Các bệnh do virus Herpes gây ra và cách phòng ngừa

Cập nhập: Thứ sáu, 10/02/2023

 

   Virus Herpes là loại virus tồn tại rất phổ biến xung quanh chúng ta. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây bệnh trên da và thần kinh, và đặc biệt rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy các bệnh do virus Herpes gây ra là gì và phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

 

Bệnh lý do Virus Herpes

Bệnh lý do Virus Herpes gây ra và cách phòng ngừa

 

Virus Herpes là gì?

   Virus Herpes có tên đầy đủ là Herpes Simplex Virus (HSV), nó có bản chất là acid nucleic, thuộc họ alpha- Herpesviridae. Dựa trên sự khác nhau về kháng nguyên, đặc điểm sinh hóa mà người ta chia làm 2 loại chính:

  • Virus Herpes loại 1 (HSV-1): hay còn gọi là Herpes miệng do chủ yếu gây ra mụn rộp miệng, và thường chịu trách nhiệm cho vết loét lạnh và mụn nước sốt quanh miệng và trên mặt.
  • Virus Herpes loại 2 (HSV-2): hay còn gọi là Herpes sinh dục do thường gây bỏng rộp, lở loét xung quanh bộ phận sinh dục và đôi khi có thể ở cả trực tràng.

 

Virus Herpes

Virus Herpes

 

   Virus Herpes tồn tại ở cơ thể của hầu hết chúng ta. Có tới 90% người trưởng thành cho kết quả dương tính với loại virus này. Bình thường, HSV-1 và HSV-2 đều không hoạt động, hoặc im lặng, và không gây ra triệu chứng nào, nhưng khi có điều kiện thuận lợi virus sẽ tăng sinh bùng phát bệnh gây triệu chứng sốt rét và những vết loét. Một khi bị nhiễm virus thì sẽ bị nhiễm suốt đời.

   Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi (67%) bị nhiễm HSV-1 và 491 triệu người trong độ tuổi 15–49 (13%) bị nhiễm HSV-2 trên toàn cầu. Đây là những con số và tỷ lệ đáng báo động. Vì thế việc hiểu về các bệnh, và cách xử trí bệnh do virus Herpes gây ra là vô cùng quan trọng.

 

Các bệnh và triệu chứng do virus Herpes gây ra

  • Herpes miệng

   Khi mắc virus Herpes miệng, trước tiên, một vài vùng da quanh miệng, môi của người bệnh sẽ ngứa ran, nóng rát, đau và phỏng đỏ. Sau đó, mụn nước dần hình thành và xảy ra hiện tượng lở loét xung quanh hoặc bên trong khoang miệng. Tình trạng đau tăng dần theo diễn tiến của bệnh gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

 

Herpes miệng

Herpes miệng

 

   Các mụn nước thường tụ thành từng chùm trên nền da viêm đỏ. mụn nước sẽ vỡ ra sau vài ngày, dịch chảy ra ngoài và tạo ra vết loét trợt nông. Sau đó, vết loét sẽ dần dần khô lại và đóng vảy; cảm giác đau đớn khó chịu giảm đi, vảy bong ra, thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc bị bội nhiễm sẽ khiến bệnh kéo dài và tiến triển nặng hơn.

   Ở mỗi người, bệnh Herpes miệng thường khởi phát thành từng đợt và có tần xuất tái phát riêng. Bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, virus Herpes vẫn luôn tồn tại trong cơ thể người bệnh. Tình trạng Herpes miệng nếu tái phát  nhiều sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn.

  • Herpes sinh dục (Mụn rộp sinh dục)

   Herpes sinh dục thường bắt đầu với các triệu chứng nhẹ nên rất khó tự nhận biết. Tuy nhiên, khi bệnh bắt đầu diễn tiến nặng, người bệnh sẽ gặp tình trạng lở loét ở bộ phận sinh dục, lan dần xuống hậu môn. Ngoài ra, bệnh Herpes sinh dục còn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng:

  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Sốt.

   Trong đa số trường hợp, bệnh Herpes sinh dục sẽ tự thuyên giảm nếu người bệnh biết vệ sinh tốt và kiêng khem đúng cách, hiếm gây ra tình trạng nhiễm trùng hay các biến chứng nặng. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một vài hệ lụy như Herpes bàng quang, Herpes trực tràng và nguy cơ lây nhiễm qua đường sinh dục.

Chứng Herpes bẩm sinh

   Là hiện tượng trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Herpes ngay khi còn trong bụng mẹ. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường tới sức khỏe của trẻ như tổn thương não bộ, rối loạn chức năng ở gan và thận, khó thở hoặc rối loạn hô hấp, nhiễm trùng da toàn thân. Herpes bẩm sinh không thể điều trị dứt điểm, chỉ điều trị giảm các triệu chứng và ngăn biến chứng.

Viêm giác mạc

   Thường xảy ra khi người bệnh bị bệnh do virus Herpes tái phát nhiều lần. Hiện tượng nhiễm trùng sẽ xảy ra ở nhiều bộ phận cơ thể, sau đó theo dây thần kinh đi đến giác mạc.

 

Viêm giác mạc do Herpes

Viêm giác mạc do Herpes

 

   Các triệu chứng thường gặp như: ngứa mắt, ngứa giác mạc, sưng mí mắt, sưng giác mạc, đau, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Ở giác mạc có những biểu hiện bằng viêm chấm nông li ti, có thể thoáng qua rồi khỏi hoặc các chấm viêm có thể liên kết lại tạo thành loét giác mạc; thậm chí để lại sẹo giác mạc, giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

   Là bệnh gây ra bởi virus Epstein-Barr (EBV), còn gọi là virus Herpes type 4. Đối tượng mắc bệnh phổ biến là trẻ em và thanh thiếu niên. Triệu chứng của bệnh bao gồm sưng hạch bạch huyết ở cổ, đau họng, sốt, mệt mỏi. Bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như vỡ lách, tắc nghẽn đường thở, hội chứng thần kinh.

   Bên cạnh những bệnh lý kể trên, virus Herpes còn gây ra nhiều loại biến chứng khi người bệnh không điều trị tốt, thường gặp như: viêm nướu cấp tính, loét giác mạc, viêm màng não, phát ban, viêm đường hô hấp, liệt dây thần kinh,…

   Vậy cần làm gì để phòng ngừa và xử trí khi bị bệnh do virus Herpes? Tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

 

Điều trị bệnh do virus Herpes

   Khi thấy cơ thể xuất hiện các bất thường giống với các mô tả về triệu chứng bệnh do virus Herpes, bạn cần đi khám để có chẩn đoán và chỉ định điều trị chính xác.

Về điều trị bệnh do virus Herpes bằng thuốc

   Những mụn rộp do virus Herpes gây ra thường tự lành mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu mụn rộp mọc nhiều hoặc thường xuyên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng virus như: Aciclovir (acyclovir); Famciclovir; Valacyclovir. Trường hợp nhiễm HSV kháng các loại thuốc trên thì điều trị bằng Foscarnet hoặc Cidofovir.

 

Thuốc kháng virus dạng kem bôi

Thuốc kháng virus dạng kem bôi

 

   Thuốc kháng virus giúp giảm khả năng lây truyền HSV từ người bệnh sang người khác trong một đợt bệnh và ức chế hoạt động virus trong cơ thể người bệnh. Có hai dạng thuốc kháng virus HSV thường dùng là dạng kem bôi hoặc viên. Ngoài ra, trong trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể.

   Việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt để giảm triệu chứng nhanh, tránh lan rộng. Nếu có bội nhiễm cần sử dụng kháng sinh phổ rộng để điều trị.

   Điều trị hỗ trợ

  • Người bệnh có thể chườm lạnh để giảm cơn đau do mụn rộp Herpes gây ra ở miệng. Ngoài ra, việc tắm nước ấm sẽ giúp cải thiện cơn đau gây ra bởi vết loét Herpes sinh dục.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin và nghỉ ngơi hợp lý.

 

Cách phòng ngừa bệnh do virus Herpes

   Virus Herpes có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với nguồn nhiễm trùng, da, nước bọt và quan hệ tình dục. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh do virus Herpes, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Giữ đời sống tình dục lành mạnh (nghiêm túc thực hiện chung thủy một vợ một chồng, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục).
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân (bàn chải, khăn lau, quần áo,...) vì tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus Herpes.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuy nhiên cần nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh theo tư vấn bác sĩ, tránh mặc đồ lót ẩm hoặc quần áo quá chật cũng là điều cần lưu ý.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, duy trì nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và ăn uống điều độ.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm sớm phát hiện tình trạng nhiễm virus Herpes và điều trị kịp thời.

   Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin thiết thực nhất về bệnh do virus Herpes gây ra cùng cách điều trị và phòng ngừa. Mong rằng bạn đọc có thể lưu tâm để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu có băn khoăn nào khác, bạn hãy liên hệ tới số 1800 1044 (tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí) để được giải đáp cụ thể hơn.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: virus Herpes

Bài viết cùng chủ đề

Phân biệt, cách điều trị viêm nang lông và dày sừng nang lông

Phân biệt, cách điều trị viêm nang lông và dày sừng nang lông. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844