Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Cập nhập: Thứ sáu, 21/04/2023

 

Câu hỏi

   Chào chuyên gia, tôi đã mắc bệnh gout được khoảng 5 năm nay. Mặc dù ăn kiêng và dùng thuốc đều đặn, nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp phải cơn gout cấp, lần nào cũng phải dùng thuốc giảm đau đến gần 1 tuần. Mỗi lần đi khám, xét nghiệm acid uric đều trên 500 μmol/l. Tôi cũng từng phải đi tán sỏi 1 lần, bác sĩ có bảo là do acid uric cao gây sỏi thận, nguy hiểm hơn là suy thận. Vậy, bây giờ, tôi nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận tái phát ạ?

(P.H. Khang, 66 tuổi, Khánh Hòa)

 

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

 

Tại sao người bệnh gout lại dễ bị sỏi thận?

   Chào anh, sỏi thận là một vấn đề khá thường gặp ở người bệnh gout. Theo thống kê, có khoảng 20% người bệnh gout gặp phải tình trạng sỏi thận. Bên cạnh những cơn gout cấp, hạt tophi thì sỏi thận là một biến chứng đáng lo ngại của bệnh gout.

  Tình trạng tăng acid uric máu sẽ tạo điều kiện để các tinh thể muối urat hình thành, khi chúng tích tụ tại các khớp sẽ gây viêm khớp và các mô quanh khớp. Do đó, anh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn gout cấp. Nếu tích tụ đủ lâu, chúng sẽ hình thành những hạt tophi, với kích thước tăng dần theo thời gian.

   Trong cơ thể, thận là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải phần lớn lượng acid uric qua đường nước tiểu. Khi acid uric đến thận, chúng có thể kết hợp với các khoáng chất khác nhau, tạo thành muối, từ đó hình thành sỏi thận. Thông thường, sỏi thận ở người không bị gút là sỏi canxi oxalate, nhưng với người bệnh gout là sỏi urat.

    Sỏi xuất hiện trong thận là một điều rất đáng lo ngại, vì nó có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến ứ nước, ứ mủ, làm giảm chức năng thận, từ đó dẫn đến suy thận mãn tính. Nguy cơ này còn gia tăng nhiều hơn ở những người mắc bệnh gout. Bởi lẽ, ngoài việc hình thành sỏi thận, acid uric cao còn trực tiếp gây tổn thương và viêm tại cầu thận, ống thận.

    Đồng thời, các loại thuốc tây trị gout cũng được đào thải qua thận, và có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Khi chức năng thận giảm, khả năng đào thải acid uric cũng giảm theo, khiến cho bệnh gout cũng trở nên nghiêm trọng hơn, cơn gout cấp tái phát nhiều hơn, người bệnh dễ gặp phải nhiều biến chứng hơn.

 

Sỏi urat hình thành từ acid uric và các khoáng chất

Sỏi urat hình thành từ acid uric và các khoáng chất

 

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

   Có thể thấy, nguyên nhân chính khiến sỏi thận dễ dàng hình thành ở người bệnh gout là do tăng acid uric máu. Chính vì vậy, hạ acid uric máu là điều kiện bắt buộc để làm giảm nguy cơ xuất hiện sỏi thận, cũng như các cơn gout cấp, hạt tophi và biến chứng khác.

   Để hạ được acid uric máu, người bệnh gout cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin

   Purin là hợp chất có trong hầu hết các loại thực phẩm. Sau khi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành acid uric bởi enzyme xanthine oxidase. Chính vì thế, nếu ăn nhiều thực phẩm giàu purin, lượng acid uric trong máu sẽ tăng lên rất cao. Do đó, các cơn gout cấp thường rất dễ tái phát sau những bữa ăn thịnh soạn.

   Vậy nên, người bệnh gout nên tránh những loại thực phẩm giàu purin như: thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt thú rừng,…), hải sản, động vật có vỏ (sò, ốc, hàu,…), nội tạng động vật, các loại rau như nấm, giá đỗ, măng tây,... Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống rượu, bia vì chúng làm ảnh hưởng đến chức năng thận, gián tiếp làm tăng acid uric máu.

   Thay vào đó, người bệnh nên dùng các loại thịt trắng (ức gà, cá sông), thịt nạc, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi,...

Kiềm hóa cơ thể

   Hiện nay, kiềm hóa cơ thể được coi là một trong những cách quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, phòng chống và cải thiện nhiều loại bệnh tật khác nhau, bao gồm cả bệnh gout.

    Theo đó, về tổng thể, cơ thể của chúng ta cần có tính kiềm nhẹ, pH nằm trong khoảng 7,365 đến 7,4. Điều này sẽ giúp các tế bào hoạt động tốt hơn, loại bỏ được lượng acid uric dư thừa, cũng như các loại độc tố khác trong cơ thể.

    Để kiểm hóa cơ thể, người bệnh gout cần thực hiện những điều sau:

  • Uống nhiều nước hơn, sử dụng những loại nước khoáng kiềm thiên nhiên, có chứa các loại ion tốt cho sức khỏe, giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong cơ thể.
  • Ăn những loại thực phẩm kiềm hóa như: rau họ cải, cần tây, rau quả họ bầu bí, rau xanh, kinh giới, húng quế, gừng quế, nghệ, ớt chuông, bơ,... Đặc biệt, cần tây không chỉ giúp kiềm hóa, trung hòa acid uric máu, mà còn giúp ngăn chặn sự chuyển hóa purin thành acid uric, đồng thời tăng cường bài tiết acid uric qua đường nước tiểu. Người bệnh gout nên uống 1 cốc nước ép cần tây mỗi ngày, nếu thấy khó uống, hãy kết hợp với củ dền đỏ, táo, dưa chuột,...
  • Giữ thái độ sống lạc quan, suy nghĩ và hành động tích cực. Những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng stress, có thể khiến cơ thể tự tiết acid, làm cho máu mất đi tính kiềm, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.

 

Nước ép cần tây giúp kiềm hóa cơ thể

Nước ép cần tây giúp kiềm hóa cơ thể

 

Sử dụng sản phẩm BoniGut +

   BoniGut + là sản phẩm hàng đầu hiện nay trong việc kiểm soát bệnh gout. Ngoài hạt cần tây, sản phẩm còn có 11 loại thảo dược khác như:

  • Chiết xuất hạt nhãn và quả anh đào đen có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó ngăn chặn quá trình hình thành acid uric máu hiệu quả.
  • Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
  • Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma giúp giảm viêm khớp, và giảm mức độ đau của các đợt gout cấp.

   Với BoniGut +, người bệnh gout sẽ giảm được acid uric máu về ngưỡng an toàn, từ đó ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát, co nhỏ các hạt tophi, đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các biến chứng, như sỏi thận. Khi bệnh đã ổn định, người bệnh có thể xin ý kiến bác sĩ giảm bớt liều thuốc tây, để giảm bớt tác dụng phụ lên gan, thận và dạ dày.

   Ngoài những biện pháp kể trên, người bệnh gout cũng nên vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, hít thở sâu, hít không khí trong lành, ăn nhiều thực phẩm chống oxy hóa, hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, và thải độc bằng cách ăn rau củ, trái cây, thực phẩm lên men, thảo mộc, rong biển, giấm táo,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những biện pháp giúp phòng ngừa sỏi thận cho người bệnh gout. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Sỏi thận, sỏi tiết niệu: Phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm?

Có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm sỏi thận, sỏi tiết niệu không? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ

Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ? Người trẻ bị gout phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe gì? Làm sao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout ở nhóm đối tượng này?

Cách nấu canh cua đồng giải nhiệt mùa hè và những lưu ý cần biết

Canh cua đồng với rau đay, mồng tơi… giúp giải nhiệt tốt và rất ngon miệng. Nhưng khi ăn, bạn cần nắm được một số lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Dùng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác - Sai lầm trầm trọng cần tránh

Vì tâm lý ngại đi khám nên không ít người bệnh gout sẽ sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng.

70 tuổi, tôi không lo bệnh gút

bác Trần Văn Tuất, 70 tuổi ở số 6, ngõ 32, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844