Nếu đang bị đau đớn, khó chịu do nhiệt miệng, bạn hãy dành ra 5 phút đọc bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân gây nhiệt miệng, cách khắc phục cũng như biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng này tái phát hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây ra các vết loét hoặc vết rộp nhỏ, màu trắng, vàng hoặc đỏ bên trong miệng. Chúng phát triển ngay trên nướu hoặc trên các mô mềm (lưỡi, má trong…), không xuất hiện ở môi và không có tính chất lây lan. Đây thường là các vết loét nông, đường kính khoảng 1-2mm, tuy nhiên nếu không có phương pháp cải thiện hiệu quả, người bệnh vẫn tiếp tục có các yếu tố nguy cơ như ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ thì vết loét này có thể tăng kích thước lên đến 5mm.
Thông thường, các nốt nhiệt miệng thường tự khỏi, nhanh thì 3-4 ngày, lâu hơn thì 7-10 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 14 ngày và vết loét có dấu hiệu như mở rộng, xuất hiện nhiều vết loét khác, đau buốt nhiều kèm theo triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu thì bạn nên đi khám để có phương án điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân nhiệt miệng
Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng thuộc chứng “Khẩu cam” do nhiệt độc, hỏa hư, thấp nhiệt, tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên. Các phương pháp điều trị được áp dụng là sử dụng bài thuốc thanh nhiệt lương huyết hoặc bổ âm kết hợp kiêng đồ ăn cay nóng. Tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc đông y thì người bệnh cần đi khám ở các phòng khám uy tín, không được tự kê đơn bốc thuốc để uống.
Theo y học hiện đại, có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra và làm nặng thêm tình trạng nhiệt miệng, trong đó chủ yếu là do thiếu các vitamin cần thiết, ngoài ra còn do một số yếu tố khác, cụ thể:
Nhiệt miệng do thiếu các vitamin thiết yếu
Thiếu dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất là nguyên nhân thường gặp gây nhiệt miệng. Trong đó, thiếu 3 vitamin sau đây là dễ gặp nhất:
- Vitamin C: Khi bị thiếu hụt vitamin C, cơ thể sẽ mệt mỏi, kiệt sức và giảm sức đề kháng. Lúc này các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong khoang miệng và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có nhiệt miệng. Vết loét sẽ ngày càng nặng hơn, khó lành lại nếu không được bổ sung vitamin C kịp thời.
- Thiếu Vitamin PP (vitamin B3): Cơ thể thiếu vitamin PP dễ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, dễ viêm da, viêm lưỡi và nhiệt miệng.
- Vitamin B2: Vitamin B2 cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ biểu lộ các dấu hiệu điển hình như mệt mỏi, viêm mép, viêm lưỡi, phù niêm mạc môi, vết thương lâu lành,… Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức răng, viêm lợi. Đây đều là những nguyên nhân gián tiếp gây nên nhiệt miệng.
Thiếu vitamin PP gây nhiệt miệng
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng khác
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Do đánh răng quá mức, vô tình cắn vào phần má trong… gây tổn thương niêm mạc miệng. Khi sức đề kháng thấp kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không tốt sẽ làm các vết tổn thương đó bị viêm, loét và hình thành nốt nhiệt miệng.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Dị ứng với thực phẩm như cà phê, sôcôla, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi.
- Do virus và vi khuẩn: Ví dụ Helicobacter pylori ( Vi khuẩn HP ) – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng.
- Căng thẳng tâm lý ( Stress ).
- Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn kinh nguyệt.
- Ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Làm sao để hết nhiệt miệng?
Như đã trình bày ở trên, nhiệt miệng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng ngày càng nặng lên và/hoặc nó gây nhiều khó chịu, đau đớn thì cần nghiêm túc thực hiện các phương pháp sau đây để cải thiện hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ rất quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng. Bạn cần đánh răng kết dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước và nước súc miệng để đảm bảo làm sạch toàn bộ răng miệng.
Tiếp theo, bạn sử dụng nước súc miệng Pedentex có chứa Chlohexidine nồng độ 0.12%. Nó giúp sát khuẩn răng miệng, giảm nhiệt miệng và các vấn đề khác như viêm nướu, chảy máu chân răng.
Dùng nước súc miệng Pedentex để giảm nhiệt miệng
Bổ sung các loại vitamin cần thiết
Như đã trình bày ở trên, nhiệt miệng có nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu các vitamin như vitamin C, vitamin PP và vitamin B3. Bạn có thể ra nhà thuốc, hỏi mua các loại vitamin này để bổ sung.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm…vv.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Trong thời gian bị nhiệt miệng, bạn cần kiêng đồ ăn cay nóng, các món nướng và chiên rán, các món ăn cứng dễ gây tổn thương niêm mạc miệng.
Thay vào đó, bạn nên tăng cường ăn thêm rau xanh và hoa quả tươi, đặc biệt là những thực phẩm có tính mát như rau cải, mướp đắng…
Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt bạn cần lưu ý:
- Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống
- Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress
Dùng thuốc điều trị triệu chứng của nhiệt miệng
Để cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc bôi tại chỗ: Kamistad Gel N, Oracortia, Emofluor, Gengigel, Mouthpaste, Orrepaste, Mandarin, Zytee RB…vv
- Thuốc uống toàn thân: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau.
Đến đây, hy vọng bạn đã có cho mình phương pháp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: