người càng trẻ và sử dụng thường xuyên thì nguy cơ sẽ càng lớn.

 

Điều trị tâm thần phân liệt bằng cách nào?

   Theo các chuyên gia, tâm thần phân liệt là một dạng bệnh có thể gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hầu hết các khía cạnh của cuộc sống nếu không được điều trị sớm. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 20% người bệnh có hành động tự sát và khoảng 5 – 6% đã thành công. Chính điều này cũng góp phần khiến tuổi thọ trung bình của người bệnh giảm xuống 10 năm so với bình thường.

   Hiện nay, các biện pháp được dùng để điều trị tâm thần phân liệt có thể kể đến như:

Dùng thuốc

  • Thuốc chống loạn thần thế hệ 2: Aripiprazole, Asenapine, Brexpiprazole, Lurasidone, Olanzapine, Paliperidone, Risperidone, Ziprasidone
  • Thuốc chống loạn thần thế hệ 1: Haloperidol, Perphenazine, Fluphenazine, Chlorpromazine.
  • Các thuốc chống loạn thần dạng tiêm bắp hay tiêm dưới da: Paliperidone, Aripiprazole, Fluphenazine decanoate, Haloperidol decanoate, Risperidone.

Tâm lý trị liệu

  • Liệu pháp tâm lý cá nhân giúp người bệnh suy nghĩ bình thường, học cách đối phó với căng thẳng, xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm tái phát nhằm kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Đào tạo kỹ năng xã hội nhằm cải thiện chức năng giao tiếp và tương tác xã hội và khả năng tham gia vào các hoạt động hằng ngày.
  • Liệu pháp gia đình: Giúp các gia đình có người mắc bệnh những kiến thức cần thiết để họ có thể hỗ trợ người bệnh trong quá trình kiểm soát bệnh tật.

 

Tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý là biện pháp được dùng để điều trị tâm thần phân liệt

 

Liệu pháp sốc điện

  Phương pháp này sẽ được cân nhắc cho những người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, đặc biệt là trong trường hợp bị trầm cảm nặng, nảy sinh ý định hay hành vi tự sát. Liệu pháp này giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng về cảm xúc, tư duy và hành vi, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

   Bên cạnh những biện pháp kể trên, người bệnh cũng sẽ được tư vấn về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, ngừng việc sử dụng rượu, ma túy, thuốc lá, học cách quản lý căng thẳng, stress,...

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh tâm thần phân liệt. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà