Crohn hay còn gọi là bệnh viêm ruột từng vùng, là tình trạng viêm mãn tính không chỉ tại ruột non, ruột già mà bất cứ bộ phận nào của đường tiêu hóa cũng có thể mắc phải. Đây là căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, có tính chất nguy hiểm, điều trị khó khăn và còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những điều quan trọng cần biết về bệnh Crohn, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tìm hiểu về bệnh Crohn
Crohn là bệnh gì?
Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột mãn tính, thường gây tổn thương ở bất kỳ đoạn nào trên đường ống tiêu hóa. Tổn thương có thể lan sâu vào các lớp mô nên triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của bệnh khá nghiêm trọng.
Triệu chứng ban đầu của bệnh Crohn khá dễ nhầm lẫn, hơn nữa bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, không có cách chữa khỏi tận gốc. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt các biện pháp điều trị hỗ trợ vẫn có thể giúp bệnh nhân kiểm soát và chung sống bình thường với bệnh.
Bệnh Crohn có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên theo thống kê, hầu hết các ca bệnh rơi vào các đối tượng nằm trong độ tuổi khoảng 16 đến 30 hoặc 60 đến 80.
Nguyên nhân gây bệnh Crohn là gì?
Hiện nay, y học chưa xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố có liên hệ trực tiếp tới khả năng bị bệnh và làm nặng bệnh trạng như:
- Môi trường ô nhiễm: Việc sinh sống ở gần khu công nghiệp, nơi chứa nhiều rác thải hay sử dụng nguồn nước bẩn là nguyên nhân gây nên bệnh Crohn do vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, việc hít phải khói thuốc lá, không khí nhiều bụi và chất độc hại thường xuyên cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Chế độ ăn uống: Đây là yếu tố có liên quan trực tiếp tới sức khỏe đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không đầy đủ dinh dưỡng khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, đồng thời tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công gây ra bệnh Crohn;
Việc ăn uống có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh Crohn
- Hệ thống miễn dịch: Các chuyên gia cho rằng do một số loại virus hoặc vi khuẩn kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập thì xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường, khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn không chỉ tấn công vi sinh vật xâm nhập mà tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa.
- Di truyền: Bệnh Crohn dễ gặp ở những người có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh, có thể thấy gen đóng vai trò nhất định khiến cho các thế hệ sau có khả năng dễ mắc bệnh hơn người khác.
Bệnh Crohn có những triệu chứng gì?
Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng, chia làm hai thể cấp tính và mãn tính.
Khi bị Crohn cấp tính, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng: tiêu chảy, sốt cao (39 -40 độ C), mệt mỏi, đau bụng vùng hố chậu phải, đau sau khi ăn, buồn nôn và nôn, phân lẫn máu, loét miệng, chán ăn, giảm cân, chuột rút, đau xung quanh hậu môn,… Khi nặng còn có thể xuất hiện triệu chứng bụng chướng, ấn đau, đôi khi sờ thấy khối nổi dài ở khu vực hố chậu phải; viêm da, mắt và khớp; viêm gan; viêm đường ống dẫn mật; chậm lớn ở trẻ;…
Đối với bệnh Crohn mạn tính thường gây triệu chứng từ từ, kéo dài khá lâu với triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn. Bệnh cũng gây ra những cơn đau bụng âm ỉ cùng nhiều tình trạng sức khỏe khác như: thiếu máu, mệt mỏi, thể trạng suy sụp, da xanh xao, không muốn ăn, mất nước, mất cân bằng điện giải và suy dinh dưỡng, …
Bệnh Crohn kéo dài, đau bụng âm ỉ, thiếu máu, gầy sút
Biến chứng của bệnh Crohn
Bệnh Crohn có thể dẫn đến một hoặc nhiều biến chứng sau:
Tắc ruột
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các phần của ruột có thể bị tổn thương thành sẹo và hẹp lại, làm tắc nghẽn ruột và phải phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột bị bệnh.
Loét
Viêm mạn tính có thể dẫn đến loét ở bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa, từ miệng cho đến hậu môn và ở vùng sinh dục.
Lỗ rò
Đôi khi vết loét có thể ăn sâu xuyên qua thành ruột, tạo ra một lỗ rò – một kết nối bất thường giữa các bộ phận cơ thể khác nhau. Có thể lỗ rò giữa ruột và da, hoặc giữa ruột và một cơ quan khác. Lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậu môn là loại phổ biến nhất.
Trong một số trường hợp, lỗ rò bị nhiễm trùng và tạo thành áp xe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị tốt.
Suy dinh dưỡng
Bệnh Crohn gây tiêu chảy, đau bụng khiến người bệnh khó ăn uống hoặc ruột không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh còn có khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc vitamin B12.
Ung thư đại tràng
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến đại tràng và gây ung thư đại tràng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bị Crohn nên sàng lọc ung thư đại tràng thường xuyên, đặc biệt sau độ tuổi 50 trở đi.
Bệnh Crohn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Một số biến chứng khác
Bệnh Crohn có thể khiến người bệnh bị huyết khối, loãng xương, viêm khớp, gây bệnh túi mật hoặc gan. Các thuốc điều trị Crohn có tác dụng phụ là làm giảm chức năng của hệ miễn dịch liên quan đến một số bệnh như ung thư hạch, ung thư da,...
Vậy thì cần điều trị bệnh Crohn sao cho hiệu quả, phòng tránh biến chứng? Bạn hãy tham khảo nội dung ngay sau đây để nắm bắt được cụ thể.
Điều trị bệnh Crohn
Điều trị bảo tồn nội khoa
Crohn là bệnh lý mãn tính nên điều trị nội khoa bảo tổn là một trong những phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất mà bệnh nhân cần nắm được.
Người bệnh cần phải chú ý đảm bảo tốt 3 điều đó là:
- Nghỉ ngơi: khi có các triệu chứng khó chịu bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi hết các triệu chứng mới làm việc trở lại.
- Ăn uống: Chế độ ăn cần lưu ý lành mạnh - sạch sẽ - cân bằng dinh dưỡng
- Sử dụng thuốc: uống các loại kháng sinh, corticoid, các thuốc giảm miễn dịch và thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Chỉ định mổ tuyệt đối cho các trường hợp bệnh Crohn gây thủng ruột, chảy máu không cầm được, các trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn, trường hợp có lỗ rò giữa ruột với các cơ quan khác.
Khi bị bệnh Crohn, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng theo từng bữa, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn khó tiêu hóa như đồ chiên rán, cay nóng, đồng thời tránh xa rượu bia, chất kích thích. Những thực phẩm cần lưu ý ăn hạn chế
- Sữa: Bệnh nhân Crohn thường gặp phải tình trạng tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi nên người bệnh cần loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Bệnh nhân Crohn tiêu hóa và hấp thụ chất béo rất khó khăn nên hãy hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo như bơ, đồ chiên rán… vì chúng còn có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
- Thay vì ăn 2-3 bữa ăn chính trong một ngày, hãy chia nhỏ các bữa ăn để giảm tải gánh nặng cho đường tiêu hóa.
- Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5L) vì nước có vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt nhất.
Qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh Crohn. Mong rằng điều đó có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn. Nếu có băn khoăn nào khác về các vấn đề đường tiêu hóa, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.
XEM THÊM: