Viêm túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ hai, 24/04/2023

 

    Thủng túi mật gây suy tuần hoàn, chảy máu nội tạng… và đe dọa đến tính mạng là những biến chứng nguy hiểm nếu như bệnh viêm túi mật không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Vì vậy, bạn hãy theo dõi bài viết này để biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm túi mật, từ đó tránh được những hậu quả đáng tiếc do căn bệnh này gây ra nhé!

 

 Viêm túi mật là gì?

Viêm túi mật là gì?

 

Viêm túi mật là gì?

    Túi mật là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, nó có hình dạng túi giống quả lê nhỏ (dài khoảng 80 - 100mm, rộng khoảng 30 - 40mm), nằm ngay sát dưới gan, ở vùng bụng bên phải.

   Túi mật là nơi chứa và dự trữ dịch mật, đồng thời có vai trò như một van điều phối dẫn mật vào tá tràng xuống ruột non một cách nhịp nhàng. Dịch mật do gan tổng hợp và bài tiết, có vai trò phân hủy các chất béo, thúc đẩy phân hủy thức ăn nên rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa của con người. 

    Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Cơ quan này của người bệnh bị tổn thương, viêm tiết dịch, giải phóng các chất gây viêm. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già dưới 3 dạng:

  • Viêm túi mật do sỏi
  • Viêm túi mật không do sỏi
  • Viêm túi mật kèm sỏi đường mật.

   Viêm túi mật có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trường hợp bị viêm túi mật cấp tính, nếu bệnh nhân không được điều trị hiệu quả thì bệnh sẽ dễ bị tái phát, viêm tái đi tái lại khiến thành túi mật bị xơ hóa, không cô đặc được mật và không làm trống được túi mật dẫn tới viêm túi mật mạn tính.

 

Viêm túi mật gây ra những triệu chứng gì?

    Với người bị viêm túi mật cấp tính (tình trạng viêm xảy ra đột ngột) thì sẽ có những triệu chứng như:

  • Đau vùng vai phải hoặc lưng.
  • Đau dữ dội ở vị trí túi mật (vùng bụng bên phải, ngay dưới gan).
  • Buồn nôn, nôn, người bệnh có thể bị sốt.

 

Viêm túi mật gây đau dữ ở vị trí túi mật

Viêm túi mật gây đau dữ ở vị trí túi mật

 

   Nếu không điều trị đúng cách thì sẽ có khoảng 10% tiến triển nặng dẫn tới thủng túi mật sau 48-72h từ khi có các dấu hiệu ban đầu. Biến chứng này sẽ xảy ra sớm hơn ở bệnh nhân mắc tiểu đường, HIV… Lúc này, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau bụng dữ dội, sốt tăng cao kèm theo rét run, toàn thân có hội chứng sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc và dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

   Với viêm túi mật mạn tính, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn, sốt, đau vùng bụng bên phải và đau vùng giữa bụng khi có va chạm hoặc ấn nhẹ vào.

Các triệu chứng trên thường tăng lên sau bữa ăn bởi lúc này, mật phải co bóp để tống mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn.

 

Nguyên nhân gây viêm túi mật là gì?

 Có nhiều nguyên nhân gây viêm túi mật như:

  • Viêm túi mật do sỏi mật: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm đến 90 - 95% các trường hợp bị viêm túi mật. Những viên sỏi trong cơ quan này sẽ dễ gây tắc dịch mật, từ đó gây viêm.
  • Viêm túi mật do khối u: Các khối u ở cơ quan xung quanh túi mật có thể chèn ép, ngăn chặn mật thoát ra khỏi túi mật gây ra sự tích tụ dịch mật, từ đó gây viêm.
  • Viêm túi mật do một số nguyên nhân khác: Những tình trạng bệnh lý làm giảm lưu lượng máu đến túi mật, tắc nghẽn ống mật do sẹo nằm trên ống mật, AIDS và một số bệnh do nhiễm virus cũng có thể kích hoạt viêm túi mật.

 

90 - 95% viêm túi mật là do sỏi mật

90 - 95% viêm túi mật là do sỏi mật

 

   Viêm túi mật có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng những đối tượng sau đây sẽ dễ mắc bệnh này hơn:

  • Người trong độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi.
  • Người có chế độ ăn nhiều chất béo khiến túi mật phải co bóp liên tục để bài tiết dịch mật.
  • Người thường xuyên nhịn đói.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người béo phì.

 

Các phương pháp điều trị viêm túi mật

   Tùy thuộc vào kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm túi mật bằng các phương pháp sau đây:

  • Dùng thuốc: Các thuốc điều trị viêm túi mật thường dùng đó là thuốc ức chế tiết acid, giảm co thắt cơ vòng oddi, thuốc giảm đau, hạ sốt (để điều trị triệu chứng cho bệnh nhân), thuốc kháng sinh (để điều trị nhiễm trùng). Đồng thời, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng giảm chất béo, chia nhỏ bữa ăn và ăn số lượng ít để giảm áp lực cho mật. Người bệnh có thể phải nhịn ăn, đặt sonle dạ dày, truyền dịch đường tĩnh mạch khi cần thiết.
  • Phẫu thuật: Người bệnh có thể được gây mê và mổ nội soi cắt bỏ túi mật hoặc mổ mở với 1 vết cắt ở bụng trong trường hợp cần thiết.
  • Dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da: Đây là phương pháp có thể sử dụng như một biện pháp thay thế phẫu thuật khi người bệnh có những chống chỉ định với phương pháp phẫu thuật.

 

Phòng ngừa viêm túi mật bằng cách nào?

Để phòng ngừa viêm túi mật, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế chất béo từ mỡ, da động vật hay đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
  • Nên ăn các loại chất béo “tốt” nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, các loại hạt.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật và viêm túi mật.
  • Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì nhưng không được giảm cân quá nhanh.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để hoạt động của túi mật được tốt hơn.

     Như vậy, những thông tin quan trọng về bệnh viêm túi mật đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vì vậy bạn hãy đi khám sớm khi có những dấu hiệu của bệnh và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Căng não khó ngủ phải làm sao? Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất?

Căng não khó ngủ phải làm sao? Giải pháp khắc phục hiệu quả là gì? Các chuyên gia của Cẩm Nang Sống Khỏe sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây!

Hà Nội: Ly kỳ câu chuyện chiến thắng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD của ông chú Hà Nội

Chú Lương Văn Thắng (63 tuổi, trú tại số 8, tổ 1, phố Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hải Phòng: Bệnh viêm phế quản mãn tính và bí quyết của người Nghệ sĩ Nhân Dân

Bác Lưu Phi Nga, 78 tuổi, ở số 6, ngõ 170, phố Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Top 9 cách giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt

Một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt sẽ giúp bạn tự tin hơn khi gặp gỡ mọi người. Thế nhưng, không phải ai cũng sở hữu mái tóc đẹp như thế, thậm chí họ còn gặp tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng nhiều.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844