Hàng ngày, trên tivi hay báo đài, chúng ta thường nghe thấy không ít những thông tin liên quan đến ngộ độc thức ăn như ngộ độc nấm, botulinum… Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để xử trí kịp thời là điều rất cần thiết. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ra ngộ độc, thức ăn bị ôi thiu…
Thông thường các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi ăn.
Nếu không phát hiện sớm, những triệu chứng đó tiến triển nặng, bệnh nhân có thể tử vong.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Một số biểu hiện của ngộ độc thực phẩm xuất hiện sau khi ăn hoặc uống thực phẩm không đảm bảo gồm:
Buồn nôn và nôn
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm đầu tiên bạn cần lưu ý là tình trạng nôn và buồn nôn. Đây được coi như cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước tác nhân độc hại bằng cách nôn để loại bỏ chúng.
Lúc này, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, gây ra những đợt nôn mửa kéo dài. Thức ăn trong dạ dày sẽ được “tống” ra ngoài, chất độc cũng theo đó đi ra.
Tình trạng nôn kéo dài dễ gây mất nước. Vì thế khi thấy dấu hiệu này, bạn cần bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể nhé.
Đau bụng
Nếu vô tình ăn những thực phẩm nhiễm khuẩn, có chất độc,... niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị kích ứng, từ đó gây đau bụng. Đặc điểm của cơn đau bụng thường là:
Đau bụng là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm điển hình
Tuy nhiên, đau bụng còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…
Do đó, người bệnh cần theo dõi và quan sát biểu hiện đau bụng cùng với những triệu chứng khác để xác định có phải do ngộ độc thực phẩm hay không.
Tiêu chảy nhiều lần
Khi bị ngộ độc thực phẩm thì người bệnh thường hay bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần. Số lần đi ngoài tăng lên, có thể lên đến chục lần /ngày. Phân sống, lỏng, nát, nặng hơn là phân có kèm lẫn máu.
Sốt
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm tiếp theo bạn cần quan tâm chính là sốt. Bởi khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động để chống lại độc tố. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, có thể lên 38 hoặc 39 độ C.
Ngoài sốt, người bệnh còn có thể cảm thấy ớn lạnh.
Vã mồ hôi liên tục
Nhiều trường hợp khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi liên tục. Người bệnh có thể ra nhiều mồ hôi kể cả khi đang nghỉ ngơi, không vận động.
Vã mồ hôi liên tục khi bị ngộ độc thực phẩm
Thở gấp, mạch đập nhanh
Một dấu hiệu ngộ độc thực phẩm khác mà bạn cần chú ý là tình trạng mạch đập nhanh, thở gấp hoặc có cảm giác khó thở.
Trong trường hợp xuất hiện thêm biểu hiện loạn nhịp tim, đau ngực, da tím tái… thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Đau cơ
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cảm thấy nhức mỏi cơ thể, đau cơ âm ỉ tương tự như khi bị cảm.
Trên đây là những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ban đầu bạn cần chú ý. Nếu xuất hiện chúng, bạn cần thực hiện sơ cứu ngay lập tức, tránh để bệnh tiến triển nặng thêm. Bởi nó có thể làm suy kiệt cả thể chất và tinh thần của người bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần làm gì?
Trong trường hợp ngộ độc nhẹ hoặc nặng nhưng chưa kịp đến bệnh viện, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu đơn giản như:
Gây nôn
Trong trường hợp nếu người bệnh không có biểu hiện nôn thì cần tiến hành gây nôn. Việc làm này vừa hạn chế độc tố vào cơ thể, vừa giúp loại bỏ bớt chúng ra ngoài.
Các bạn có thể rửa sạch tay, đặt vào lưỡi của người bệnh nhằm kích thích gây nôn. Người bệnh nôn càng nhiều càng tốt.
Khi tiến hành gây nôn, người bệnh nên nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu. Mục đích là để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi và không gây sặc cho người bệnh.
Lưu ý trong trường hợp người bệnh bị hôn mê thì không gây nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở.
Uống nhiều nước
Việc bù nước và điện giải là nhiệm vụ cần thiết với người bị ngộ độc thực phẩm. Bởi sau khi nôn và tiêu chảy, cơ thể họ rất dễ bị thiếu hụt nước và điện giải.
Người bệnh cần uống nhiều nước lọc, nước gạo rang hoặc oresol. Tuy nhiên khi bổ sung oresol, các bạn cần lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng, pha đúng liều, đúng tỷ lệ.
- Chỉ sử dụng oresol pha trong 24 giờ, bảo quản kỹ, tránh nhiễm khuẩn.
- Khi bị tiêu chảy thì nên tránh các loại oresol có hương vị, nhất là vị cam. Bởi nó có thể kích thích làm nặng thêm tình trạng đi ngoài.
Bổ sung nhiều nước cho người bị ngộ độc thực phẩm
Cho người bệnh nghỉ ngơi
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể người bệnh có xu hướng trở nên mệt mỏi và yếu sức hơn. Do đó, họ cần được nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục sức khỏe.
Ăn thực phẩm nhạt, dễ tiêu
Với bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa sẽ ít nhiều bị tổn thương. Vì thế, họ nên sử dụng các loại thức ăn nhạt, ít chất béo, lỏng và ít chất xơ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh nên sử dụng những thực phẩm như:
Trên đây chỉ là các giải pháp để khắc phục tình trạng ngộ độc thực phẩm nhẹ. Trường hợp ngộ độc nặng thì người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách xử trí đơn giản với những trường hợp nhẹ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: