Câu hỏi
Chào chuyên gia, cách đây hơn 2 tháng, tôi có đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2. Tôi nghe nói, ai mắc bệnh này đều phải ăn uống kiêng khem rất nhiều thứ để tránh làm tăng đường huyết, tránh biến chứng. Chuyên gia cho hỏi, mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
(H.T. Hoa, 58 tuổi)
Bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Trả lời:
Bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Chào chị, chế độ dinh dưỡng được coi là một trong các yếu tố then chốt để kiểm soát sự phát triển của bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cần ăn kiêng vì có nhiều loại thực phẩm rất dễ làm tăng đường huyết. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, thì nguy cơ bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng là rất cao.
Câu hỏi “bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?” là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bởi lẽ, thịt bò là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hơn nữa, thịt bò cũng cung cấp nguồn protein chất lượng và nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe chung. Đồng thời, thịt bò hầu như không chứa tinh bột hay đường, nên sẽ không làm tăng đường huyết sau ăn. Không chỉ có vậy, thịt bò chứa nhiều sắt, kẽm, selen, và vitamin nhóm B,... giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thịt bò chứa một lượng chất béo bão hòa khá cao nên có thể làm tăng mỡ máu và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, những cách chế biến thịt bò như áp chảo, nướng, chiên rán, xào, xông khói cũng đưa vào cơ thể một lượng chất béo không tốt, có thể khiến sức khỏe tim mạch kém đi.
Bên cạnh đó, thịt bò còn có thể làm tăng acid uric máu và dẫn đến bệnh gout. Có một số tài liệu cho thấy, người bệnh tiểu đường dễ mắc gout hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thịt bò.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thịt bò
Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt bò như thế nào?
Trên thực tế, người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng thịt bò hoàn toàn. Khi muốn dùng thịt bò, người bệnh cũng nên lưu ý những điều sau đây:
- Sử dụng các loại thịt bò chất lượng, thịt màu đỏ tươi, nạc, còn mới, dẻo và hơi dính khi chạm vào, không sử dụng thịt để lâu, có mùi ôi, xỉn màu, cứng hoặc bở nhão,...
- Những miếng thịt phải đều màu, nếu thấy xuất hiện những nốt tròn màu trắng trên bề mặt hoặc khi cắt ra thì không nên mua, vì rất có thể bị nhiễm ký sinh trùng.
- Tốt nhất là nên chọn loại thịt được nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ, organic, để không còn tồn dư kháng sinh, thuốc tăng trọng.
- Nên mua thịt tươi, không ăn các loại thịt bò chế biến sẵn thành xúc xích, xông khói. Các loại thịt này có chứa chất bảo quản nitrit làm nặng hơn tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường.
- Nên chế biến thịt bò bằng cách luộc, hấp, hầm,... thay vì chiên rán, xào, nướng,...
- Kết hợp với việc ăn nhiều rau xanh, củ, quả tươi.
- Không uống rượu, bia, nước ngọt.
Người bệnh nên luộc, hấp, hầm thịt bò, không nên chiên xào, rán, nướng
Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc ăn uống khoa học, người bệnh tiểu đường cũng cần kết hợp với các biện pháp khác để kiểm soát bệnh tốt hơn, ví dụ như:
- Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Dùng thuốc đủ liều và đúng thời điểm theo đơn.
- Đo đường huyết mỗi ngày vào trước và sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao.
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường.
- Bổ sung lợi khuẩn và tắm nắng thường xuyên.
- Sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để hạ và ổn định đường huyết, mỡ máu, HbA1c, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề: “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: