Phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Cập nhập: Thứ sáu, 09/06/2023

 

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Tôi tên là Lan, 30 tuổi. Tôi đã có một bé và đang có dự định sinh bé thứ hai. Tuy nhiên, trong lần có bầu đầu tiên, tôi thường xuyên bị đau nhức bắp chân, xuống máu chân nhiều, chuột rút và tê chân. Gần đây đi khám tôi mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch, 1 phần là do mang thai, 1 phần do công việc của tôi phải ngồi nhiều. Tôi lo lắng về việc mang thai sẽ khiến bệnh nặng hơn.

    Vậy tôi muốn hỏi tôi nên làm gì để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai. Trong thai kỳ tôi có cần lưu ý gì để bệnh không nặng hơn không? Tôi xin cảm ơn!

Trần Thị Phương Lan, Hà Nội

 

Phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

 

Trả lời:

     Chào chị Lan! Đúng là quá trình mang thai ở phụ nữ là một trong những nguyên nhân gây ra và làm nặng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đó là bởi sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch chân, làm gia tăng áp lực trong tĩnh mạch, giảm lưu thông máu. Ngoài ra,  khi mang thai, sự gia tăng lưu lượng máu cũng làm tăng gánh nặng cho tĩnh mạch chân. Vì vậy, nếu chị có kế hoạch sinh bé thứ hai, chị cần có sự chuẩn bị tốt như sau:

  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp tĩnh mạch bền, chắc, co tĩnh mạch bị giãn, ví dụ như BoniVein + của Mỹ.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý:
  1. Với công việc phải ngồi nhiều, thỉnh thoảng chị nên đứng dậy, đi lại, không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, không ngồi vắt chéo chân. Không đứng quá lâu 1 chỗ, không bê vác vật nặng.
  2. Khi ngồi làm việc, chị nên kê cao chân để giảm áp lực xuống tĩnh mạch chi dưới.
  3. Tăng cường tập thể dục để duy trì cân nặng lý tưởng hoặc để giảm cân (nếu thừa cân, béo phì).
  4. Kê cao chân khi ngủ. Chị có thể mua gối chống giãn tĩnh mạch chân để sử dụng.
  5.  Không dùng cao, dầu nóng để thoa chân, không ngâm chân nước nóng.

    Các biện pháp trên sẽ giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch của chị cải thiện. Đây là sự chuẩn bị tốt cho chị trước khi mang thai.

 

 Người bị suy giãn tĩnh mạch nên kê cao chân khi ngủ

Người bị suy giãn tĩnh mạch nên kê cao chân khi ngủ

 

Phụ nữ có thai bị suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý gì?

     Trong quá trình mang thai, chị cần nắm được những lưu ý sau đây nhằm tránh để bệnh nặng hơn:

  • Duy trì các thói quen sinh hoạt tốt như không ngồi lâu 1 chỗ, không đứng lâu, không tác động nhiệt vào chân, kê cao chân khi ngủ, thường xuyên massage chân.
  • Không mặc quần bó sát chân.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, không để tăng cân quá nhanh. Đồng thời, chị lưu ý nên ăn nhiều rau xanh, tránh đồ ăn cay, nóng.
  • Cân nhắc đeo vớ y khoa nếu có triệu chứng đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, chuột rút chân.

    Hy vọng đến đây, chị Lan đã biết khi bị suy giãn tĩnh mạch thì cần chuẩn bị gì trước khi mang thai và nắm được những lưu ý cần biết trong suốt thai kỳ. Chúc chị sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hò Chí Minh: Chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng sản phẩm thiên nhiên

Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi ở số 3/2A, ấp Mỹ Hòa 4, xã  Xuân Thới Đông, huyện Hoc Môn, Tp Hồ Chí Minh

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Nhiều độc giả thắc mắc khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay không? Mời độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Tìm hiểu về biến chứng huyết khối tĩnh mạch do mắc suy van tĩnh mạch sâu

Suy van tĩnh mạch sâu là gì? Suy van tĩnh mạch sâu có nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, không thể không kể đến biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu. Biến chứng này có nguy hiểm không, có biện pháp nào phòng ngừa không? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

8 biện pháp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Tiến sĩ Josh Axe, một bác sĩ y học tự nhiên, bác sĩ chỉnh hình và chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Mỹ đã chia sẻ về các biện pháp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả.

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không? Chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện như thế nào?

Một thắc mắc chung của nhiều người bệnh đó là khi bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không? Chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khoa học như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844