Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Cập nhập: Thứ ba, 23/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe ở nam và nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe như vô sinh, liệt dương, suy giảm chức năng sinh sản hoặc thậm chí tử vong. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các đặc điểm của bệnh để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

 

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là gì?

 

Bệnh sùi mào gà là gì?

   Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục (genital warts) là bệnh tăng sinh của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc cơ quan sinh dục, do virus Human Papillomavirus (HPV) - virus gây u nhú ở người gây nên.

   Bệnh này gặp ở mọi giới tính và mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất ở tuổi hoạt động tình dục. Những người bị suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

   Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn, cụ thể:

  • Ở nam giới: Sùi mào gà  thường gặp ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu niệu đạo trước…
  • Ở nữ giới: Bệnh thường xuất hiện ở âm vật, âm hộ, cổ tử cung, môi lớn môi bé… Ngoài ra sùi mào gà ở phụ nữ còn xuất hiện ở toàn bộ bộ phận sinh dục, bẹn, quanh xương chậu… 

 

Bệnh sùi mào gà được lây truyền qua đường nào?

   Sùi mào gà được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh, kể cả quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc đường miệng. Có 90% nam giới và 60% nữ giới mắc bệnh sùi mào gà do quan hệ tình dục bừa bãi.

   Ngoài lây nhiễm qua đường tình dục, sùi mào gà còn bị lây truyền do:

  • Sử dụng chung đồ dùng: Bệnh sùi mào gà có thể lây từ qua đường ăn uống, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bồn tắm, quần lót, bồn tắm, bàn chải đánh răng..
  • Lây từ mẹ sang con: Ở phụ nữ bị sùi mào gà thì cổ tử cung sẽ chứa virus gây bệnh. Khi họ có thai và sinh con, thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với virus này dẫn đến con sinh ra có thể bị sùi  mào gà.

 

Sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con.

Sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con.

 

Các giai đoạn bệnh sùi mào gà là gì?

   Bệnh được chia thành 5 giai đoạn tương ứng với quá trình phát triển của sùi mào gà:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn này, bệnh nhân chưa xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này tính từ thời điểm mà người bệnh tiếp xúc với virus HPV cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau tùy từng người, kéo dài khoảng 4 tuần đến 9 tháng, trung bình là 3 tháng.
  • Giai đoạn khởi phát: Lúc này, người bệnh bắt đầu có những nốt sùi nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác.
  • Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn này, số lượng và kích thước của những nốt sùi phát triển mạnh hơn, lan ra những vị trí khác, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Giai đoạn biến chứng: Đây là được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Lúc này người bệnh bị nhiễm trùng, khiến vùng tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. Nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân sùi mào gà còn bị biến chứng là ung thư hậu môn, vòm họng.
  • Giai đoạn tái phát: Sau khi được điều trị khỏi, người bệnh vẫn còn thể bị tái phát do tiếp xúc lại với nguồn lây hoặc virus HPV trong cơ thể chưa được điều trị triệt để hoàn toàn.

 

Triệu chứng bệnh sùi mào gà là gì?

   Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục của Bộ Y tế, bệnh sùi mào gà có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • Triệu chứng điển hình của bệnh là các sẩn màu hồng nhạt hay màu trắng, mềm, đôi khi có cuống, xòe rộng ra giống mào con gà, hay giống súp lơ, không đau, không ngứa, không thâm nhiễm, tập trung thành đám.
  • Nhiều bệnh nhân bị tổn thương ở âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng, miệng, họng, hầu.
  • Những bệnh nhân bị sùi mào gà do HPV type 16 gây nên còn có thể có sẩn dạng Bowen ở vùng hậu môn sinh dục  - đặc trưng là các sẩn nhỏ từ 2-3 mm, nổi cao trên mặt da, màu nâu.
  • Sùi mào gà khổng lồ do virus  HPV type 11 và 16 gây nên - là những tổn thương sùi mào gà có kích thước lớn, mùi hôi do bội nhiễm hoặc hoại tử tổ chức. Với dạng này, việc điều trị cần can thiệp bằng ngoại khoa cắt bỏ thương tổn. Cần lưu ý phải khám phát hiện hạch và làm xét nghiệm mô bệnh học để phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng ung thư hóa.
  • Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà do lây từ mẹ thường bị tổn thương ở niêm mạc miệng, họng. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và xét nghiệm PCR xác định sự hiện diện của virus.

Cận lâm sàng

   Trong trường hợp các triệu chứng lâm sàng không điển hình, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm:

  • Mô bệnh học: Hình ảnh mô bệnh học bao gồm tăng sừng (hyperkeratosis), tăng gai (acanthosis) và u nhú (papillomatosis).
  • Xét nghiệm PCR để xác định type HPV gây bệnh. Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (98-100%). Tuy nhiên, phương pháp này còn giới hạn trong phòng thí nghiệm, chưa phải cơ sở điều trị nào cũng có điều kiện để làm xét nghiệm này.

 

Sùi mào gà chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán xác định

   Để chẩn đoán xác định sùi mào gà, bác sĩ chỉ cần dựa vào lâm sàng kết hợp xét nghiệm PCR xác định type vi rút.

Chẩn đoán phân biệt

   Nhằm phân biệt với một số bệnh da khác như sừng da dầu, dày sừng ánh nắng, ung thư tế bào gai.

 

Điều trị

   Hiện nay, sùi mào gà chưa có biện pháp điều trị nào đặc hiệu. Bác sĩ có thể chỉ định một hay kết hợp nhiều biện pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể.

Điều trị nội khoa

   Điều trị nội khoa gồm các thuốc bôi tại chỗ và thuốc toàn thân, cụ thể:

Các thuốc bôi tại chỗ:

  • Acid Trichloracetic 33% có tác dụng đông vón protein và gây hoại tử tế bào sừng.
  • Podophyllotoxine 0,5% hoặc podophyllin 25%: Thuốc chống phân bào được bào chế dưới dạng dung dịch keo.
  • Nitrat bạc 10%: Có tác dụng bạt sừng.
  • 5-aminolevulinic acid: Bôi thuốc lên thương tổn sau đó chiều tia cực tím (UV) có tác dụng diệt các tế bào chứa vi rút.
  • Imiquimod 5%: Kích thích miễn dịch diệt vi rút.
  • 5-Fluorouracil cream có tác dụng ức chế sự nhân lên của các tế bào được bào chế dưới dạng kem.

Các thuốc dùng toàn thân:

  • Interferon alpha-2a: Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào đồng thời kích thích hoạt động của các đại thực bào.
  • Cimetidine:  Thuốc có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng khả năng đại thực bào và diệt vi rút.
  • Levamisole: Thuốc có tác dụng kích thích miễn dịch, thường được dùng kết hợp với các thuốc bôi khác.
  • Imiquimod là chất kích thích miễn dịch diệt vi rút.
  • Sulfat kẽm: Liều lượng được sử dụng là 10mg/kg/ngày.

Điều trị ngoại khoa

   Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần được thực hiện một số thủ thuật nhỏ để loại bỏ nốt sùi. Các biện pháp đó bao gồm:

  • Phẫu thuật bằng Laser: Loại laser thường được sử dụng nhất là laser CO2 có bước sóng 10600nm - có tác dụng phá vỡ tế bào và làm bốc bay toàn bộ tổ chức u. Laser màu có bước sóng 585nm cũng có thể được áp dụng để điều trị hạt cơm - có tác dụng phá hủy các mạch máu làm giảm nguồn nuôi dưỡng các tế bào chứa vi rút từ đó có tác dụng điều trị bệnh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ thương tổn: Phương pháp này được áp dụng đối với các thương tổn kích thước lớn.

 

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà như thế nào?

   Để phòng bệnh hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục khi một trong hai người bị nhiễm bệnh. Trong 6 tháng đầu sau khi điều trị khỏi bệnh cũng nên sử dụng bao cao su để phòng nhiễm bệnh.
  • Sống lành mạnh, thủy chung một vợ một chồng.
  • Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín hàng ngày và sau mỗi lần quan hệ tình dục.
  • Tiêm vắc xin phòng HPV.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng.

   Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết thêm các thông tin cần thiết về bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Do đó, bạn nên dự phòng nguy cơ bị lây nhiễm và nên chú ý quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

5 bệnh nhiễm trùng bạn có thể mắc phải tại phòng tập

Mọi người đến phòng tập để duy trì một sức khỏe tốt. Nhưng ít ai để ý rằng phòng tập là nơi tập trung của nhiêu loại vi khuẩn, virus và nấm, nếu không cẩn thận bạn rất có nguy mắc các bệnh nhiễm trùng từ phòng tập.

Ngứa vùng kín ở nữ là biểu hiện của bệnh gì?

Ngứa vùng kín ở nữ là biểu hiện của bệnh gì?

Ung thư amidan nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Amidan là một khối mô mềm nằm ở phía sau họng, thường được nhiều người biết đến thông qua bệnh lý viêm amidan. Ngoài căn bệnh phổ thông này, một tình trạng cũng rất đáng được quan tâm chính là ung thư amidan.

Chuỗi hạt ngọc dương vật là gì? Làm cách nào để loại bỏ?

Chuỗi hạt ngọc dương vật tuy là bệnh lành tính nhưng nó lại dễ bị nhầm lẫn với sùi mào gà - một căn bệnh xã hội nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh thường bị ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng của đời sống tình dục.

Tỷ lệ mắc mới, tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam tăng nhanh

Tỉ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, khoảng 182.000 ca mỗi năm kéo theo nhiều trường hợp tử vong.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà