Bộ Y tế và các tỉnh thành “đùn đẩy” việc mua vắc xin tiêm chủng - Bộ Tài chính nói gì?

Cập nhập: Thứ bảy, 10/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Những vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu từ Trung ương tới địa phương đã khiến nhiều nơi cạn kiệt vắc xin tiêm chủng cho trẻ em. Theo Bộ Tài chính, Bộ Y tế không trình cấp có thẩm quyền mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 nên chưa có cơ sở để bố trí ngân sách trung ương cho mua vắc xin. Trong khi đó, các tỉnh thành thì báo cáo khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, đặt hàng hoặc đàm phán giá.

 

Kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng tại địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm

Kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng tại địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm

 

Bộ Y tế không trình ngân sách trung ương để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng

   Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý việc mua sắm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, thuốc ARV, thuốc lao và Vitamin A.

   Theo đó, từ năm 2023 trở đi, ngân sách trung ương sẽ không thực hiện chi tiền mua vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nữa mà chuyển cho ngân sách địa phương đảm bảo.

   Trường hợp cần thiết bố trí ngân sách trung ương mua một số loại thuốc, vắc xin cho trẻ em dưới 5 tuổi, Bộ Y tế cần dự toán và trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định để có cơ sở bố trí ngân sách trung ương.

   “Tuy nhiên, đến nay, Bộ Y tế không trình cấp thẩm quyền quyết định bố trí ngân sách trung ương để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng. Vì vậy, Bộ Tài chính chưa có cơ sở để bố trí ngân sách trung ương mua vắc xin”, Bộ Tài chính thông tin.

   Cũng theo Bộ Tài chính, đầu tháng 4, Bộ Y tế lại có công văn hướng dẫn các địa phương dùng nguồn ngân sách địa phương để mua vắc xin năm 2023.

   Bộ Tài chính cũng làm rõ kiến nghị của địa phương trong vướng mắc mua sắm vắc xin. Theo đó, hiện nay có 16 tỉnh, thành phố báo cáo khó khăn, vướng mắc khi mua sắm vắc xin tiêm chủng mở rộng và đề nghị Bộ Y tế đấu thầu tập trung, đặt hàng hoặc đàm phán giá. Trả lời ý kiến địa phương, Bộ Y tế cho biết, trước mắt địa phương mua sắm để đảm bảo đúng quy định, nhưng địa phương chưa thực hiện đã đề nghị Bộ Y tế mua sắm vắc xin và một số loại thuốc.

   Theo Bộ Tài chính nhấn mạnh, các địa phương không có vướng mắc về cơ chế chính sách, chủ yếu vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện bố trí kinh phí, đấu thầu, đặt hàng.

   Ngoài ra, Bộ Tài chính cho rằng việc Bộ Y tế đề nghị được giao tổng hợp nhu cầu và nhận ủy quyền của địa phương đặt hàng đơn vị sản xuất vắc xin sản xuất trong nước sử dụng trong tiêm chủng mở rộng không phù hợp. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến của Bộ Tư pháp về nội dung ủy quyền này.

 

Thiếu vắc xin tiêm chủng đe dọa sức khỏe trẻ em

   Trước đó, tình trạng thiếu vắc xin tiêm chủng xảy ra ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có TP.HCM. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em và miễn dịch cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm.

   Không chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh thành khác cũng đang rơi vào tình trạng thiếu vắc xin tiêm chủng như Hà Nam, Nam Định... Giải thích về điều này, đại diện Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho rằng, việc chưa mua được vắc xin một phần do quy định mới về ngân sách giao cho địa phương tự đấu thầu tự mua, thay vì Bộ Y tế mua và cấp như trước đây.

   "Tiền mua vẫn là ngân sách, mua tập trung số lượng lớn chắc chắn sẽ rẻ hơn, còn để địa phương mua có thể xảy ra tình huống Hà Nam mua giá 10 đồng, Nam Định gần đó lại mua được 9,5 đồng, như thế giải trình như thế nào? Chúng tôi mong Bộ Y tế vẫn mua như trước, sau đó chuyển ngân sách chi cho vắc xin từ địa phương về chi trả" - vị này nói.

   Trong khi đó, một chuyên gia về tiêm chủng cho biết đấu thầu vắc xin đặc thù hơn so với đấu thầu thuốc, số lượng mặt hàng ít hơn, việc vì sao giá như vậy, hồ sơ thế nào... địa phương chưa làm bao giờ nên cũng lúng túng và cần một lộ trình.

 

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan

 

   Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan khẳng định: "Để xảy ra tình trạng này là trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhưng cần tìm cách giải quyết nhanh, đừng vô cảm với nguy hiểm của trẻ em".

   Theo bà Lan, vắc xin tiêm chủng mở rộng chính là hàng rào bảo vệ cho người dân, đặc biệt là trẻ em. Trên thực tế, có lúc còn phải thuyết phục người dân đưa con đi tiêm.

   "Còn tình hình hiện nay thì ngược lại, nếu tiếp tục gián đoạn tiêm, tiêm không đủ hoặc bỏ tiêm vắc xin sẽ tạo thời cơ cho rất nhiều bệnh nguy hiểm quay trở lại. Lúc đó, chữa bệnh phải gánh hết vấn đề phòng bệnh."

   Bà còn dẫn chứng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế luôn yêu cầu người dân tham gia tiêm chủng mở rộng phải "đúng lịch, không trì hoãn, không chậm trễ".

   Dự phòng quan trọng hơn điều trị, trong đó vắc xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ em là điều vô cùng quan trọng, nhưng theo bà, việc chăm lo tiêm chủng còn ì ạch năm này qua năm khác.

   "Tại sao bao nhiêu bệnh từ bại liệt, viêm não Nhật Bản… đều đẩy lùi được, bởi là nhờ tiêm chủng. Nhưng đâu phải ai cũng đủ điều kiện tiêm chủng dịch vụ, vì thế Bộ Y tế với chương trình tiêm chủng mở rộng cần xướng lĩnh trách nhiệm này để bảo vệ trẻ em, nhất là vùng ít có điều kiện".

   "Tôi sẽ đưa vấn đề này ra diễn đàn Quốc hội" - bà Lan khẳng định.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh truyền nhiễm do muỗi gia tăng vì hiện tượng El Nino

 Theo Bộ Y tế cho biết, năm 2023 và 2024 hiện tượng El Nino có thể làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...

Việt Nam được hỗ trợ khẩn hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1

Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khoảng hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 trước bối cảnh cả nước thiếu vắc xin này.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà