Ngủ ngáy: Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm

Cập nhập: Thứ sáu, 14/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Xin chào chuyên gia, vợ chồng tôi chung sống với nhau được gần 10 năm nay rồi. 2 năm trở lại đây, chồng tôi đêm nào ngủ cũng ngáy rất nhiều và to, trong khi trước đó thì không hề bị như vậy. Chuyên gia cho tôi hỏi, ngủ ngáy có gây nguy hiểm gì tới sức khỏe không? Và làm thế nào để chữa ngủ ngáy ạ?

Chị Nguyễn Thị Lan, 37 tuổi, Hà Nội

 

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

 

Chuyên gia giải đáp

   Xin chào bạn, với câu hỏi của bạn, chúng tôi có thể trả lời như sau: Ngủ ngáy là một hành vi phổ biến, xảy ra khi không khí không thể lưu thông dễ dàng qua miệng hoặc mũi. Không khí khi đó bị đẩy qua một khu vực bị tắc nghẽn là vùng họng hẹp ở phía sau, khiến các mô mềm trong miệng, mũi và cổ họng va vào nhau, rung lên, tạo tiếng ngáy.

   Ngủ ngáy có thể gây rối loạn giấc ngủ với chính họ hoặc gây mất ngủ với người xung quanh. Đồng thời, ngủ ngáy cũng có thể cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.

Nguyên nhân gây ngủ ngáy

   Ngủ ngáy là hệ quả của sự tắc nghẽn đường thở, khiến không khí không thể lưu thông bình thường giữa thanh quản và mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự tắc nghẽn đó:

  • Cấu tạo khoang miệng, mũi: Hẹp cổ họng, cuống họng quá dài, vòm họng to, amidan, cuống lưỡi lớn, sụn mũi bị dịch chuyển.
  • Bệnh lý gây tắc nghẽn đường dẫn khí: Nghẹt mũi do dị ứng và cảm cúm thông thường, viêm xoang, mũi có polyp, hội chứng ngưng thở khi ngủ…
  • Cân nặng, giới tính: Ngủ ngáy thường gặp ở những người có thể trạng thừa cân hoặc béo phì và tỷ lệ gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Đây là nguyên nhân vì sao có nhiều người trước kia không bị ngáy khi ngủ nhưng về sau, khi cân nặng tăng không kiểm soát thì họ mới bắt đầu xuất hiện tình trạng này.
  • Yếu tố tâm lý: Các nhà khoa học nhận ra rằng những người đang phải trải qua những căng thẳng, stress vì bất kỳ nguyên nhân nào cũng thường gặp tình trạng ngáy khi ngủ.
  • Tư thế ngủ: Những người gối đầu quá cao hoặc nằm ngửa cổ khi ngủ rất dễ ngáy do tư thế này gây hẹp đường thở.
  • Chế độ ngủ nghỉ không điều độ: Những người mất ngủ hoặc làm việc quá sức dễ gặp phải tình trạng ngủ ngáy.
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia: Rượu bia khiến cơ ở cuống lưỡi, cổ họng của bạn giãn ra quá mức và gây ngáy. Khói thuốc lá khiến các mô dễ bị rung khi thở và chít hẹp đường hô hấp, đặc biệt là vào ban đêm.

 

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

   Thỉnh thoảng bị ngủ ngáy sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ngủ ngáy lâu năm, bạn không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của người thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của chính bạn, khiến giấc ngủ không được sâu và trọn vẹn.

   Đối với người mắc chứng ngủ ngáy lâu năm, nguy cơ lớn nhất là chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là những cơn ngừng thở kéo dài từ 10 giây trở lên, sau đó hoạt động hô hấp trở lại bình thường cùng với các lần thức giấc trong thời gian ngắn.

   Những cơn ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể thiếu hụt oxy trong máu, hệ thần kinh giao cảm tăng hoạt động, tăng tiết adrenalin, dẫn tới tăng nhịp tim, tăng huyết áp tức thời… Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày, người ngủ ngáy phải đối mặt với một số bệnh lý nghiêm trọng như:

 

Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

 

  • Tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu
  • Rối loạn chức năng sinh lý: Giảm ham muốn, rối loạn cương dương…
  • Ảnh hưởng tới trí nhớ, giảm sự tập trung, rối loạn tâm lý, từ đó làm giảm hiệu suất công việc, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn lao động

 

Điều trị chứng ngủ ngáy

   Để điều trị chứng ngủ ngáy hiệu quả, trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu đó là do bệnh lý gây tắc nghẽn đường thở thì bạn cần được điều trị dứt điểm các bệnh lý đó trước. Trong một số trường hợp nặng, ngủ ngáy có thể được điều trị bằng phẫu thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ các mô thừa nếu nguyên nhân là do những vấn đề về cấu trúc khoang miệng hoặc mũi.

   Bên cạnh đó, một số thay đổi trong lối sống cũng giúp bạn khắc phục chứng ngủ ngáy hiệu quả, bao gồm:

  • Giảm cân, duy trì mức cân nặng hợp lý bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
  • Giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress, tránh để chúng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Nên nằm nghiêng khi ngủ và giữ cho phần đầu cao hơn một chút so với cổ vì đây sẽ là tư thế ít gây cản trở tới đường thở nhất.
  • Không ăn quá no, đặc biệt là không ăn thực phẩm chế biến từ bơ, sữa trước khi ngủ vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, cản trở tới đường thở khi ngủ.
  • Hạn chế rượu, bia và bỏ thuốc lá. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, hãy tham khảo sử dụng sản phẩm Boni-Smok.

 

Tránh xa chất kích thích

Tránh xa chất kích thích

 

  • Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Nếu bạn đang gặp các vấn đề như mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hãy tìm hiểu sản phẩm BoniSleep + BoniHappy +, từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với bản thân mình.

   Ngủ ngáy gây nhiều phiền toái, khó chịu với bản thân người bệnh và cả những người xung quanh. Nguy hiểm hơn, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác là chứng ngưng thở khi ngủ. Ngủ ngáy kéo dài cũng làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu bạn bắt đầu có biểu hiện ngủ ngáy trong vài đêm liên tục, hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Cách chữa ngủ ngáy hiệu quả nhất là tìm ra nguyên nhân, khắc phục nguyên nhân, kết hợp với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt.

   Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ - Cách nhận biết và khắc phục

Mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ - Cách nhận biết và khắc phục

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do làm giảm thời gian ngủ sâu, và giảm nồng độ oxy trong máu.

Bệnh gout ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh

Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và khắc phục bệnh gout ở nữ giới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé

Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc di chứng hậu Covid-19 lên tới 75%

Mới đây, một nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy, người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc hậu Covid-19 lên đến 75% so với những người không bị.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ và cách phòng ngừa

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên do các dấu hiệu của bệnh này dễ gây nhầm lẫn vì vậy nhiều người mắc hội chứng này đã không phát hiện mình bị mắc bệnh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà