Uốn ván nguy kịch từ vết thương nhỏ ở bàn chân

Cập nhập: Thứ tư, 21/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa cấp cứu thành công một nam bệnh nhân 16 tuổi nguy kịch tính mạng từ một vết thương rất nhỏ ở bàn chân do giẫm phải đinh.

 

Các bác sĩ mở khí quản cho bệnh nhân

Các bác sĩ mở khí quản cho bệnh nhân

 

Nguy kịch tính mạng vì coi thường vết thương nhỏ ở bàn chân

   Người nhà cho biết, cách đây 10 ngày bệnh nhân có giẫm phải đinh sắt gây nên vết thương nhỏ ở lòng bàn chân, vết thương đã khô miệng. Tuy nhiên, trong lúc làm việc, bệnh nhân đột ngột co cứng toàn thân, ngã, co giật nên được người thân đưa đi cấp cứu.

   Khi vào viện cấp cứu, bệnh nhân có triệu chứng cứng hàm, cứng gáy, khó há miệng, dễ kích thích co cơ với tiếng động, tiên lượng nặng. Bệnh nhân được chẩn đoán uốn ván thể cấp tính.

   Người bệnh nhanh chóng được mở khí quản qua cổ để đảm bảo đường thở, hỗ trợ thở máy, dùng thuốc an thần, giãn cơ và trung hòa độc tố uốn ván. Người bệnh đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải thở máy.

   Đầu tháng 3, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng ghi nhận nam bệnh nhân 57 tuổi làm nghề thợ xây mắc uốn ván.

   Khoảng 6 tháng trước, bệnh nhân được phẫu thuật xương gót chân trái. Hiện, vết mổ của nam bệnh nhân còn đóng vảy, sưng nề nhiều do đi lại.

   Cách đây 10 ngày, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cứng hàm, nói khó. Sau đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm uốn ván giai đoạn toàn phát. Bệnh nhân được điều trị tích cực, may mắn đã qua cơn nguy kịch tuy nhiên sẽ phải thở máy dài ngày, chăm sóc và phục hồi chức năng.

   Bác sĩ Bùi Quang Thắng, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết: Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên.

   Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Ngoài ra, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.

   Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ.

   Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ em sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.

   Mặc dù đã có vaccine phòng uốn ván nhưng do tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm nên số ca bệnh uốn ván vẫn xảy ra quanh năm, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động, để lại hệ lụy rất lớn về gánh nặng bệnh tật.

 

Những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn uốn ván

Thời kỳ ủ bệnh

   Thời kỳ này được tính từ lúc có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, có thể từ 3 – 21 ngày, với biểu hiện đầu tiên là cứng hàm. Trung bình thì bị thương 7 ngày, người bệnh sẽ có triệu chứng này. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

 

Cứng cơ hàm là biểu hiện đầu tiên của bệnh uốn ván

Cứng cơ hàm là biểu hiện đầu tiên của bệnh uốn ván

 

Thời kỳ khởi phát

   Giai đoạn này tính từ khi có biểu hiện đầu tiên là cứng hàm cho đến khi có cơn co giật đầu tiên hoặc có cơn co thắt hầu họng, thanh quản. Thời gian xuất hiện những biểu hiện này thường từ 1 – 7 ngày, nếu thời gian khởi phát càng ngắn, dưới 48h thì bệnh càng nặng.

   Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: mỏi hàm, khó nuốt, khó nhai, khó há miệng. Sau đó, sự co cứng này còn lan ra các cơ quan khác như co cơ mặt khiến nếp nhăn trán rõ hơn, hai chân mày cau lại; co cứng cơ gáy khiến cổ bị cứng và ngửa dần; co cứng cơ lưng; co cứng cơ bụng sờ vào có thể thấy rõ; co cứng cơ chi trên khiến tay luôn ở tư thế gập…

   Những cơn co cứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó vận động. Ngoài ra, còn một vài biểu hiện khác nữa là sốt cao, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh

Thời kỳ toàn phát

   Đây là giai đoạn nặng của bệnh với nhiều triệu chứng rõ ràng, được tính từ khi có cơn co giật toàn thân, co thắt hầu họng, thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu lui bệnh. Thường thì giai đoạn này kéo dài 1 – 3 tuần với các biểu hiện như co cứng toàn thân, khó thở, tím tái, co cắt cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện…

Thời kỳ lui bệnh

   Bắt đầu các cơn co giật toàn thân hay co thắt hầu họng/thanh quản bắt đầu thưa dần, tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần, miệng từ từ há rộng, phản xạ nuốt trở lại. Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy theo mức độ nặng của bệnh.

 

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất

 

Biện pháp phòng ngừa uốn ván

   Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào, lại rất dễ nhiễm nên việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết.

   Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván. Có nhiều loại vắc xin cho từng đối tượng, cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ai cũng có thể và nên tiêm để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Làm sao biết mình bị thiếu máu? Những dấu hiệu thiếu máu là gì?

Làm sao biết mình bị thiếu máu? Để biết mình có bị thiếu máu không, bạn cần đi làm các kiểm tra cần thiết như xét nghiệm sinh hóa máu…

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim có thể dẫn đến đột tử hoặc để lại di chứng nghiêm trọng, cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do làm giảm thời gian ngủ sâu, và giảm nồng độ oxy trong máu.

U tuyến giáp có nguy hiểm không? Dấu hiệu u tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là một căn bệnh khá thường gặp, xuất hiện ở cả nam và nữ giới. U tuyến giáp có thể là lành tính, hoặc ác tính với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “u tuyến giáp có nguy hiểm không?”

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?

 Đau dây thần kinh tọa là bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở thắt lưng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà