Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ bảy, 03/06/2023

 

   Viêm cơ tim là một trong những bệnh tim mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, những tình trạng nghiêm trọng nhất phải kể đến là suy tim, hay đột tử.

   Mặc dù rất nguy hiểm nhưng những tác nhân gây ra căn bệnh này lại vô cùng quen thuộc. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây viêm cơ tim, cũng như triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này nhé!

 

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  

Viêm cơ tim là gì?

   Trái tim được tạo bởi 1 loại tế bào đặc biệt, hoàn toàn không giống với các tế bào cơ quan khác. Các tế bào cơ tim được gắn kết với nhau thành một khối vững chắc, và hoạt động như một thể thống nhất.

   Tế bào cơ tim co bóp không ngừng nghỉ với tốc độ từ 60 - 100 nhịp mỗi phút, cho đến khi chúng chết đi. Các tác nhân có thể gây chết tế bào cơ tim là thiếu máu cục bộ hoặc viêm nhiễm.

   Viêm cơ tim có thể thể xảy ra tại một phần hoặc toàn bộ khối cơ tim. Về dịch tễ học, viêm cơ tim xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là từ 20 - 40 tuổi. Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

 

Nguyên nhân gây viêm cơ tim là gì?

   Có rất nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng viêm cơ tim. Chúng đến từ bên ngoài và ngay chính bên trong cơ thể chúng ta. Những tác nhân này có thể kể đến là:

Viêm cơ tim do virus

  Đây được coi là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm cơ tim. Virus thường thường gặp bao gồm:

  • Coxsackievirus B có thể gây ra các triệu chứng khá giống với bệnh cúm nhẹ.
  • Virus Adenovirus gây viêm đường hô hấp.
  • Virus Covid - 19.
  • Parvovirus B19.

   Bên cạnh đó, Echoviruses (gây nhiễm trùng đường tiêu hóa), Epstein-Barr virus (gây bệnh bạch cầu đơn nhân) và Rubella (gây bệnh sởi) cũng là nguyên nhân của viêm cơ tim. Ngoài ra, viêm cơ tim cũng có thể bắt gặp ở người nhiễm virus HIV,  varicella-zoster virus, herpes simplex virus, dengue virus,...

 

Adenovirus là một tác nhân gây viêm cơ tim

Adenovirus là một tác nhân gây viêm cơ tim

 

Viêm cơ tim do vi khuẩn

    Các loại vi khuẩn gây viêm cơ tim đã được biết đến là:

  • Liên cầu Streptococcus.
  • Trực khuẩn gây bệnh bạch hầu.
  • Vi khuẩn khác: Pneumococcus, Gonococcus, Haemophilus influenzae, Salmonella, Meningococcus, Mycobacterium (tuberculosis), Mycoplasma pneumonia, Corynebacterium diphtheriae.

Viêm cơ tim do ký sinh trùng

    Các loại ký sinh trùng gây viêm cơ tim là: Trypanosoma cruzi và toxoplasma

Viêm cơ tim do nấm

   Nấm Candida, Aspergillus, Histoplasma cũng được cho là có liên quan đến bệnh viêm cơ tim. Tuy nhiên, những trường hợp này ít gặp hơn.

Viêm cơ tim do tự miễn

   Các bệnh tự miễn hệ thống như Lupus ban đỏ, sarcoidosis,... cũng có thể gây viêm cơ tim. Các tế bào miễn dịch có thể tấn công vào bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, trong đó có cơ tim.

Viêm cơ tim do thuốc, hóa chất

    Một số loại thuốc, hóa chất cũng có thể gây viêm cơ tim. Ví dụ như:

  • Thuốc điều trị ung thư; thuốc kháng sinh penicillin và sulfonamid, một số thuốc chống động kinh, Amphetamines, cyclophosphamide, fluorouracil, lithium, catecholamines,...
  • Chất cấm cocaine, kim loại nặng (sắt, đồng,...)

 

Một số loại thuốc có thể gây viêm cơ tim

Một số loại thuốc có thể gây viêm cơ tim

 

Triệu chứng viêm cơ tim là gì?

   Trong một số trường hợp nhẹ, viêm cơ tim thường không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Người bệnh có thể thấy mệt mỏi, ốm yếu và có một số dấu hiệu giống như nhiễm virus. Sau đó, người bệnh có thể tự khỏi mà không biết mình mắc bệnh.

   Tuy nhiên, có một số trường hợp, bệnh diễn biến âm thầm. Người bệnh không nhận thấy cơ thể có thay đổi gì bất thường, cho đến khi phát hiện ra thì bệnh đã nghiêm trọng, cơ tim bị phì đại.

    Nhìn chung, một số triệu chứng thường gặp của viêm cơ tim có thể kể đến là:

  • Đau ngực, mệt mỏi.
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều, rối loạn nhịp tim.
  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc trong khi hoạt động.
  • Các triệu chứng giống cúm như nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt hoặc đau họng.

   Trẻ em bị viêm cơ tim có thể xuất hiện các triệu chứng như: Khó thở, đau ngực, ngất xỉu, sốt, thở nhanh, nhịp tim nhanh hoặc không đều,... Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

 

Viêm cơ tim có nguy hiểm không?

   Như đã nhắc đến, khi bị viêm, các tế bào cơ tim có thể chết đi. Điều này khiến chức năng của cơ tim bị ảnh hưởng. Số lượng tế bào chết đi càng nhiều, thì mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Một số biến chứng nặng nề của viêm cơ tim có thể kể đến như:

Suy tim

   Tế bào cơ tim chết đi sẽ làm giảm khả năng co bóp và tống máu, dẫn đến suy tim. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao. Số người tử vong sau 5 năm được chẩn đoán suy tim rơi vào khoảng 50%.

Rối loạn nhịp tim

   Một vài tế bào cơ tim chết đi sẽ làm gián đoạn sự dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào khác. Từ đó, hoạt động của các tế bào khỏe mạnh cũng ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn nhịp tim. Nhịp tim của người bệnh tăng lên sẽ dễ gây ra những hậu quả khó lường.

 

  Viêm cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim

Viêm cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim

 

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ

   Nhịp tim bị rối loạn sẽ khiến cho máu trong tim lưu thông không đều. Điều này làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây bít tắc các mạch máu. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn thì sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nếu động mạch cảnh bị tắc nghẽn thì sẽ gây ra đột quỵ.

Đột tử

   Nếu nhịp tim bị rối loạn nghiêm trọng, thì có thể khiến cho tim ngừng đập đột ngột. Điều này sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng (đột tử do tim) nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Chẩn đoán viêm cơ tim bằng cách nào?

   Để chẩn đoán, trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng lâm sàng đã nhắc đến ở trên. Sau đó, các xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh.

  • Đo điện tim để xác định rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, trong thất.
  • Chụp X-quang tim phổi để kiểm tra bóng tim to, xác định biểu hiện ứ trệ tuần hoàn ở phổi.
  • Siêu âm tim kiểm tra hình ảnh buồng tim, khả năng vận động, các cục máu đông.
  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể với virus, vi khuẩn.
  • Xét nghiệm sinh thiết nội mạc cơ tim.

 

Điều trị viêm cơ tim bằng cách nào?

   Nguyên tắc trong điều trị là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo hoạt động của cơ tim và không để người bệnh bị hạ đường huyết. Điều trị song song giữa khắc phục triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

    Sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng virus để tiêu diệt các tác nhân siêu vi. Corticoid và thuốc miễn dịch được chỉ định trong viêm cơ tim tế bào khổng lồ, viêm cơ tim eosinophilic hay có đe dọa rối loạn huyết động.

   Trong trường hợp viêm cơ tim cấp tính, người bệnh cần được hồi sức tích cực, sử dụng các thuốc trợ tim. Việc điều trị tương tự như một bệnh nhân suy tim mất bù nặng.

 

Người bệnh có thể phải dùng máy tạo nhịp tim trong trường hợp nặng

Người bệnh có thể phải dùng máy tạo nhịp tim trong trường hợp nặng

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin tổng quát nhất cho quý độc giả về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm cơ tim. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

U tuyến giáp có nguy hiểm không? Dấu hiệu u tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là một căn bệnh khá thường gặp, xuất hiện ở cả nam và nữ giới. U tuyến giáp có thể là lành tính, hoặc ác tính với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “u tuyến giáp có nguy hiểm không?”

Làm sao biết mình bị thiếu máu? Những dấu hiệu thiếu máu là gì?

Làm sao biết mình bị thiếu máu? Để biết mình có bị thiếu máu không, bạn cần đi làm các kiểm tra cần thiết như xét nghiệm sinh hóa máu…

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mạch đập không đều, khó thở, hụt hơi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.

Thiếu máu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về tình trạng thiếu máu, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

TP Hồ Chí Minh thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Theo Sở Y tế TP.HCM, ngay từ đầu năm nay, nhiều cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thành phố đã hết hoàn toàn một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844