Xơ gan là gì? Bệnh xơ gan có chữa được không?

Cập nhập: Thứ sáu, 05/05/2023

 

   Nguy hiểm, cần điều trị lâu dài và phải thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt nghiêm ngặt là những điều thường được nhắc về bệnh xơ gan.

    Để có thêm những thông tin chi tiết hơn về căn bệnh này như xơ gan là gì? Nó có chữa được không? Cần làm gì để bệnh được cải thiện tốt… mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Xơ gan là gì?

Xơ gan là gì?

 

Xơ gan là gì?

    Xơ gan là bệnh lý mạn tính tại gan, tại đây diễn ra quá trình tổn thương có tính chất lan tỏa kéo dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô gan bị tổn thương. Xơ gan biểu hiện bằng tình trạng viêm, hoại tử tế bào nhu mô gan, sự tăng sinh xơ của tổ chức liên kết, từ đó tạo sẹo và xơ hóa, hình thành các nốt tân sinh tế bào gan làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan.

   Bình thường, gan sẽ mềm mại, màu đỏ, mặt nhẵn, nặng từ 1-2 đến 1.5kg. Khi bị xơ gan, cơ quan này có thể to lên hoặc teo nhỏ, không mềm mại mà trở nên cứng với mật độ chắc, màu sắc đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, mặt gan sần sùi hoặc mấp mô, có nhiều hạt to hoặc nhỏ, đều hoặc không đều. Lúc này, chức năng gan bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra những triệu chứng và biến chứng của bệnh.

 

Gan bình thường (trái) và gan của bệnh nhân xơ gan (phải)

Gan bình thường (trái) và gan của bệnh nhân xơ gan (phải)

 

Triệu chứng xơ gan

   Trong lâm sàng, xơ gan được chia làm 2 thể là xơ gan giai đoạn còn bù và giai đoạn mất bù với các triệu chứng có nhiều điểm khác nhau.

Triệu chứng xơ gan giai đoạn còn bù

   Khi ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn, không rõ ràng khiến người bệnh dễ chủ quan, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường và ít khi chủ động đi khám. Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải là:

  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Khó tiêu
  • Đau nhẹ vùng hạ sườn phải
  • Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, phân lỏng
  • Có các nốt sao mạch ở da mặt, cổ, ngực, lòng bàn tay son.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

 

Hình ảnh lòng bàn tay son

Hình ảnh lòng bàn tay son

 

Triệu chứng xơ gan giai đoạn mất bù

   Đây là giai đoạn nặng của bệnh xơ gan, và bệnh nhân thường đến khám khi có các triệu chứng ở giai đoạn này với biểu hiện rõ rệt bằng hai hội chứng chính:

  • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Cổ trướng toàn thể (Bụng phình to, sưng), trọng lượng cơ thể tăng đột ngột, khó thở khi nằm xuống, đau bụng, buồn nôn và ói mửa), tuần hoàn bàng hệ cửa-chủ (tĩnh mạch nổi rõ ở nửa bụng trên từ mũi ức đến rốn), lách to.
  • Hội chứng suy tế bào gan: Gầy sút, suy sụp, mất khả năng làm việc, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng chướng hơi, ăn uống kém), phù nhẹ, phù trắng mềm, ấn lõm, chủ yếu phù 2 chi dưới, có thể xuất huyết dưới da và niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan, có thể vàng da, lòng bàn tay son, sao mạch.

 

Những nguyên nhân gây xơ gan

Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan như:

  • Viêm gan virus, nhất là viêm gan virus B.
  • Xơ gan do rượu
  • Ứ mật kéo dài.
  • Ứ máu ở gan
  • Nhiễm độc hóa chất như urethane, phospho, tetraclorocarbon và thuốc (isoniazid, rifampicin, sulfamid…).
  • Nhiễm ký sinh trùng: Sán máng, sán lá gan.
  • Xơ gan do lách to.

 

Xơ gan có nguy hiểm không?

   Xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là khi nó đã chuyển sang giai đoạn mất bù với nguy cơ gây tử vong cao, lên đến 20- 50% tùy theo các loại biến chứng.

Khi không được điều trị sớm và hiệu quả, người bệnh xơ gan sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Ung thư gan: có đến 70-80% bệnh nhân ung thư gan tiến triển trên nền bệnh xơ gan.
  • Xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở nhiều nơi như ngoài da, chân răng, lợi hoặc chảy máu lan tràn ở ống tiêu hóa gây đi ngoài phân đen và/hoặc đỏ. Khi bị xuất huyết do xơ gan, bệnh nhân rất dễ bị tử vong.
  • Bội nhiễm: Viêm phổi, lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột. Khi đã có biến chứng nhiễm khuẩn, chúng sẽ tác động ngược trở lại làm cho bệnh xơ gan tiến triển nặng hơn.
  • Hôn mê gan: Hôn mê gan thường xảy ra sau khi gặp các yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hóa, là giai đoạn cuối cùng của suy gan, người bệnh có khả năng tử vong rất cao.

 

Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, dễ gây hôn mê và tử vong

Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, dễ gây hôn mê và tử vong

 

Bệnh xơ gan có chữa được không?

   Việc xơ gan có chữa được không phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và một số yếu tố khác.

    Với xơ gan ở giai đoạn còn bù, khi có phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Theo các chuyên gia, nếu như bệnh xơ gan được phát hiện sớm tức là ở giai đoạn còn bù thì người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ của mình từ 10 đến 20 năm.

    Với xơ gan mất bù, đây là giai đoạn cuối của bệnh, chức năng gan dường như đã bị mất hoàn toàn và không còn khả năng hồi phục, gan không còn khả năng lọc và đào thải độc tố và không có phương pháp điều trị khỏi. Lúc này, mọi phương pháp can thiệp của bác sĩ chỉ nhằm giảm đau và hạn chế tình trạng xơ hóa. Người bệnh chỉ có thể sống được từ 1 đến 3 năm, trong số đó có khoảng 50% những người mắc xơ gan giai đoạn mất bù chỉ sống sót trong vòng chưa đầy 1 năm. Lúc này, ghép gan là phương pháp duy nhất mang lại hy vọng cho người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ được ghép gan hiện nay vẫn rất thấp bởi đây là phương pháp tốn kém và khó có thể được nhận gan hiến tặng.

 

Cách điều trị xơ gan

    Nguyên tắc điều trị xơ gan là người bệnh cần kết hợp giữa việc tuân theo chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các thuốc hoặc phương pháp điều trị được áp dụng là:

  • Nhóm thuốc giúp cải thiện chuyển hóa tế bào gan gồm glucose (uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch), vitamin nhóm B, C, acid folic, acid lipoic, actiso (cao hoặc lá để tăng chuyển hóa mật).
  • Testosteron tiêm để tăng cường đồng hóa đạm (ít dùng).
  • Điều trị cổ trướng bằng thuốc lợi tiểu. Chọc hút dịch khi cổ trướng quá to.
  • Glucocorticoid dùng trong giai đoạn tiến triển của xơ gan do rượu và xơ gan ứ mật. Không dùng khi có cổ trướng phù to, vàng da nặng, viêm loét ống tiêu hóa.
  • Truyền albumin.
  • Truyền máu hoặc chế phẩm máu khi có rối loạn đông máu.
  • Điều trị cấp cứu khi có xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Người bệnh xơ gan cần:

  • Kiêng rượu bia, cai rượu nếu đang nghiện rượu.
  • Tránh lao động nặng.
  • Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối.
  • Chế độ ăn: Ăn nhiều protein, đủ vitamin, đảm bảo đủ năng lượng (2500-3000 calo/ngày), hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn.
  • Trường hợp có cổ trướng, người bệnh cần ăn nhạt tuyệt đối.

    Như vậy, xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Để phát hiện bệnh sớm, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao như nhiễm virus viêm gan B, người thường xuyên uống rượu, người dùng thuốc trong thời gian dài… Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh những dấu hiệu thiếu máu bạn không được bỏ qua

Thiếu máu dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bạn cần nắm được những dấu hiệu thiếu máu để có phương pháp điều trị kịp thời.

Suy gan - Các giai đoạn, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Suy gan phát triển qua những giai đoạn nào? Phòng ngừa suy gan bằng cách nào?

Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh lý này?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý như thế nào? Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Dưa hấu nóng hay mát? Mách bạn 7 loại trái cây giải nhiệt mùa hè

Vấn đề: “Dưa hấu nóng hay mát?” thường xuyên là chủ đề tranh cãi của nhiều người, đặc biệt là trong tiết trời gay gắt của mùa hè. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi đó

[Chuyên gia giải đáp] Thường xuyên chảy máu cam là bệnh gì?

[Chuyên gia giải đáp] Thường xuyên chảy máu cam là bệnh gì?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844