Những lợi ích của thiền trong đời sống hiện đại

Cập nhập: Thứ năm, 09/02/2023

 

   Những năm gần đây, thiền đang đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại như một hình thức tập luyện bởi tính đơn giản, ít tốn kém cũng như những lợi ích đã được chứng minh mà nó đem lại. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thiền là gì? Có những loại thiền nào? Thiền có lợi ích gì với sức khỏe con người?

 

Lợi ích của thiền

Lợi ích của thiền trong đời sống hiện đại

 

Thiền là gì? Nguồn gốc của thiền

   Không có một định nghĩa chính xác được công nhận rộng rãi về “thiền” bởi vì nó bao gồm rất nhiều loại thực hành khác nhau trong các truyền thống tôn giáo khác nhau.

   Lịch sử của thiền gắn bó mật thiết với tôn giáo mà nó được thực hành. Các tài liệu tham khảo sớm nhất về thiền được ghi nhận từ thời Thượng cổ ở Ấn Độ, trong bộ kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad) với thuật ngữ “Dhyna”. Như vậy, có thể nói “cái nôi” của thiền chính là tôn giáo của Ấn Độ.

   Tới khoảng năm 520, Bồ-đề-đạt-ma đã mang thiền truyền bá sang Trung Quốc. Tại đây, thiền được phát triển cả về lý luận và phương thức thực hành dưới sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Trung Hoa. Tiếp sau đó, thiền được truyền bá tới Nhật Bản, hòa trộn với nền văn hóa của nước này.

 

Bồ Đề Đạt Ma

Bồ Đề Đạt Ma - Người truyền bá Thiền học tới Trung Quốc

 

   Tới giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thiền bắt đầu được du nhập tới các quốc gia phương Tây. Có thể thấy, sau khi được lan tỏa tới nhiều quốc gia khác nhau, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa thì thiền đã được đa dạng hóa, bổ sung cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dưới đây là một số định nghĩa về thiền theo một số trường phái:   

  • Thiền trong quan niệm của Phật giáo cổ điển: Thiền được gọi là bhavana, danh từ này được hiểu là phương pháp thực hành để rèn luyện tâm.
  • Thiền trong môn Yoga được gọi là Dhyana nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí không bị cản trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ.
  • Cũng có định nghĩa nhắc về thiền đơn giản là một phương pháp rèn luyện tâm trí tập trung vào sự vật, sự việc, vấn đề hiện tại, giúp người thực hành sống trọn vẹn hơn, hướng tới sự bình an thuần khiết trong bản thân mình.

 

Thiền trong Phật giáo

   Phật giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam. Thiền trong Phật giáo không chỉ hướng tới mục đích giúp tâm trí của ta tĩnh lặng mà còn hướng đến sự thanh lọc, loại bỏ các phiền não có nguồn gốc tinh thần (tư duy, cảm xúc tiêu cực). Ngoài ra, thiền trong phật giáo còn là để nuôi dưỡng, phát triển những đức tính tốt như lòng từ bi, sự tự tin, trí tuệ…

 

Phật giáo

Phật giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa Việt Nam

 

   Có hai phương thức chính trong thực hành thiền Phật giáo đó là thiền định và thiền quán, trong đó:

  • Thiền định (Samatha bhavana) hay còn gọi là thiền chỉ: Hình thức đơn giản nhất của thiền định được thực hiện thông qua việc tập trung vào hơi thở của mình, cảm nhận luồng không khí đi vào và đi ra. Qua đó giúp người thiền dừng càng nhiều càng tốt các hoạt động giác quan như mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm và ý hình dung. Nhờ đó, người thực tập sẽ phát triển được trạng thái thanh tịnh, nhẹ nhàng ở trong tâm (hay còn gọi là định tâm).
  • Thiền quán (Vipassana bhavana) hay còn gọi là thiền tuệ hoặc thiền minh sát: Vipassana có nghĩa là nhìn thấu, nhìn rõ bản chất của sự vật. Trong cái nhìn này, người thực tập thiền sẽ hạn chế một cách tối đa sự can thiệp của ý thức chủ quan vào các đối tượng được chúng ta tiếp nhận, bao gồm mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm. Để thực hành thiền quán, cần phải đưa tâm vào trạng thái tĩnh lặng để quan sát, thấu hiểu sự vật, sự việc, hiện tại với tất cả sự chú tâm sâu sắc nhất. Tu tập thiền quán là nghệ thuật giúp người thiền phát triển được trí tuệ, lòng từ bi, hiểu biết về thế giới hiện tượng và bản chất của mọi sự vật.

   Thiền định và thiền quán có những chức năng khác nhau nhưng lại có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, người tập thiền nên áp dụng cả hai phương thức thực hành này.

 

Thiền dưới góc nhìn của khoa học phương Tây

   Kể từ khi được du nhập sang các quốc gia phương Tây và chịu sự tác động mạnh mẽ của những tư tưởng thời kỳ Phục Hưng, thiền dần dần được tách khỏi yếu tố tôn giáo. Các nhà khoa học phương Tây tin rằng thiền thực sự có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe con người và ngay lập tức, họ đã bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực này.

  • Thiền giúp tăng sự tập trung và cải thiện trí nhớ

   Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Matthew A.Killingsworth và Daniel T.Gilbert của Đại học Harvard tiến hành trên 2.250 tình nguyện viên đã chỉ ra rằng: Con người dành tới 46.9% thời gian thức của họ để nghĩ về điều gì đó khác ngoài việc họ đang làm. Killingsworth và Gilbert đã viết: “Tâm trí con người là tâm trí lang thang, và tâm trí lang thang là tâm trí bất hạnh”.

   Khi ngồi thiền, ta sẽ rèn luyện sự tập trung của toàn bộ tâm trí vào hành động, sự vật, sự việc ở giây phút hiện tại. Ta học cách kiểm soát hơi thở, nhịp tim và suy nghĩ của mình, từ đó phát triển khả năng tập trung, sự ý thức tuyệt đối vào hiện tại, đồng thời giúp cải thiện trí nhớ.

   Vì vậy, thiền có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại, giúp con người nâng cao hiệu suất công việc, phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ của bệnh sa sút trí tuệ.

  • Thiền giúp giảm căng thẳng, kiểm soát lo lắng

   Kết quả của cuộc Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NHIS) vào năm 2012 cho thấy có 8% người Hoa Kỳ trưởng thành đang sử dụng thiền như một phương pháp tập luyện truyền thống. Tới năm 2017, con số này đã tăng lên 10%. Lý do hàng đầu khiến họ tìm tới thiền là bởi những stress, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hàng này.

   Trong khi đó, thực hành thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực bằng cách khai sáng tâm trí, nhìn nhận mọi việc ở các góc độ khác nhau, đem tới cái nhìn khách quan và tích cực hơn. Dưới góc độ khoa học, thiền đã được chứng minh là thực sự giúp cải thiện được triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, gồm có trầm cảm, rối loạn lo âu, hội chứng ruột kích thích, rối loạn giấc ngủ sau chấn thương và đau cơ xơ hóa…

 

Thiền giúp giải tỏa căng thẳng

Thiền giúp giải tỏa căng thẳng, lo lắng hiệu quả

 

  • Thiền giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

   Gần một nửa dân số thế giới ít nhất đã từng gặp những biểu hiện của mất ngủ ở một khoảng thời gian nào đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hành thiền thường xuyên giúp người thiền ngủ được lâu hơn, cải thiện được mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ tốt hơn so với những người mất ngủ áp dụng các phương pháp điều trị khác.

   Rèn luyện sự tập trung trong hơi thở, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đem tới trạng thái tĩnh lặng, biết cách kiềm chế cảm xúc, nhìn mọi việc sáng suốt… là những điều tích cực mà thực hành thiền đem lại. Khi não bộ nhận được những nguồn năng lượng tích cực sẽ giúp người thực hành dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

  • Thiền giúp cải thiện sức khỏe

   Khi ngồi thiền đúng cách, ta hít vào-thở ra chậm rãi hơn, tăng cường khả năng trao đổi khí của đường hô hấp, cải thiện triệu chứng của các bệnh lý mãn tính đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Đồng thời, trong quá trình ngồi thiền thì nhịp tim, huyết áp cũng được điều hòa, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các bệnh lý huyết áp, bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ

 

Hướng dẫn thực hành thiền

   Thiền là biện pháp thực hành đơn giản, có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Thực hành thiền không chỉ là ngồi thiền mà còn bao gồm cả thiền hành (thiền khi đi bộ), nằm thiền (thiền khi nằm), thiền khi ăn…Nhưng tất cả các phương pháp thực hành thiền đều hướng tới sự tập trung hoàn toàn của tâm trí vào hành động đang làm.

   Nếu bạn bắt đầu tập thiền, có thể tham khảo 2 hình thức thiền định (thiền chỉ) và thiền quán. Bạn có thể tập thiền chỉ ở trong giai đoạn đầu, khi tâm đã được lắng yên, đã làm chủ được cảm xúc thái độ, bạn có thể nâng cao phương pháp tu tập của mình bằng việc thực tập thiền quán. Trong thời gian ngồi thiền gồm 60 phút chẳng hạn, 30 phút đầu bạn có thể trải nghiệm thiền chỉ và thời gian còn lại tập trung thiền quán. Khi đã quen dần, việc thực tập thiền chỉ chỉ cần diễn ra trong vòng 10 phút, thời gian còn lại đầu tư cho sự phát triển thiền quán. Phối hợp nhịp nhàng giữa thiền chỉ và thiền quán sẽ giúp vừa đạt được định tâm, vừa phát triển được trí tuệ.

   Một điều phải nhấn mạnh rằng các phương thức thực hành thiền rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh các phương thức thiền đã được đề cập trong bài viết, ngày nay vẫn còn rất nhiều các hình thức thiền khác như thiền siêu việt, thiền thần chú, thiền thư giãn tiến bộ… Với một số lượng lớn như vậy, rất khó để có thể đề cập tất cả trong một khuôn khổ bài viết. Nếu bạn quan tâm tới thiền, hãy lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất, chúc bạn thành công!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844