Bị chứng ngủ rũ uống thuốc gì?

Cập nhập: Thứ hai, 13/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Chứng ngủ rũ là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến hàng đầu hiện nay. Vấn đề này gây ra phiền phức cho rất nhiều người với các biểu hiện như buồn ngủ vào ban ngày, thường xuyên ngủ gật, khó tập trung,… Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bị chứng ngủ rũ thì uống thuốc gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

 

Bị chứng ngủ rũ uống thuốc gì?

Bị chứng ngủ rũ uống thuốc gì?

 

Chứng ngủ rũ là gì? Nguyên nhân do đâu?

   Chứng ngủ rũ là một chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Đối tượng thường gặp các tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, không kiểm soát được dẫn đến ngủ gà ngủ gật. Thậm chí họ còn có thể đột nhiên buồn ngủ bất cứ lúc nào khi đang thực hiện những hoạt động khác.

   Bình thường giấc ngủ của con người có tính chu kỳ. Mỗi một chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút, bắt đầu từ giai đoạn đi vào giấc ngủ, giai đoạn ngủ sâu và cuối cùng là giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Người ta xác định được rằng, những đối tượng bị mắc chứng ngủ rũ thường có tình trạng đi vào giấc ngủ REM một cách đột ngột, ngay lập tức mà không cần trải qua 2 giai đoạn trước đó.

   Chứng ngủ rũ loại 1 đi kèm với tình trạng mất sức mạnh cơ bắp đột ngột, gây yếu cơ và khiến bạn không thể kiểm soát cơ của mình (chứng ngủ rũ tê liệt tạm thời). Ngược lại, loại 2 là chứng ngủ rũ không mất sức mạnh cơ bắp đột ngột.

   Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của chứng ngủ rũ có thể là do não gặp phải tình trạng mất cân bằng hóa học. Phần lớn những người bị ngủ rũ đều có hàm lượng Hypocretin ở mức thấp. Đây là một dạng chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ duy trì sự tỉnh táo cho trí não. Ở những trường hợp hiếm gặp, ngủ rũ còn là hệ quả của khiếm khuyết trong di truyền làm cản trở quá trình sản sinh hypocretin.

   Chứng ngủ rũ còn có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân bị chấn thương hoặc mắc phải các bệnh lý ở não khiến một số bộ phận có vai trò điều chỉnh giấc ngủ bị tổn thương.

 

Căng thẳng stress kéo dài

Căng thẳng stress kéo dài cũng gây ra chứng ngủ rũ

 

   Một số nguyên nhân khác của chứng ngủ rũ: tiếp xúc nhiều với độc tố, nhiễm trùng, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết tố, lịch sinh hoạt bị đảo lộn,...

 

Các biểu hiện của chứng ngủ rũ

   Một khi đã được hình thành, chứng ngủ rũ có thể tồn tại suốt cuộc đời, đôi khi lại tái phát, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ. Một số biểu hiện chính của chứng ngủ rũ bao gồm:

Buồn ngủ vào ban ngày

   Buồn ngủ quá mức vào ban ngày - EDS là triệu chứng chính và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Số lần ngủ ngày thay đổi từ một đến nhiều lần trong ngày, và mỗi lần kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Bệnh nhân có thể tạm thời cưỡng lại mong muốn ngủ nhưng điều này chỉ khiến họ mệt mỏi và khó tập trung hơn.

   Giấc ngủ kéo đến có xu hướng xảy ra trong hoàn cảnh nhất định (ví dụ như đọc sách, xem truyền hình, ngồi làm việc) nhưng đôi khi cũng xảy ra khi bạn đang thực hiện các công việc phức tạp (ví dụ như lái xe, thuyết trình, ăn uống,...)

   Bệnh nhân cũng gặp các cơn ngủ rũ mà không có cảnh báo trước. Họ cảm thấy sảng khoái khi thức dậy nhưng có thể buồn ngủ lại chỉ trong vài phút.

   Hậu quả của triệu chứng này là năng suất công việc thấp, kém tập trung,trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn tai nạn khi đang tham gia giao thông hoặc điều khiển máy móc.

Yếu tay chân

   Xuất hiện các cơn yếu cơ hoặc tê liệt tạm thời ngay trong khi vẫn còn ý thức nhận biết, và thường kéo dài trong vòng 2 phút. Các cơn này thường được kích hoạt bởi phản ứng cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như cười, tức giận, sợ hãi, vui mừng, ngạc nhiên.

   Ngoài liệt tay chân, triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ khác: Hàm hạ xuống, nháy các cơ mặt, nhắm mắt, gật đầu và nói lắp, mắt mờ đi. Những cơn này giống như sự mất trương lực cơ xảy ra trong giấc ngủ REM.

   Chứng tê liệt khá phổ biến khi xảy ra ở khoảng 20% số bệnh nhân.

Ảo giác thức hoặc mơ

 

Bị ảo giác

Bị ảo giác

 

   Ảo giác thức và ảo giác mơ: đặc biệt là ảo thanh, ảo thị có thể gặp khi vừa mới vào giấc ngủ hoặc hiếm hơn là ngay sau tỉnh giấc. Những bệnh nhân này khó phân biệt các ảo giác này với sự tưởng tượng hoặc giấc mơ.

   Chứng ảo giác khi ngủ xảy ra ở khoảng 30% số bệnh nhân.

Giấc ngủ bị rối loạn

   Giấc ngủ không còn đi theo nhịp sinh học bình thường, xáo trộn do buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày, đôi khi giấc ngủ ban đêm lại không đầy đủ, không chất lượng. Điều này như vòng xoáy vì nó lại ảnh hưởng ngược lại khiến tình trạng ngủ ngày trầm trọng hơn.

 

Bị chứng ngủ rũ uống thuốc gì?

   Khi bị chứng ngủ rũ, với các bệnh nhân chỉ thỉnh thoảng gặp triệu chứng tê liệt tạm thời, mơ màng, và EDS mức nhẹ thì chưa cần thiết phải sử dụng thuốc điều trị. Trước tiên, bệnh nhân nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc vào ban đêm và có giấc ngủ trưa ngắn theo lịch cố định hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng cần tránh các yếu tố cảm xúc đột ngột (buồn, vui, giận dữ quá mức).

   Các loại thuốc thường được chỉ định cho người mắc chứng ngủ rũ gồm có:

  • Modafinil: Đây là một loại thuốc giữ tỉnh táo có tác dụng kéo dài. Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ buồn nôn, đau đầu, gây lệ thuộc,...
  • Armodafinil: Thuốc có lợi ích và tác dụng phụ tương tự Modafinil nhưng tác dụng lâu hơn.
  • Solriamfetol: Là một thuốc được chỉ định để điều trị EDS ở những bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất là mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn và tiêu chảy.
  • Pitolisant: Là thuốc được chỉ định để điều trị EDS và chứng tê liệt nhất thời ở những bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ. Các tác dụng bất lợi bao gồm nhức đầu, khó chịu, lo lắng và buồn nôn. Thuốc này tương tác với thuốc tránh thai, làm cho các thuốc đó kém hiệu quả hơn.
  • Natri oxybate hoặc một loại thuốc kết hợp có chứa muối canxi, magiê, kali và natri oxybate cũng có thể được sử dụng để điều trị EDS và chứng tê liệt nhất thời. Tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, viêm mũi họng, buồn ngủ, nôn mửa, tiểu không tự chủ, và đôi khi mộng du. Oxybates là nhóm thuốc có khả năng bị lạm dụng và lệ thuộc.
  • Methylphenidate hoặc dẫn xuất amphetamine được sử dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc không thể dung nạp các thuốc thúc đẩy sự tỉnh táo nêu ở trên. Tuy nhiên loại này gây tác dụng phụ và gây nghiện mạnh hơn các loại khác nên chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng.

   Đối với chứng ngủ rũ loại 1, bệnh nhân nên sử dụng oxybate (natri oxybate hoặc một loại thuốc kết hợp có chứa canxi, magiê, kali và natri oxybat) hoặc pitolisant để điều trị chứng tê liệt nhất thời. Nếu dùng như vậy mà hiệu quả giảm EDS chưa đạt thì phối hợp thêm modafinil.

   Đối với chứng ngủ rũ loại 2, modafinil nên là lựa chọn điều trị hàng đầu, solriamfetol là ưu tiên số 2 để điều trị EDS. Ngoài ra, Pitolisant cũng có thể được sử dụng để điều trị thay thế trong một số trường hợp cụ thể.

   Như vậy, các loại thuốc dùng để điều trị chứng ngủ rũ đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng không mong muốn, bạn cần phải tham khảo và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

 

chế độ sống khoa học

Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ sống khoa học

 

   Ngoài ra, để cải thiện chứng ngủ rũ, bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cũng cần lưu ý thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lạnh mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng stress, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

   Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng ngủ rũ, biết cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Nếu có băn khoăn nào thêm về các vấn đề rối loạn giấc ngủ, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800 1044 (tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí) để được giải đáp cụ thể.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: Chứng ngủ rũ
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà