Ưu- nhược điểm của chế độ ăn thuần chay

Cập nhập: Thứ sáu, 23/02/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết rằng, các loại rau củ quả mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tật. Bởi vậy mà không ít người lựa chọn chế độ ăn thuần chay. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tốt thì việc ăn hoàn toàn thực vật cũng có nhiều nhược điểm, không phù hợp với một số đối tượng.

 

Ưu nhược điểm của chế độ ăn thuần chay

Ưu nhược điểm của chế độ ăn thuần chay

 

Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần chay

   Chế độ ăn thuần chay là mô hình ăn uống chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bao gồm: Ngũ cốc, trái cây, rau, đậu, quả hạch, hạt và dầu thực vật. Đồng thời, chế độ này tránh tất cả các thực phẩm từ nguồn động vật như thịt, cá, sữa, động vật có vỏ và trứng. Gần đây cách ăn uống này ngày càng trở nên phổ biến do các vấn đề về đạo đức, môi trường và sức khỏe.

   Các nhà khoa học đã phát hiện ra lợi ích của chế độ ăn thuần chay với sức khỏe bao gồm:

Kiểm soát cân nặng

   Chế độ ăn từ thực vật và ít thực phẩm chế biến sẵn giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Các loại rau củ quả thường có lượng calo thấp hơn so với thực phẩm chế biến sẵn. Theo đó, người có chế độ ăn thuần chay nạp ít calo hơn. Tình trạng dư thừa calo gây tích mỡ được hạn chế, góp phần kiểm soát cân nặng.

Sức khỏe tim mạch

   Nhiều chế độ ăn thuần chay thường chứa ít chất béo bão hòa và natri, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Một đánh giá các nghiên cứu năm 2020 cho thấy, chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật mang lại các lợi ích cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như cải thiện mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

 

Chế độ ăn thuần chay tốt cho tim mạch

Chế độ ăn thuần chay tốt cho tim mạch

 

Những lợi ích sức khỏe khác

  • Giảm nguy cơ ung thư.
  • Giảm triệu chứng viêm khớp.
  • Giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
  • Giảm nguy cơ cao huyết áp.
  • Hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.

   Bên cạnh những lợi ích nêu trên thì chế độ ăn thuần chay cũng có nhược điểm, không phù hợp với một số đối tượng cụ thể.

 

Nhược điểm của chế độ ăn thuần chay

   Người theo chế độ ăn thuần chay sẽ không tiêu thụ thịt - nguồn protein chính trong chế độ ăn uống. Theo đó, họ phải nạp đủ protein thực vật mỗi ngày. Đây là một nhược điểm của cách ăn uống này.

   Bởi lẽ, lượng đạm trong nhiều loại thực vật không được coi là protein hoàn chỉnh. Nghĩa là nó không cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu cho sức khỏe. Thực tế đó đòi hỏi người theo chế độ ăn thuần này phải thay đổi đa dạng các loại thực vật để đảm bảo bổ sung đủ axit amin cần thiết cho cơ thể. Và không phải ai cũng đảm bảo được tính đa dạng đó. 

   Nhược điểm tiếp theo là chế độ ăn thuần chay sẽ loại trừ các món ăn từ thịt cá và sản phẩm từ sữa. Mà nhóm thực phẩm này lại cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể phát triển, chẳng hạn như vitamin B12, D, iốt, canxi, kẽm và axit béo omega-3. Vì vậy, người có chế độ ăn thuần chay dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, tăng nguy cơ thiếu máu, loãng xương, thiểu cơ… Những đối tượng đang có bệnh lý nền về máu, xương không nên áp dụng theo chế độ ăn này.

 

Chế độ ăn thuần chay dễ thiếu dinh dưỡng gây loãng xương

Chế độ ăn thuần chay dễ thiếu dinh dưỡng gây loãng xương

 

   Để hạn chế các nhược điểm của chế độ ăn thuần chay, bạn nên tham khảo và tuân theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Các bữa ăn hằng ngày, bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, bạn lưu ý sử dụng thực phẩm sạch, tươi mới, không nên dùng đồ ăn để qua đêm hay để lâu trong tủ lạnh.

 

Các loại thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn thuần chay

   Một số loại thực phẩm tốt bạn nên bổ sung nhiều bao gồm:

  • Đậu phụ: Được làm từ đậu nành, đây là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào.
  • Các loại đậu: đậu đen, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu xanh và các loại khác cung cấp các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B, magie, chất xơ và protein.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào, hạt điều, quả hồ trăn, đậu phộng… cung cấp chất béo, chất xơ và protein lành mạnh.
  • Các loại hạt như chia, hướng dương, bí ngô, hạt lanh… cung cấp chất protein, chất béo, chất xơ tốt cho sức khỏe.

 

Người theo chế độ ăn thuần chay nên bổ sung đa dạng các loại hạt

Người theo chế độ ăn thuần chay nên bổ sung đa dạng các loại hạt

 

  • Sữa thực vật và sữa chua: Chúng được làm từ các nguồn như đậu nành, gạo, hạnh nhân, hạt điều, dừa hoặc yến mạch.
  • Dầu có nguồn gốc thực vật: Ô liu, bơ, rau, cải dầu, ngô, đậu phộng, dừa hoặc vừng…
  • Tảo biển.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, gạo, bánh mì: Bánh mì nguyên hạt, bánh ngô, gạo lứt, mì ống làm từ cây họ đậu là một số lựa chọn tốt cho bạn. Tuy nhiên, thành phần của chúng cần không có trứng, sữa hay mỡ từ động vật.
  • Thực phẩm, đồ uống thực vật nảy mầm và lên men: Natto, miso, dưa cải bắp...
  • Trái cây và rau quả: Các loại quả mọng, táo, lê, chuối, bơ, cà chua, rau lá xanh, rau củ và tinh bột, khoai tây…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết ưu điểm và những hạn chế của chế độ ăn thuần chay. Để đảm bảo sức khỏe tốt, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng theo chế độ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà