3 biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ năm, 29/12/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tiểu đường nổi tiếng với những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người thường chỉ nghĩ đến các vấn đề trên tim, gan, thận, mắt, mà quên mất rằng những biến chứng cấp tính cũng nguy hiểm không kém. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 3 biến chứng cấp tính thường gặp của bệnh tiểu đường nhé!

 

3 biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường

3 biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

3 biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường

   Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường là căn bệnh xảy ra do tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết do thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Điều này khiến cho đường huyết của người bệnh tăng lên rất cao, hoặc dao động lên xuống thất thường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng cấp tính và mạn tính của bệnh tiểu đường.

   Trong khi những biến chứng mạn tính sẽ phát triển âm thầm trong thời gian dài, thì những biến chứng cấp tính lại có diễn biến rất nhanh, và thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

   3 biến chứng cấp tính nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường thường mắc phải gồm:

Hạ đường huyết

   Đây là biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu dưới 3,9 mmol/l (hay <70 mg/dl). Hai nguyên nhân chính gây hạ đường huyết là:

- Do sai sót trong quá trình sử dụng các thuốc giải phóng insulin (sulfonylureas, meglitinides hoặc nateglinide) hoặc insulin.

- Do người bệnh kiêng khem quá mức, bỏ bữa, hoặc uống rượu bia, tập luyện nhiều mà không bổ sung thêm năng lượng.

   Triệu chứng điển hình của biến chứng cấp tính này là: Bứt rứt, vã mồ hôi, run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh, choáng váng, hoa mắt chóng mặt,... Khi lượng đường trong máu giảm quá thấp, người bệnh còn bị nhức đầu, mờ mắt, khó nói, lú lẫn, mất tri giác, co giật, hôn mê.

 

Dấu hiệu điển hình của biến chứng hạ đường huyết

Dấu hiệu điển hình của biến chứng hạ đường huyết

 

  Tình trạng hạ đường huyết nặng và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong. Do đó, khi phát hiện người bệnh có những dấu hiệu kể trên, gia đình cần xử lý như sau:

- Với tình trạng nhẹ, người bệnh vẫn còn giữ được ý thức: Bạn cho họ ăn ngay một viên kẹo ngọt, uống nước đường (3 muỗng cafe đường pha với 100ml nước).

- Với tình trạng nặng, người bệnh không còn tỉnh táo: Bạn hãy gọi cấp cứu, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nhiễm toan ceton

   Đây cũng là một biến chứng cấp tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong nhanh chóng ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể người bệnh không có đủ insulin giúp đưa đường vào trong tế bào để cung cấp năng lượng. Lúc này, cơ thể bắt buộc phải phân hủy chất béo để làm nhiên liệu, dẫn đến tích tụ acid trong máu gọi là ceton.

   Những nguyên nhân gây nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường có thể kể đến như: Tự ý bỏ hoặc giảm liều thuốc điều trị, nhiễm trùng, căng thẳng, stress, sử dụng một số loại thuốc (corticoid, chẹn beta,...), mắc các bệnh cấp tính, chấn thương, sau phẫu thuật,...

   Triệu chứng điển hình của biến chứng cấp tính này là: Mệt mỏi, chán ăn, khát nước, tụt huyết áp, mạch nhanh, chuột rút, đường huyết tăng lên trên 13.9 mmol/L, nhìn mờ, buồn nôn, đau bụng, hơi thở có mùi táo chín,...

    Khi phát hiện người bệnh có những biểu hiện trên, người nhà cần đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Tùy theo từng trường hợp, người bệnh sẽ được bù dịch, truyền insulin, hay bù kali.

 

Hơi thở có mùi táo chín là triệu chứng điển hình của nhiễm toan ceton

Hơi thở có mùi táo chín là triệu chứng điển hình của nhiễm toan ceton

 

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

   Biến chứng cấp tính hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người bệnh tiểu đường là một hội chứng rối loạn đường huyết nặng, nhưng không có ceton trong máu và nước tiểu.

   Nó xảy ra khi nồng độ đường trong máu của người bệnh tăng lên rất cao, khiến cơ thể người bệnh bị mất nước nghiêm trọng và dẫn đến rối loạn tri giác. Các triệu chứng điển hình của biến chứng này gồm có:

- Tăng đường huyết trên 33,3 mmol/L (600 mg/dL).

- Lú lẫn, ảo giác, ngủ gà hoặc mất tri giác;

- Khô miệng, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều lần.

- Sốt cao trên 38 độ C.

- Mắt nhìn mờ hoặc mất thị lực.

- Tê yếu hoặc liệt nửa người.

   Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu dễ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, suy tạng, và cả tử vong. Do đó, khi gặp các triệu chứng trên, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xử trí kịp thời. Người bệnh sẽ được truyền dịch chống mất nước, bù điện giải, truyền insulin và xử lý các yếu tố thúc đẩy đi kèm.

 

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm

 

    Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, ngoài các biến chứng mạn tính, những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường cũng không thể coi thường. Biện pháp tốt nhất để đối phó với tất cả những biến chứng cấp và mạn tính này chính là phòng ngừa chúng từ sớm. Vậy, người bệnh cần làm gì để thực hiện được điều này?

 

Biện pháp phòng ngừa biến chứng cấp tính và mạn tính của bệnh tiểu đường

   Nguyên nhân chính dẫn đến tất cả các biến chứng cấp tính và mạn tính của bệnh tiểu đường là do đường huyết không ổn định, tăng lên cao hoặc hạ xuống thấp. Do đó, để phòng ngừa các biến chứng trên, người bệnh cần giữ được đường huyết ở mức an toàn. Các biện pháp mà người bệnh cần thực hiện là:

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

   Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, về liều lượng, thời gian, cũng như cách sử dụng, đặc biệt là với insulin. Các vị trí tiêm, cách tiêm đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hấp thu, cũng như tác dụng hay phản ứng phụ của insulin.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

    Theo khuyến cáo, người bệnh cần kiểm tra đường huyết vào nhiều thời điểm trong ngày gồm: Buổi sáng sau khi ngủ dậy, trước và sau mỗi bữa ăn, buổi tối trước khi đi ngủ.

    Việc này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để tránh đường huyết tăng cao hoặc hạ xuống quá thấp.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

  Chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết với người bệnh tiểu đường. Có loại thực phẩm người bệnh cần kiêng, nhưng cũng có loại rất tốt với sức khỏe, giúp kiểm soát đường huyết và những tình trạng đi kèm dễ dàng hơn. Để tìm hiểu kỹ hơn về điều này, bạn hãy tham khảo tại đây: “người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?”

   Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh cần lưu ý:

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

- Lựa chọn những loại thực phẩm hữu cơ, không chứa các chất độc hại.

- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

- Không uống rượu, bia hay hút thuốc lá.

 

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh

 

Tập thể dục đều đặn

   Người bệnh tiểu đường nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể lực. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, sử dụng đường hiệu quả, tránh được tình trạng thừa cân, béo phì.

Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc

   Khi người bệnh căng thẳng, stress, lo lắng và mất ngủ, cơ thể sẽ sinh ra nhiều hormone cortisol. Cortisol làm tình trạng kháng insulin nặng lên, và khó kiểm soát đường huyết hơn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, quan trọng nhất là ngủ đủ giấc.

Phơi nắng

   Ánh sáng mặt trời kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp làm giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là trên tim mạch. Do đó, mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên dành từ 15 - 20 phút để tắm nắng, thời điểm phù hợp nhất là vào buổi sáng từ 6-9 giờ, khi nắng không quá gắt.

 

Phơi nắng rất tốt với người bệnh tiểu đường

Phơi nắng rất tốt với người bệnh tiểu đường

 

Sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

   BoniDiabet + là sản phẩm được đông đảo người bệnh tin dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ưu điểm lớn nhất của BoniDiabet + là có một công thức toàn diện và được sản xuất bằng công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới. Nhờ đó, BoniDiabet + giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

 

BoniDiabet + - Giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + được kết hợp bởi nhiều loại thảo dược tự nhiên, các nguyên tố vi lượng, cùng với các dưỡng chất cần thiết với cơ thể, đem lại những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường như:

- Giúp hạ đường huyết về mức an toàn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.

- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nhờ có: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic,  quế, lô hội. Trong đó:

+ Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.

+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.

   Nhờ đó, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, giúp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

 

Sử dụng BoniDiabet + bao lâu thì có hiệu quả?

   Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng BoniDiabet + với liều từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau từ 1 - 2 tháng, BoniDiabet + giúp hạ đường huyết về ngưỡng an toàn hơn. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định và chỉ số HbA1C (chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng) cũng giảm rõ rệt.

    Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích về 3 biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường. BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho người bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì,  quý độc giả vui lòng gọi đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thanh Hóa: Bí quyết đẩy lui suy giãn tĩnh mạch của cụ ông 84 tuổi

Ông Đỗ Quốc Biên – (hiện đang ở tại số 64 đường Nguyễn Thái Học, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa)

Cholesterol cao ở người bệnh tiểu đường: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cholesterol cao ở người bệnh tiểu đường là gì? Giải pháp nào giúp kiểm soát tình trạng này? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Bí quyết ổn định đường huyết nhờ thảo dược

Bị bệnh tiểu đường từ năm 2005 cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, đt 0355010847 ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi, đạp xe đi làm mà đi không nổ, chân tay tê bì, cơ thể cứ gầy gò hẳn đi, trong vài tháng sụt tới 13 cân

Bà Rịa- Vũng Tàu: Không lo biến chứng bệnh tiểu đường

cô Đinh Thị Tám, 59 tuổi tại tổ 4, ấp Phú Thành, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi