Nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới và cách khắc phục

Cập nhập: Thứ ba, 26/07/2022

 

   Tiểu không hết là một trong những hiện tượng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở nam đặc biệt là đối tượng trung niên, cao tuổi. Đây là dấu hiện của một số bệnh lý cần sớm thăm khám và điều trị để tránh tiến triển nặng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới và cách khắc phục hiệu quả, đừng bỏ lỡ nhé.

 

Nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới và cách khắc phục

Nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới và cách khắc phục

 

Tiểu không hết là tình trạng như thế nào?

   Tiểu không hết là một chứng rối loạn tiểu tiện điển hình, đặc trưng bởi cảm giác vẫn còn nước tiểu đọng lại tại bàng quang sau khi đi tiểu. Tình trạng này còn thể hiện qua lượng nước tiểu mỗi lần đi bị ít hơn bình thường, đi tiểu xong nhưng không có cảm giác thoải mái, nhẹ bụng mà thay vào đó vùng bụng dưới vẫn cảm thấy bí bách, đau tức.

   Tiểu không hết có thể gặp ở mọi đối tượng, cả nam lẫn nữ, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến là nam giới độ tuổi ngoài 40. Tình trạng này thường đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu khó: là tình trạng người bệnh phải dùng sức để rặn mạnh hoặc rặn rất lâu mới ra nước tiểu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đi tiểu không hết hoặc thời gian đi tiểu lâu hơn bình thường.
  • Tiểu nhiều lần: số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ, đi tiểu phải rặn mạnh.
  • Có cảm giác đau hoặc buốt khi đi tiểu.
  • Trong một vài trường hợp, nước tiểu có thể xuất hiện kèm theo máu.

 

Nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới

   Tình trạng đi tiểu không hết xuất hiện trong thời gian ngắn và không thường xuyên thì có thể chỉ là rối loạn nhẹ, bạn cần trước tiên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để theo dõi thêm.

   Tuy nhiên, nếu hiện tượng tiểu không hết diễn ra thường xuyên và kéo dài thì bạn cần hết sức lưu tâm. Đặc biệt là khi nó còn đi kèm thêm các triệu chứng khác như nước tiểu xuất hiện màu sắc và mùi khác lạ. Khi đó khả năng cao bạn đã mắc một bệnh lý nào đó, dưới đây là một số trường hợp phổ biến nhất.

Các bệnh về bàng quang

   Bàng quang là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ chứa đựng nước tiểu hình thành từ thận thải xuống. Nếu bàng quang bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến việc tiểu tiện. Nhiều trường hợp, nước tiểu không được đẩy toàn bộ ra ngoài gây chứng tiểu không hết, ví dụ như:

  • Viêm bàng quang: Niêm mạc bàng quang bị viêm gây kích ứng khiến bàng quang hoạt động co bóp bất thường, dẫn đến đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tiểu không hết.
  • Hội chứng bàng quang kích thích: Đối với những người gặp phải hội chứng bàng quang kích thích, cơ bàng quang co bóp bất thường trong giai đoạn nước tiểu đổ đầy khiến bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần và luôn có cảm giác tiểu không hết.
  • Sỏi bàng quang: Sỏi ngăn cản nước tiểu từ bàng quang đi xuống niệu đạo gây ra hiện tượng ứ đọng, tiểu không hết.
  • Ung thư bàng quang: Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đào thải nước tiểu của bàng quang, gây ra nhiều rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu không hết.

 

Bệnh về bàng quang gây tiểu không hết

Bệnh về bàng quang gây tiểu không hết

 

Hẹp niệu đạo

   Niệu đạo là đường ống nằm ngay dưới bàng quang, là bộ phận nằm cuối cùng trong hệ thống đường tiểu, có chức năng tống khứ nước tiểu ra ngoài cơ thể. Bất cứ đoạn nào của ống niệu đạo bị thu hẹp đều sẽ khiến cho dòng nước tiểu bị gián đoạn.

   Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng đi tiểu không hết, tiểu khó, dòng tiểu nhỏ hay thường xuyên mắc tiểu. Viêm nhiễm, chấn thương vùng chậu hoặc hệ quả của phẫu thuật là những yếu tố chính dẫn đến đến bệnh hẹp niệu đạo.

   Bệnh lý này có nguy cơ xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bởi niệu đạo của nam có cấu trúc dài hơn nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn tình dục và khả năng sinh sản.

Viêm tuyến tiền liệt

   Tuyến tiền liệt là một tuyến đặc trưng ở nam giới, nằm sát ngay dưới cơ bàng quang, bao quanh niệu đạo và cổ bàng quang. Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý có nguy cơ xuất hiện nhiều ở đàn ông ngoài 40 tuổi. Các phản ứng viêm khiến tuyến tiền liệt sưng lên, gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, dẫn đến phát sinh nhiều triệu chứng như: đi tiểu không hết, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu yếu ngắt quãng, nước tiểu có thể kèm theo máu,…

Phì đại tuyến tiền liệt

   Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u xơ lành tính tuyến tiền liệt) là tình trạng phát triển quá mức tạo ra các khối xơ tại tuyến tiền liệt.

   Phì đại tuyến tiền liệt cũng gây ra sự chèn ép bàng quang, niệu đạo như viêm tuyến tiền liệt. Khi những khối u xơ càng lớn, chèn ép càng nhiều thì sẽ gây ra tiểu không hết cùng những triệu chứng khác với mức độ càng nặng.

 

Tiểu không hết do phì đại tuyến tiền liệt

Tiểu không hết do phì đại tuyến tiền liệt

 

   Như vậy có thể thấy, đằng sau chứng tiểu không hết tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh lý, bạn cần trang bị những biện pháp khắc phục hiệu quả để tránh gặp những hậu quả không đáng có.

 

Cách khắc phục chứng tiểu hết

Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ

   Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với chế độ sinh hoạt điều độ có thể góp phần không nhỏ nâng cao sức khỏe toàn thân và giảm nhẹ chứng tiểu không hết. Bạn cần tuân thủ một số điểm chính như sau:

  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không uống nước trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ vì có thể gây tình trạng tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, …
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước có gá, chất kích thích.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, người bệnh có thể tham gia các môn thể thao vận động nhẹ như yoga, chạy bộ, cầu lông,… khoảng 30 phút mỗi ngày, khoảng 3-4 lần/ tuần.
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài, luôn giữ cho bản thân một tâm trạng thoải mái nhất.
  • Thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh và điều độ

 

 Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày

 

Thăm khám và điều trị

   Việc thăm khám kịp thời là rất cần thiết để sớm tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết. Việc dựa vào triệu chứng thường không đủ để đưa ra kết luận bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm y khoa liên quan. Kết quả các xét nghiệm sẽ là căn cứ để đưa ra chẩn đoán xác định.

   Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị có thể là sử dụng thuốc hay can thiệp ngoại khoa khi cần thiết. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

   Tuy nhiên, trong số các bệnh lý phổ biến gây ra chứng tiểu không hết đã nêu ở trên thì cần dành mối quan tâm đặc biệt hơn cả cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Lý do thứ nhất, phì đại tuyến tiền liệt vô cùng phổ biến, theo nhiều nghiên cứu thống kê đã cho thấy, căn bệnh này có tỉ lệ mắc tăng nhanh theo độ tuổi đặc biệt là khi nam giới từ 40 tuổi trở đi, với độ tuổi từ 70 đến 80 thì con số này có thể lên đến 80%. Lý do thứ hai, phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng mãn tính, việc sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ còn nếu chỉ điều chỉnh lối sống thông thường thì không thể kiểm soát tốt được bệnh tình, khiến các triệu chứng trong đó có tiểu không hết vẫn cứ dai dẳng.

   Xu hướng nổi trội hiện nay trong kiểm soát phì đại tuyến tiền liệt là phối hợp thêm thảo dược thiên nhiên để đạt hiệu quả tối ưu.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

   Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế chính gây ra bệnh phì đại tuyến tiền liệt là cơ thể nam giới tăng tiết enzym 5 – alpha reductase xúc tác cho phản ứng chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosteron (DHT), DHT sinh ra sẽ kích thích tế bào tuyến tiền liệt phát triển, tăng tốc độ nhân đôi từ đó gây ra phì đại. Nam giới khi bước sang độ tuổi ngoài 40, cơ thể bắt đầu gia tăng sản sinh enzyme 5 – alpha reductase này, vì thế không ngạc nhiên khi mà theo thống kê tỷ lệ mắc tăng lên với nam giới tuổi càng cao.

 

Quả cọ lùn - loại thảo dược hữu ích cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Quả cọ lùn - loại thảo dược hữu ích cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt

 

   Trong thiên nhiên có rất nhiều thảo dược đã được chứng minh có khả năng ngăn cản cơ chế này, hạn chế tối đa sự tăng sinh của tuyến tiền liệt như: quả cọ lùn, hạt bí đỏ, vỏ cây anh đào châu Phi,… Tận dụng điều đó, các nhà khoa học của Tập đoàn Viva Nutraceuticals (tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới) đã cho ra đời sản phẩm BoniMen – một giải pháp tuyệt vời, giúp đẩy lui phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả.

 

BoniMen – bí quyết đẩy lui phì đại tuyến tiền liệt đến từ thiên nhiên

   BoniMen là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada, có rất nhiều ưu điểm vượt trội đến từ nhiều khía cạnh: công thức thành phần, công nghệ sản xuất, độ an toàn,… Trong đó đầu tiên cần kể đến đó là công thức thành phần vô cùng toàn diện của sản phẩm, bao gồm:

  • Nhóm thảo dược hạn chế sự tăng sinh, giúp giảm kích thước của tuyến tiền liệt: quả cọ lùn, vỏ cây anh đào châu Phi, hạt bí đỏ. Đây là 3 loại thảo dược có chứa hàm lượng cao các chất phytosterols, đã được chứng minh có tác dụng ức chế enzym 5- alpha reductase, qua đó ngăn chặn chuyển hóa tạo ra DHT gây tăng sinh tuyến tiền liệt.
  • Nhóm thảo dược giúp chống viêm, giảm triệu chứng bệnh: tầm ma, bồ công anh, nam việt quất, lá Buchu, lycopene - vừa giúp chống viêm vừa giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang do đó giảm triệu chứng tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu ko hết, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: E, B6, Đồng, Selen, Zinc (kẽm oxid) đặc biệt phải kể tới kẽm vì là thành phần quan trọng của dịch tiết tuyến tiền liệt.

 

Sản phẩm BoniMen

Sản phẩm BoniMen

 

   Nhờ có công thức như vậy mà BoniMen vừa giúp ngăn chặn nguyên nhân gây phì đại tiền liệt tuyến, giảm kích thước phì đại, đồng thời còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng như tiểu không hết, tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu rắt,… một cách hiệu quả.

   Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền và công nghệ hiện đại, đã được Bộ y tế Canada và Tổ chức Y tế thế giới WHO chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP. Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm cũng đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận về chất lượng và độ an toàn đồng thời cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

   Đặc biệt do có các thành phần hoàn toàn tự nhiên và lành tính, đồng thời được ứng dụng công nghệ nano microfluidizer trong sản xuất mà BoniMen vừa đem lại hiệu quả cao, vừa không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Vì thế không sai khi nhận định rằng đây là một trong những giải pháp thảo dược hàng đầu trong hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

   Hi vọng bài viết này đã giúp bạn đọc có những thông tin bổ ích về nguyên nhân gây tiểu không hết ở nam giới, đồng thời nắm bắt được cách khắc phục hiệu quả, đặc biệt là chứng tiểu không hết do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Mọi thắc mắc khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Những môn thể thao mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nên bỏ qua

Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những môn thể thao có lợi cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, mời các bạn cùng đón đọc!    

Tiểu buốt ở nam giới có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Tình trạng tiểu buốt thường gặp ở các quý ông. Tại sao lại như vậy? Và tiểu buốt ở nam giới có nguy hiểm không? Để giải đáp những thắc mắc này, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu cách massage da đầu giúp cải thiện rụng tóc nhiều

Tìm hiểu cách massage da đầu giúp cải thiện rụng tóc nhiều

Hà Nội: Tiền liệt tuyến của tôi đã nhỏ lại 1/2 sau 3 tháng

Chú Nguyễn Quốc Khánh, 55 tuổi ở 116A B3, TT Giảng võ, Ba Đình, Hà Nội

Bị táo bón thường xuyên là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao?

Bị táo bón thường xuyên là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniMen 30V

BoniMen 30V

Loại: Giá: Số lượng:
BoniMen 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Rối loạn tiểu tiện ở nam giới cảnh báo bệnh gì?

Rối loạn tiểu tiện ở nam giới cảnh báo bệnh gì?

Thông thường, việc đi tiểu chúng ta có thể tự chủ được. Sau khi đi xong, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ bụng. Tuy nhiên ở nam giới tuổi trung và cao niên, họ lại rất dễ bị rối loạn tiểu tiện vì mắc bệnh lý nào đó.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi