Suy giảm miễn dịch - Cần làm gì để vẫn luôn sống khỏe mạnh?

Cập nhập: Thứ tư, 12/04/2023

 

   Có thể nói, hệ miễn dịch sở hữu những tế bào năng động nhất trong cơ thể. Chúng di chuyển khắp nơi, nhanh chóng có mặt tại vị trí tổn thương, tiêu diệt các mầm bệnh và giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Do đó, những người mắc chứng suy giảm miễn dịch thường rất dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng. Vậy, họ sẽ cần làm gì để luôn sống khỏe? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch - Cần làm gì để vẫn có thể sống khỏe mạnh?

 

Suy giảm miễn dịch là tình trạng như thế nào?

   Hệ thống miễn dịch - “Immune System” được tạo thành từ các loại tế bào bạch cầu, đại thực bào, tế bào đuôi gai, tế bào diệt tự nhiên, tế bào lympho B và T, cùng với các loại kháng thể khác nhau.

    Chúng tạo thành một mạng lưới bảo vệ cơ thể khỏi những “kẻ lạ mặt” xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ví dụ như virus, vi khuẩn và các độc tố từ chúng. Nhờ đó, chúng ta có thể sống khỏe mạnh giữa hàng triệu tác nhân gây bệnh luôn tồn tại xung quanh.

    Tuy nhiên, những người bị suy giảm miễn dịch lại không may mắn như vậy. Sự giảm sút về số lượng tế bào miễn dịch, kháng thể và khả năng hoạt động của chúng, khiến cho họ trở thành mục tiêu tiềm năng của các bệnh nhiễm trùng.

   Hội chứng suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với nhiều cơ chế khác nhau, được chia thành hai nhóm nguyên nhân là:

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh

  Đây là tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát, được gặp ở những người bị rối loạn di truyền. Những khiếm khuyết di truyền hay gen khiến cho các thành phần của hệ miễn dịch hoạt động không bình thường.

   Hoặc, những bất thường về di truyền khiến việc sản xuất các tế bào miễn dịch bị gián đoạn như: thiếu hụt tế bài B và T, thực bào, bổ thể, gamma globulin trong máu,...

 

bất thường trong gen di truyền

Những bất thường trong gen di truyền có thể gây suy giảm miễn dịch

 

Suy giảm miễn dịch mắc phải

    Đây là tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát, thường xuất hiện ở những người mắc phải một số bệnh lý như:

  • HIV/AIDS: Loại virus này kí sinh và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, khiến số lượng tế bào miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Chính vì thế, cơ thể không còn được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh thông thường, ngay cả những bệnh lý nhiễm trùng rất nhẹ cũng có thể khiến họ suy kiệt, và tử vong.
  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết tăng cao khiến cho số lượng các tế bào miễn dịch giảm sút, khả năng thực bào và phản ứng của các tế bào này cũng giảm đi đáng kể. Điều này góp phần khiến cho người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu, răng miệng, các vết thương nhỏ cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hội chứng thận hư, phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng khiến số lượng tế bào miễn dịch giảm do không sản xuất đủ. Hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo được chức năng bảo vệ cơ thể.
  • Ung thư hệ thống miễn dịch như trong bệnh bạch cầu. Các tế bào lympho và bạch cầu dòng tủy bị ung thư hóa, mất hoàn toàn khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
  • Một số bệnh lý khác: viêm gan virus, đa u tủy,...

   Ngoài bệnh lý, việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư,... cũng khiến khả năng hoạt động của hệ miễn dịch giảm sút. Người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng và tình trạng cũng nặng hơn so với người bình thường.

 

Đường huyết cao

Đường huyết cao là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

 

Điều trị suy giảm miễn dịch bằng cách nào?

   Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh do di truyền nên không có cách để ngăn ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi triệu chứng nhiễm trùng dai dẳng ở đường hô hấp, tai, trên da,  tiêu hóa,... để sớm phát hiện, kiểm soát và điều trị.

   Các phương pháp điều trị suy giảm miễn dịch bẩm sinh thường là truyền kháng thể immunoglobulin, thuốc điều hòa miễn dịch gamma interferon, các yếu tố tăng trưởng, hay ghép tế bào gốc.

   Với các trường hợp bị suy giảm miễn dịch mắc phải, mỗi nguyên nhân sẽ có một hướng xử lý khác nhau. Ví dụ, với các trường hợp mắc HIV/AIDS, người bệnh sẽ được sử dụng các thuốc kháng virus, giúp ức chế sự nhân lên của vi rút, duy trì nồng độ vi rút trong máu ở mức thấp nhất có thể.

   Hay như với người bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp làm giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng do đường huyết tăng lên quá cao, như suy giảm miễn dịch. Đồng thời, người bệnh cũng cần ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường tập thể dục và sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để luôn giữ được đường huyết ổn định ở mức an toàn.

 

Cần làm gì để sống khỏe khi bị suy giảm miễn dịch?

   Cho dù là mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay do bệnh lý, người bệnh cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để có thể sống khỏe, và giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng những việc đơn giản như: tắm gội mỗi ngày, rửa tay thường xuyên với xà phòng, cồn sát khuẩn.
  • Chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, súc miệng với nước muối, lấy cao răng định kỳ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh, tăng cường bổ sung protein, vitamin, khoáng chất như kẽm, sắt, selen, vitamin A, C, E,...
  • Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, stress. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc này, thì hãy sử dụng sản phẩm BoniSleep +BoniHappy +.
  • Luôn đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà, hạn chế đến những nơi đông người, chỉ đến bệnh viện khi cần khám bệnh.
  • Tránh để bản thân bị trầy xước, gặp phải các vết thương hở.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về suy giảm miễn dịch và cách sống khỏe khi mắc phải chứng rối loạn này. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có tác dụng gì?

Với ung thư cổ tử cung, khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả thì bệnh có cơ hội điều trị khỏi rất cao. Trong đó, để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng.

Nitrat trong thực phẩm tốt hay xấu với sức khỏe chúng ta?

Nitrat là hợp chất có thể chuyển hóa thành oxit nitric có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng cũng có thể chuyển thành nitrosamine gây ung thư

Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?

Ung thư máu là căn bệnh xảy ra do sự tăng sinh các tế bào bạch cầu quá mức. Đây vẫn là một trong số những loại ung thư có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời.  Vậy ung thư máu sống được bao lâu?

WHO tuyên bố: “Chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với Covid-19”

Ngày 5/5/2023, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chính thức tuyên bố, chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với đại dịch Covid-19!

Chủ quan coi Covid là “cúm vặt” khiến người thân nhập viện vì biến chứng

Test Covid-19 dương tính, nhưng do triệu chứng nhẹ, nhiều người vẫn chủ quan khi tiếp xúc với gia đình khiến người thân phải nhập viện vì biến chứng.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844