Tháp dinh dưỡng cân đối: Những điều cần biết để có chế độ ăn uống khoa học

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

 

     Nếu bạn không biết thực đơn hàng ngày của mình cần có những nhóm thực phẩm nào, tỷ lệ giữa các loại đó là bao nhiêu thì bạn hãy nhìn vào tháp dinh dưỡng cân đối. Nó sẽ giúp bạn biết về các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể, loại nào nên bổ sung nhiều, loại nào nên hạn chế ăn và nhiều thông tin quan trọng khác.

     Để hiểu rõ hơn về tháp dinh dưỡng cân đối, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Mô hình tháp dinh dưỡng

Mô hình tháp dinh dưỡng có vai trò gì?

 

Mô hình tháp dinh dưỡng cân đối có vai trò gì?

    Tháp ăn dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Cụ thể như sau:

  • Tháp dinh dưỡng cân đối giúp bạn có chế độ ăn lành mạnh và khoa học hơn: Khi nhìn vào tháp dinh dưỡng cân đối, bạn sẽ biết 1 ngày bạn nên ăn bao nhiêu protein, đường, bao nhiêu muối, rau, củ, biết loại nào nên ăn nhiều và loại nào nên hạn chế… từ đó có chế độ ăn lành mạnh và khoa học hơn.
  • Tháp dinh dưỡng cân đối là gợi ý cho một thực đơn hợp lý mỗi ngày: Khi không biết nên mua gì cho bữa ăn sắp tới, bạn có thể nhìn vào tháp dinh dưỡng cân đối. Nó sẽ gợi ý cho bạn một số loại thực phẩm, trái cây thông dụng. Bạn có thể chọn mua loại thực phẩm có trong hình hoặc liên tưởng đến những loại rau, củ, quả tương tự, từ đó dễ dàng hơn trong việc lên thực đơn hàng ngày.
  • Tháp dinh dưỡng cân đối giúp trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh, đủ năng lượng cho hoạt động vui chơi và học tập. Với trẻ em, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ sẽ giúp con bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đó khi lên thực đơn hàng ngày tuân theo tháp dinh dưỡng.
  • Nhắc nhở bạn cần ăn uống khoa học: Nếu in hình ảnh của tháp dinh dưỡng cân đối và dán lên tủ lạnh hoặc một nơi nào đó dễ nhìn thấy trong bếp, thì lúc chế biến thức ăn, nó sẽ nhắc nhở bạn cần ăn uống khoa học. Ví dụ, khi chuẩn bị cho dầu ăn vào chảo để chiên xào, nhìn vào tháp dinh dưỡng bạn sẽ chủ động giảm lượng dầu ăn đi. Hoặc tháp dinh dưỡng sẽ nhắc nhở bạn rằng mỗi tháng, 1 người không được ăn quá 180gr muối, từ đó thay vì cho 1 thìa đầy, bạn sẽ chỉ cho 1 nửa thìa bột canh vào món ăn của mình.

    Khi có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học theo tháp dinh dưỡng cân đối, con người sẽ phát triển toàn diện hơn, hạn chế được nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh mạn tính trên đường tiêu hóa, bệnh chuyển hóa, gan, thận và tim mạch.

 

Các nhóm chất cần thiết trong tháp dinh dưỡng cân đối

 

Tháp dinh dưỡng cân đối

Tháp dinh dưỡng cân đối

 

     Trên đây là hình ảnh của một tháp dinh dưỡng cân đối. Nó có hình chóp thể hiện nhu cầu thực phẩm của con người từ ít đến nhiều trong vòng 1 tháng. Sau đây chúng tôi sẽ “giải mã” hình ảnh của tháp này từ trên xuống dưới, nghĩa là từ nhóm thực phẩm cần hạn chế đến các nhóm thực phẩm cần ăn đủ mỗi ngày.

Đường, muối

    Đường và muối rất quan trọng và cần thiết với cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều hai chất này, chúng sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề trên cơ thể. Với muối, nếu 1 người ăn quá 180gr/tháng, nguy cơ bị cao huyết áp và một số bệnh lý trên thận sẽ tăng lên và nhiều hệ lụy khác. Nếu bạn ăn quá nhiều đường, nó sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, vấn đề về răng miệng...

    Vì vậy, đường và muối là nhóm thực phẩm bạn nên cắt giảm, hạn chế tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Muối, với nguyên tố được quan tâm là Natri có nhiều trong các loại gia vị như bột canh, nước mắm, xì dầu… và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói hoặc như mì ăn liền, dưa muối, cà muối.

Đường có nhiều trong các loại kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, trà sữa,...

Chất béo

    Chất béo cần thiết cho não bộ, tim mạch, tiêu hóa và nhiều chức năng khác trên cơ thể. Chất béo là nơi dự trữ cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ vitamin, cung cấp axit béo cần thiết, là nguyên liệu sản xuất dịch mật, hormon sinh dục... Tuy nhiên, ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề khác trên sức khỏe.

    Vì vậy, con người không được kiêng hoàn toàn loại chất dinh dưỡng này nhưng cần ăn chúng với lượng ít. Theo Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế, lượng tiêu thụ chất béo trong bữa ăn hàng ngày ở người lớn trưởng thành chỉ nên từ 18 đến 25% năng lượng toàn khẩu phần.

    Chúng ta nên bổ sung chất béo từ những nguồn lành mạnh chứa chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu gạo, bơ và các loại hạt…, hạn chế sử dụng chất béo bão hòa từ mỡ động vật, các loại dầu tinh chế như dầu đậu nành, dnầu hạt cải.... Đặc biệt, bạn không nên sử dụng dầu, mỡ đã dùng để chiên đi chiên lại, một món ăn không nên xào nấu lại nhiều lần.

 

chất béo từ những nguồn thực phẩm lành mạnh

Chúng ta nên bổ sung chất béo từ những nguồn thực phẩm lành mạnh

 

Chất đạm (protein)

    Chất đạm là nguồn dinh dưỡng quan trọng và con người cần bổ sung vừa phải trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu ăn quá nhiều chất đạm, chúng sẽ khiến cơ thể dư thừa nito, gây tổn hại nghiêm trọng cho thận, gây acid hóa cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý, điển hình là bệnh gút (do ăn quá nhiều thịt đỏ, hải sản…)

     Chất đạm có trong động vật và cả thực vật, trong đó đạm động vật bao gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà, các loại hải sản,… Còn các loại đạm thực vật có nhiều trong các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, sữa và trứng,…

Nhóm rau, củ, quả

    Đây là nhóm thực phẩm được khuyến khích cần bổ sung đủ, tăng cường ăn trong chế độ ăn hàng ngày của một người. Ngoài cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, nhóm rau, củ, quả còn bổ sung cho con người rất nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh khác, đặc biệt là chất chống oxy hóa.

    Ăn đủ (khoảng 10kg/tháng) rau sẽ giúp con người kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên chuyển hóa, tim mạch, gan thận… kiềm hóa cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ ung bướu và nhiều lợi ích tuyệt vời khác. 

 

rau, củ, quả trong chế độ ăn hàng ngày

Nên bổ sung nhiều rau, củ, quả trong chế độ ăn hàng ngày

 

Nhóm tinh bột

    Tinh bột được xếp ở vị trí dưới cùng vì nhóm thực phẩm này cần thiết trong quá trình tạo năng lượng để tế bào có thể hoạt động bình thường. Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn của một người trưởng thành nên có từ 60 đến 65% thực phẩm chứa tinh bột như ngũ cốc, gạo, bánh mì, ngô, khoai tây, khoai lang,…

     Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn đủ, không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nếu ăn quá nhiều, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường tuýp 2, béo phì, mắc các bệnh lý tim mạch và một số vấn đề khác.

 

Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn mỗi ngày?

    Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày theo tháp dinh dưỡng, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để giúp bữa ăn của bạn ngon hơn, hấp dẫn hơn nhưng vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Trong tháp dinh dưỡng không nhắc đến nước nhưng uống đủ nước là điều vô cùng cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
  • Nên xây dựng một chế độ ăn phù hợp với từng đối tượng: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ phù hợp với những chế độ ăn khác nhau, chẳng hạn chế độ ăn của trẻ em không thể giống với người lớn, chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường không thể giống với người khỏe mạnh. Vì thế, dựa vào mỗi độ tuổi, dựa vào từng đối tượng mà bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, khoa học.
  • Kết hợp dinh dưỡng với rèn luyện thể dục thể thao: Ngoài ăn uống khoa học, bạn cần tập thể dục thể thao để đặn để cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng ngừa tốt các loại bệnh tật. Những bài tập thể dục hàng ngày cũng có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai hơn.

    Khi hiểu hơn về tháp dinh dưỡng cân đối và dựa vào đó để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đồng thời thực hiện theo những lời khuyên như trên, bạn sẽ đảm bảo được sức khỏe của bản thân và gia đình, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh xơ gan có ăn được thịt bò không?

  Người bệnh xơ gan có ăn được thịt bò không? Người bệnh xơ gan cần ăn gì, kiêng gì?

Làm cách nào để phát hiện thịt bò có nhiễm sán hay không?

Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng thịt bò cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, nhất là khi nó bị nhiễm ký sinh trùng như sán. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết thịt bò có nhiễm sán nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844