Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhập: Thứ năm, 04/05/2023

 

   Với loét dạ dày tá tràng, khi nắm được những thông tin quan trọng về bệnh như nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, nguyên tắc điều trị… thì bạn sẽ có phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả hơn và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy chúng tôi biên soạn bài viết sau đây giống như một cuốn cẩm nang nhỏ, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cùng theo dõi ngay nhé!

 

Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

 

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

    Loét dạ dày tá tràng là bệnh mà niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, viêm, loét dẫn đến những triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, nóng rát vùng thượng vị: Đau bụng do loét dạ dày tá tràng có tính chất hoàn toàn khác với các kiểu đau bụng khác. Về vị trí, người bệnh sẽ bị đau ở vùng thượng vị, trên rốn và dưới xương ức, lệch về phía bên trái. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh đói hoặc no, đau nhiều sau khi ăn đồ chua hoặc cay, nóng và dữ dội hơn vào ban đêm. Với loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn, còn với loét tá tràng, người bệnh thường bị đau khoảng 2-3 giờ sau bữa ăn.
  • Ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng, căng bụng.

Một số triệu chứng khác:

  • Cảm thấy buồn nôn, nôn, sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bệnh nhân khó dung nạp thức ăn béo, nhiều dầu mỡ.
  • Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực.
  • Mệt mỏi, khó thở.

   Trong trường hợp vết loét sâu gây chảy máu dạ dày, người bệnh sẽ có triệu chứng khác như ói ra máu, đi ngoài phân đen.

 

Loét dạ dày gây đau bụng vùng thượng vị

Loét dạ dày gây đau bụng vùng thượng vị

 

Loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không

    Loét dạ dày tá tràng không chỉ gây ra các triệu chứng đau, khó chịu như trên mà bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Các biến chứng đó là:

Hẹp môn vị

   Môn vị là phần nằm ở cuối dạ dày, chỗ tiếp nối với hành tá tràng, phần đi từ góc khuyết của bờ cong nhỏ thẳng đến lỗ môn vị.

   Biến chứng hẹp môn vị khiến quá trình lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Cụ thể, hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế.

    Hậu quả là, người bệnh sẽ nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, kèm theo dịch vị có mùi nồng nặc, gây mất nước, mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.

Xuất huyết đường tiêu hóa trên

   Biến chứng này rất thường gặp, ước tính có khoảng 15-20% các ca bệnh loét dạ dày tá tràng đã từng xuất hiện tình trạng xuất huyết. Bệnh nhân cao tuổi có xu hướng chảy máu nghiêm trọng hơn so với bệnh nhân trẻ.

Dò hoặc thủng ổ loét

   Khi vết loét trở nên trầm trọng hơn, ăn sâu vào lớp cơ và thanh mạc thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ dò hoặc thủng ổ loét. Đây là biến chứng rất nghiêm trọng với các biểu hiện như: Sốc, da xanh xao, vã mồ hôi lạnh, hạ thân nhiệt.

    Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp tình trạng tắc ruột, chướng bụng do viêm phúc mạc nặng. Thủng dạ dày khiến dịch dạ dày (có tính acid) chảy vào ổ bụng gây bỏng phúc mạc (sốc phúc mạc), trong khoảng 30% trường hợp sốc có kèm theo các triệu chứng đau đớn dữ dội, vã mồ hôi, khó thở, tụt huyết áp và cần được cấp cứu kịp thời.

Ung thư dạ dày

   Thống kê cho thấy, có 5-10% người bị viêm loét dạ dày tiến triển thành ung thư, nguy cơ cao hơn ở những người có thời gian loét trên 10 năm.

 

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày và loét tá tràng xảy ra khi mất đi sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ hai cơ quan này và yếu tố gây loét (bảo vệ <gây loét).

   Dạ dày và tá tràng được bảo vệ bởi lớp chất nhầy và bicarbonat, sự toàn vẹn và tái tạo của tế bào biểu mô bề mặt niêm mạc cùng mạng lưới mao mạch bao quanh cung cấp dòng máu liên tục đến dạ dày tá tràng, quá trình phục hồi tế bào và tình trạng tái sinh biểu mô.

   Bên cạnh đó sẽ có nhiều yếu tố gây loét dạ dày tá tràng như: thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), vi khuẩn H. Pylori, acid và pepsin dạ dày, stress, các bệnh lý mạn tính (xơ gan, basedow...), một số yếu tố thuận lợi như rượu bia, thuốc lá, nhóm máu O…

   Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và gây loét, có thể kể đến như:

  • Lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), kháng sinh. Chúng gây viêm loét dạ dày theo nhiều cơ chế như kích ứng dạ dày, làm tăng tiết dịch vị, làm giảm lớp nhầy bảo vệ dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.
  • Căng thẳng, stress.
  • Thói quen ăn đồ cay nóng, chiên xào, ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ, thường xuyên nhịn đói.
  • Uống rượu bia: Rượu bia có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất acid dạ dày, làm hỏng tế bào nhầy trong dạ dày, từ đó gây tổn thương và viêm. Việc uống nhiều rượu trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tấn công thường xuyên và hình thành vết loét.
  • Hút thuốc lá: Với dạ dày, khói thuốc gây hại theo những cơ chế khiến cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) phát triển và khiến vết loét lâu lành và nhanh tái phát
  • Chế độ sinh hoạt không điều độ: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya,… cũng có thể gây nên tình trạng loét dạ dày tá tràng.
  • Do bệnh lý: Tiểu đường, hạ đường huyết, xơ gan,… là những yếu tố nguy cơ có khả năng gây loét dạ dày tá tràng.

 

Nhiễm khuẩn HP

Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

 

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

    Nguyên tắc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đó là kết hợp giữa thuốc và thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc

    Có sự khác nhau trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc cho người không kèm nhiễm khuẩn HP và có kèm nhiễm khuẩn HP.

    Với người bệnh không kèm nhiễm khuẩn HP, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê các thuốc như:

  • Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid dạ dày: thuốc ức chế thụ thể H2 (như cimetidin và ranitidine) và thuốc ức chế bơm proton (như lansoprazole, esomeprazole và omeprazole). .
  • Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
  • Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.

    Với bệnh nhân có nhiễm khuẩn HP, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị loét dạ dày kết hợp thuốc diệt HP với các phác đồ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ định phù hợp với từng đối tượng/tình trạng để đạt kết quả cao nhất.

Thay đổi lối sống

    Bên cạnh việc điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống một cách hợp lý.

    Để biết người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, cần kiêng gì và sinh hoạt như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: viêm loét dạ dày nên ăn gì

    Như vậy, viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh thường gặp và rất nguy hiểm nếu chúng ta không có phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày sớm

Ung thư dạ dày là một loại ung thư thường gặp trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Ngành y tế sẵn sàng phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Bộ Y tế đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể về công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa hè.

Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp bảo vệ gan trước những loại thuốc nhé!

Giám đốc CDC Hoa Kỳ chỉ ra 4 điểm mấu chốt giúp Việt Nam kiểm soát Covid-19

BS Eric Dziuban - Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ ra 4 “vũ khí” giúp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đó là thực hiện các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe quan trọng

Dự thảo Luật Đấu thầu thuốc: Bệnh viện có thể tự quyết định mua thuốc không thuộc bảo hiểm y tế

Bộ Y tế cho biết, đây là điểm mới trong dự thảo Luật Đấu thầu thuốc sửa đổi. Theo đó, các bệnh viện khi mua thuốc không thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế có thể tự ý lựa chọn nhà thầu.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844