Đổ bệnh vì Hà Nội cắt điện ngày nóng – Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Cập nhập: Thứ năm, 08/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Chung cư mất điện, thang máy cũng bị “vô hiệu hóa” khi ban quản lý chưa thể chạy máy phát, người phụ nữ 80 tuổi quyết định leo 20 tầng thang bộ lên nhà. Sau đó bà phải vào viện khám và nằm liệt giường nhiều ngày liền…

 

EVN Hà Nội cắt điện luân phiên trong những ngày nắng nóng

EVN Hà Nội cắt điện luân phiên trong những ngày nắng nóng

 

Gia đình khổ sở, cả nhà đau ốm vì cắt điện luân phiên

   Gia đình bà Vân, sống tại Long Biên mấy ngày qua đã phải khổ sở vì cắt điện luân phiên. Đứa cháu ngoại ốm chưa khỏi cũng chỉ vì nhà mất điện, giờ giấc ngủ nghỉ bị đảo lộn.

   "Cháu tôi bị sốt từ tuần trước. Thông thường chỉ 2 - 3 ngày là khỏi nhưng mấy bữa nay cứ thỉnh thoảng lại mất điện vào đúng giờ trưa. Trời nóng bức không ngủ được, mệt mỏi nên cứ ốm dai dẳng mãi", bà Vân kể.

   Chăm cháu ốm khiến bản thân bà cũng đổ bệnh theo do bị huyết áp thấp, thiếu máu, mất ngủ do nóng bức. Gia đình phải thuê một người giúp việc thời vụ để chăm sóc cả 2 bà cháu.

   Tại một chung cư trên đường Nguyễn Thanh Bình (Hà Nội), bà Quỳnh theo thói quen dậy sớm xuống sảnh chung cư tập thể dục sau đó tiện đường đi chợ. Đến khi quay về nhà lúc 7h30, bà Quỳnh tá hỏa khi biết tòa nhà bị mất điện. Thang máy cũng bị "vô hiệu hóa" khi ban quản lý chung cư chưa thể chạy máy phát.

   Sau gần 2 tiếng chờ ở tầng một, bà quyết định leo thang bộ lên nhà mình ở tầng 20. Do tuổi cao, sức yếu cộng thêm không gian trong thang bộ ngột ngạt nên bà Quỳnh ngã khụy khi đến tầng 15 vì xây xẩm mặt mày, kiệt sức. May mắn sau đó bà được một người cũng phải đi thang bộ phát hiện và dìu về nhà.

   Sau lần đó, bà Quỳnh phải vào viện khám và nằm liệt giường nhiều ngày liền. Bà được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn chuyển hóa, kèm lời giải thích: Tình trạng mất nước và điện giải khiến đường huyết tăng vọt lên.

   Thực tế một tuần qua, nhiều khu vực ở Hà Nội đã bị cắt điện luân phiên, có nơi vài tiếng, nơi cả buổi, thậm chí cả ngày, gây xáo trộn lớn tới sinh hoạt và ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

 

Bác sĩ hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

   Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng sẽ xảy ra. Những ngày qua, nắng nóng gay gắt đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều địa phương trong cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và người lao động.

   Theo BS Nguyễn Văn Hùng - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nắng nóng gây ra nhiều nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt là đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền.

   "Nhiệt độ tăng cao khiến hệ thống điều nhiệt của cơ thể bị quá tải, đặc biệt là với người già và trẻ em, dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe", BS Hùng phân tích.

   Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nắng nóng như hiện nay tác động rất nhiều đến sức khỏe, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt. Đây cũng là yếu tố thuận lợi khiến người cao tuổi có bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa… có thể bị đột quỵ.

   "Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, việc đảm bảo duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như kiểm soát các bệnh lý mạn tính”, bác sĩ Hùng cho hay.

  Bác sĩ cũng đưa ra những lưu ý sau để không bị ốm và khỏe mạnh trong mùa nắng nóng:

- Người cao tuổi cần uống đủ nước nhằm giảm nhiệt độ cơ thể, hạn chế việc rối loạn cân bằng nước điện giải. Mặt khác, nắng nóng nếu thiếu nước, mất nước thì cơ chế tự điều chỉnh ở người cao tuổi khó khăn nên sẽ xuất hiện trạng thái mệt mỏi, chân tay run rẩy, dễ cáu gắt. Những trường hợp không bù đủ lượng dịch do cơ thể mất nước dễ gây trụy tim mạch (hay gặp ở người huyết áp thấp).

- Tránh nắng gắt, cần làm việc, luyện tập vừa phải

   Ở người cao tuổi nếu làm vườn thì cần lao động, làm việc nhẹ nhàng. Lên lịch làm công việc ngoài trời vào thời gian mát hơn, trong ngày nắng nóng nhiều thì nên nghỉ. Buổi sáng lao động sớm nghỉ sớm, buổi chiều nắng nóng dịu dần lao động muộn hơn.

   Ở một số người tham gia tập thể dục cũng cần tránh khi ánh nắng gắt, nên tập thể dục vào buổi sớm, tránh tập thể dục khi ngoài trời vẫn nắng nóng.

   Thời gian khuyến cáo tập thể dục mùa hè là trước 9 giờ sáng và sau 17 giờ chiều, tránh thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao từ 10 giờ - 16 giờ. Nên tập trong nhà, phòng tập thay vì tập ngoài trời khi nền nhiệt quá cao.

   Cần chọn nơi tập không khí lưu thông thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, không tập quá sức vì dễ kiệt sức, choáng, thậm chí mất nước, sốc nhiệt. Nên tập thể dục nhẹ nhàng, giảm tiết mồ hôi. Mặc quần áo sạch sẽ, rộng thoáng, có gam màu tươi sáng để dễ tỏa nhiệt.

 

Người cao tuổi cần có chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt.

Người cao tuổi cần có chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt.

 

- Chế độ ăn giàu thực vật, bổ sung vitamin và khoáng chất

   Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với người cao tuổi, nên có chế độ ăn tích cực, ăn đủ chất dinh dưỡng. Theo khuyến cáo của các nhà dinh dưỡng, người cao tuổi cần có chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt. Không nên ăn nhiều nội tạng động vật như tim, gan, lòng, dạ dày...

   Lưu ý, thức ăn tránh nêm nếm nhiều muối vì sẽ tăng nhu cầu nước nhiều hơn, nhất là ở những người có bệnh tăng huyết áp. Cần hạn chế sử dụng các gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu khi chế biến. Nếu người cao tuổi mắc đái tháo đường tránh dùng nhiều đường và cần ăn uống theo khuyến cáo riêng của bác sĩ.

- Cần khám sức khỏe định kỳ

   Do nắng nóng nên nhiều người ngại không đi khám hoặc tái khám nhất là người có tuổi. Điều này thật nguy hại vì đa phần người cao tuổi thường mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Ở người có tuổi, do sự suy giảm sức đề kháng và hệ thống tiêu hóa nên thường xuyên mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch, xương khớp...

   Vì vậy, việc khám định kỳ và tái khám rất quan trọng khi chăm sóc người cao tuổi nhằm mục tiêu phát hiện sớm các bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và các bước sơ cứu đơn giản

Khi có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy liên tục, sốt, vã mồ hôi,… bạn cần được sơ cứu và đến bệnh viện kịp thời.

Cây rễ vàng có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng cây rễ vàng

Cây rễ vàng có tác dụng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, giảm mất ngủ, tăng sức khỏe thể chất, giảm đường huyết và…

Cách ngăn ngừa bệnh lý rối loạn chuyển hóa – đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là một trong những vấn đề rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay. Đây là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm, tiến triển âm thầm và có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà