Hẹp niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Cập nhập: Thứ tư, 10/05/2023

 

    Hẹp niệu đạo ở nam giới là căn bệnh khó trị và gây nhiều phiền toái cho cánh mày râu. Đặc biệt, trong trường hợp không hiểu rõ về căn bệnh ngày, họ thường mắc phải những sai lầm khiến bệnh ngày càng nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để không phải đối mặt với những điều khủng khiếp đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Hẹp niệu đạo là bệnh như thế nào?

Hẹp niệu đạo là bệnh như thế nào?

 

Hẹp niệu đạo là bệnh như thế nào?

    Niệu đạo ở nam giới bắt đầu từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang, đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt và nối đến đỉnh quy đầu. Niệu đạo nam được chia làm 3 đoạn:

  • Niệu đạo tiền liệt: là đoạn rộng nhất, giãn nhất của niệu đạo, nối liền với bàng quang, được bao quanh bởi tuyến tiền liệt
  • Niệu đạo màng: là đoạn ngắn nhất, ít giãn nhất và hẹp của niệu đạo, đây là chỗ thường bị thủng khi thông niệu đạo bằng ống thông sắt.
  • Niệu đạo xốp: là đoạn dài nhất, chạy trong vật xốp của dương vật và thông ra ngoài.

    Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị hẹp lại do viêm hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác. Niệu đạo ở nam giới dài hơn so với phái nữ, nó vừa là ống dẫn nước tiểu vừa là đường ra của tinh trùng trong quá trình xuất tinh. Vì vậy, khi cơ quan này bị hẹp, quá trình bài xuất nước tiểu cũng như xuất tinh đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các vấn đề rối loạn tiểu tiện.

 

Hình ảnh của niệu đạo

Hình ảnh của niệu đạo

 

Triệu chứng hẹp niệu đạo là gì?

    Hẹp niệu đạo gây ra những triệu chứng từ nhẹ (gây khó chịu) đến nặng (bí tiểu), cụ thể người bệnh sẽ gặp 1 hoặc nhiều các tình trạng sau đây:

  • Tiểu khó: Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình đi tiểu, tiểu phải rặn, mất nhiều thời gian để đi tiểu hơn so với bình thường.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Tiểu không hết, không làm rỗng được bàng quang.
  • Bí tiểu.
  • Nước tiểu không thành dòng mà nhỏ giọt hoặc thành tia.
  • Tiểu không tự chủ
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Có máu trong tinh dịch.
  • Giảm lực khi xuất tinh.
  • Đau vùng chậu.

    Các triệu chứng hẹp niệu đạo thường bị nhầm lẫn với bệnh hẹp cổ bàng quang và phì đại tuyến tiền liệt.

    Với bệnh hẹp cổ bàng quang do viêm xơ cổ bàng quang, bệnh thường xảy ra sau khi mổ u xơ tuyến tiền liệt. Người bệnh cũng có triệu chứng khó đi tiểu, tiểu không thành dòng.

     Với bệnh phì đại tuyến tiền liệt, vì tuyến này nằm bao quanh đoạn đầu niệu đạo (đoạn niệu đạo tiền liệt) nên khi nó bị phì đại sẽ gây chèn ép lên cơ quan này và bàng quang, từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu đêm…

 

Hẹp niệu đạo nguy hiểm như thế nào?

    Thời gian đầu, người bệnh chỉ gặp khó chịu vì tình trạng tiểu khó, tiểu không thành dòng. Tuy nhiên, nếu không điều trị hiệu quả, những tổn thương tăng lên theo thời gian khiến đường kính đường niệu đạo ngày càng hẹp lại, thậm chí là hẹp hoàn toàn.

     Hẹp niệu đạo khiến nước tiểu bị ứ đọng tại bàng quang, dần dần gây nhiễm khuẩn, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm khuẩn ngược dòng lên niệu quản và thận, và dẫn đến biến chứng suy thận. Đây là biến chứng rất nguy hiểm của hẹp niệu đạo, thận là cơ quan thải độc và duy trì cân bằng nước, dịch, chất khoáng, các chất điện giải của cơ thể. Khi chức năng cơ quan này bị suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan khác và người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

 

Hẹp niệu đạo có thể gây biến chứng suy thận

Hẹp niệu đạo có thể gây biến chứng suy thận

 

    Ngoài ra, do nước tiểu bị ứ trệ lâu ngày nên có thể gây rò rỉ ra da tại vị trí tầng sinh môn hay vùng da bìu và ứ đọng kèm nhiễm khuẩn tạo thành ổ áp xe hình tổ ong, gây hình thành túi thừa bàng quang.

    Vì niệu đạo cũng là nơi tinh dịch được phóng ra khi xuất tinh nên nếu cơ quan này bị hẹp, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lý và sinh sản của nam giới. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng như xuất tinh sớm, liệt dương, giảm chất lượng tinh trùng, vô sinh.

 

Nguyên nhân nào gây hẹp niệu đạo ở nam giới?

Có nhiều nguyên nhân gây hẹp niệu đạo ở nam giới như:

  • Hẹp niệu đạo do biến chứng của một số phương pháp điều trị:  Đặt sonde niệu đạo, mổ nội soi u phì đại tuyến tiền liệt, mổ lấy sỏi niệu đạo, cắt bao quy đầu
  • Hẹp niệu đạo do di chứng của chấn thương, đứt niệu đạo do tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
  • Hẹp niệu đạo do di chứng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn Lao, lậu, HPV… 
  • Hẹp niệu đạo do nhiễm khuẩn bao quy đầu gây chít hẹp, viêm nhiễm và hẹp niệu đạo.

    Những đối tượng có nguy cơ cao bị hẹp niệu đạo có thể kể đến như: Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai,…), người có tiền sử bị viêm niệu đạo, từng đặt ống thông tiểu hoặc từng can thiệp phẫu thuật/ thủ thuật can thiệp trên đường tiết niệu.

 

Điều trị hẹp niệu đạo như thế nào?

    Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp như sau:

Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp nong niệu đạo

   Đây là phương pháp được dùng để làm giãn rộng niệu đạo bằng cách đưa que nong hoặc bóng ống thông tiểu vào trong niệu đạo. Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ sử dụng các que nong với kích thước tăng dần để làm rộng niệu đạo. Ngoài ra, đoạn hẹp niệu đạo cũng có thể được nong bằng một trái bóng đặc biệt trên ống thông.

    Nong niệu đạo chỉ là phương pháp tạm thời, tác dụng ngắn và không giải quyết triệt để bệnh hẹp niệu đạo. Vì vậy, thủ thuật này thường phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ đau, chảy máu và nhiễm trùng.

Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình

    Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nhau để tạo hình niệu đạo. Với đoạn hẹp ngắn có thể phẫu thuật cắt nối 2 đầu (urethroplasty anastomotic). Với đoạn hẹp niệu đạo dài hoặc không thể cắt nối, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật dùng mô thay thế để mở rộng đoạn hẹp.

 

Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình

Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình

 

Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp xẻ niệu đạo (cắt đoạn hẹp)

    Bác sĩ sẽ đưa 1 ống soi đặc biệt vào niệu đạo, đến khi gặp đoạn bị hẹp thì sẽ dùng 1 lưỡi dao hoặc sợi laser để cắt đoạn hẹp. Tiếp theo 1 ống thông được đặt ở vị trí vừa được cắt cho đến khi vết thương lành lại, sau đó ống thông được rút ra.

Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp đặt stent

    Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đặt stent kim loại vào niệu đạo. Trong đó, Stent là một cuộn lưới kim loại nhỏ, khi đưa vào niệu đạo và nong ra sẽ giúp mở rộng lòng ống niệu đạo, từ đó giúp nước tiểu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này thường rất ít được áp dụng.

     Như vậy, hẹp niệu đạo không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh mà còn khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy có hiện tượng tiểu khó, tiểu buốt… hãy đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả nhé.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tê tay là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Tê tay có thể là biểu hiện của các bệnh như parkinson, sau đột quỵ hoặc chấn thương não, bệnh xơ cứng rải rác hoặc do nghề nghiệp

Vì sao người cao tuổi hay gặp tình trạng tiểu không tự chủ?

Vì sao người cao tuổi lại hay bị tiểu không tự chủ? Khắc phục tình trạng này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tất cả các câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Top 7 triệu chứng suy thận nhẹ bạn cần biết

  Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra 7 dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này để bạn có sự cảnh giác nhất định, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nang thận là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nang thận là bệnh như thế nào, có nguy hiểm hay không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này, cũng như cách nhận biết và điều trị nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844