Chuyên gia giải đáp: Nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?

Cập nhập: Thứ ba, 18/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 Câu hỏi

   Chào chuyên gia, khoảng hơn nửa năm nay, tôi thấy mình đi tiểu rất hay bị sủi bọt. Bọt thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng đến đầu giờ chiều. Cuối buổi chiều, nước tiểu ít bọt hơn. Mới đầu, tôi cũng không để ý lắm, nhưng nghe người ta nói nước tiểu có bọt là do bệnh thận nên cũng thấy lo lo. Chuyên gia cho hỏi, nước tiểu có bọt có phải là bị bệnh thận không ạ?

(N.Q. Huy, 56 tuổi, Đồng Tháp)

 

Nước tiểu có bọt

Chuyên gia giải đáp: Nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?

 

Nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?

   Chào anh, hiện tượng nước tiểu có bọt có thể là do sự thay đổi nào đó về thành phần trong nước tiểu, thường gặp nhất là protein niệu. Các màng lọc trong thận được thiết kế để có thể lọc được các chất thải trong máu, mà vẫn giữ được các protein và hồng cầu.

   Do đó, nước tiểu của một người khỏe mạnh thường chỉ có rất ít protein. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá mức, ở lâu trong môi trường lạnh (bật điều hòa nhiệt độ thấp, trời lạnh,...), căng thẳng, stress, thì protein niệu có thể tăng lên.

    Ngoài ra, protein niệu, nước tiểu có bọt cũng là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận như:

  • Sỏi thận có kích thước lớn gây cản trở nước tiểu lưu thông, làm ứ đọng nước tiểu, phình giãn vị trí tắc nghẽn, các lỗ lọc trở nên to hơn khiến protein thoát ra ngoài. Dấu hiệu khác của sỏi thận là cơn đau quặn thận, đau thắt lưng, tiểu ít hơn bình thường.
  • Viêm cầu thận do nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn, viêm mạch máu,... cũng có thể gây tổn thương màng lọc cầu thận, gây protein niệu, khiến nước tiểu có bọt. Triệu chứng khác của viêm cầu thận là phù, tăng huyết áp, chán ăn, tiểu đêm nhiều, chuột rút ban đêm, đau thắt lưng.
  • Biến chứng thận của các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh gút,... Đường huyết cao làm tổn thương cầu thận, xơ hóa mạch thận, và tổ chức kẽ thận, teo ống thận. Huyết áp cao phá hủy mạch máu nhỏ, tổn thương cầu thận. Bệnh gút gây tổn thương cầu thận, viêm ống thận do tích tụ muối urat, hình thành sỏi thận gây tắc nghẽn, và do ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị.

 

Sỏi thận

Sỏi thận kích thước lớn là một trong số nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt

 

Một số nguyên nhân khác khiến nước tiểu có bọt

     Bên cạnh những vấn đề về thận, tình trạng nước tiểu có bọt cũng xuất hiện trong một số bệnh lý khác, tiêu biểu như xuất tinh ngược dòng. Đây là tình trạng rối loạn xuất tinh trong quá trình quan hệ, tinh trùng không đi ra ngoài theo đường niệu đạo mà bị đổ vào trong bàng quang.

   Biểu hiện của tình trạng này là tinh dịch ra ít hoặc không có, nước tiểu có bọt và đục hơn. Nguyên nhân gây xuất tinh ngược dòng có thể là do tổn thương sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt, khiến chúng không co thắt như bình thường.

   Các tổn thương này có thể xuất hiện như một biến chứng của tiểu đường, đa xơ cứng, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, mổ nội soi bàng quang, thoái hóa cột sống, gai đốt sống. Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt,... cũng có thể gây xuất tinh ngược dòng.

   Nước tiểu có bọt cũng có thể không phải là do các vấn đề về sức khỏe mà chỉ đơn thuần là vì cơ thể thiếu nước do uống ít nước, hay do tiểu với lực mạnh, bồn vệ sinh còn tồn dư các hóa chất tẩy rửa.

 

Xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng cũng có thể khiến nước tiểu có bọt

 

Khắc phục tình trạng nước tiểu có bọt bằng cách nào?

   Như vậy, nước tiểu có bọt xuất hiện trong nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Do đó, anh nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân là gì, từ đó có cách khắc phục hiệu quả nhất. 

   Với các nguyên nhân không do bệnh lý, anh không cần phải quá lo lắng. Nếu do uống ít nước, anh nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nếu là do bệnh lý, mỗi tình trạng sẽ có một cách khắc phục khác nhau như:

  • Tán sỏi thận bằng sóng xung kích, tán sỏi qua da, nội soi niệu quản, hoặc mổ mở nếu các phương pháp trên thất bại hay chống chỉ định.
  • Với viêm cầu thận: dùng thuốc kháng sinh, lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp,...
  • Với biến chứng thận do tiểu đường, tăng huyết áp, gút,... anh sẽ được dùng thuốc hạ đường huyết, giảm huyết áp và hạ acid uric máu. Ngoài ra, anh còn cần lưu ý chế độ ăn uống sinh hoạt.

   Với tiểu đường, anh sẽ cần hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều tinh bột, đường, đồ ăn giàu chất béo có hại, đồng thời ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tập thể dục đều đặn và nên dùng thêm sản phẩm BoniDiabet +

   Với tăng huyết áp, anh nên hạn chế ăn muối, thực phẩm giàu tinh bột, chất béo, nội tạng động vật, nên ăn nhiều trái cây có múi, quả mọng, rau dền và củ dền,...

   Với bệnh gút, anh nên tránh ăn thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, các loại nấm, giá đỗ, măng tây, thay vào đó là ăn nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, uống trà xanh, và sử dụng sản phẩm BoniGut +.

   Ngoài ra, anh cũng không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá. Tuy chúng không trực tiếp gây ra tình trạng nước tiểu có bọt, nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận, và các biến chứng thận của các bệnh mãn tính khác.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp câu trả lời hữu ích cho quý độc giả về thông tin “nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Sỏi thận, sỏi tiết niệu: Phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm?

Có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm sỏi thận, sỏi tiết niệu không? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết.

Nguyên nhân và cách điều trị sỏi thận

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh sỏi thận như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà