Câu hỏi: Chào chuyên gia, tôi nghe nói trong cơ thể một số người có cồn nội sinh do cơ thể tự sinh ra. Vậy cồn nội sinh khác gì so với cồn do uống rượu bia? Nếu test độ cồn dương tính thì có coi là vi phạm luật giao thông? Cảm ơn chuyên gia
Đào Văn Sơn, 38 tuổi, Hà Nội
Cồn nội sinh và cồn do bia rượu khác nhau thế nào?
Trả lời:
Chào anh Sơn, với câu hỏi của anh, chuyên gia trả lời như sau:
Trong một số trường hợp, cơ thể không tiếp xúc, ăn uống các thực phẩm có cồn nhưng khi xét nghiệm hay thổi nồng độ cồn vẫn dương tính, đây là những trường hợp người bệnh có cồn nội sinh. Cồn nội sinh là cồn do cơ thể tự sinh ra, không có bất kỳ tác động khác bên ngoài. Nguyên nhân do vi khuẩn và nấm men trong cơ thể phân hủy glucose thành cồn. Tình trạng này thường gặp ở những người trong hệ tiêu hóa chứa vi khuẩn đặc biệt, một số loại nấm men. Ngoài ra, trong một số trường hợp những người bị bệnh, có cấu trúc đường tiêu hóa có vấn đề, mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đường mật, loạn khuẩn ở đường tiêu hóa; xơ gan, đái tháo đường, người bệnh gặp các vấn đề chuyển hóa,... cũng có thể gây ra cồn nội sinh.
Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol. Nếu test dương tính, bạn vẫn bị coi vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, lượng cồn này là thường vô cùng nhỏ, chỉ có các phương tiện chuyên dụng và siêu nhạy mới phát hiện dương tính, còn các phương tiện thông thường không đủ để phát hiện.
Bởi vậy, bạn không nên quá lo ngại về nồng độ cồn nội sinh. Bộ Y tế cũng cho biết tình huống này rất hy hữu. Nếu không may gặp phải, bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu, kết quả sẽ chính xác tuyệt đối.
Như vậy, cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol, nếu test dương tính, bạn vẫn bị coi vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, tình huống này rất hy hữu nên anh cứ yên tâm, chúc anh nhiều sức khỏe!
XEM THÊM: