11 chỉ số xét nghiệm nước tiểu nói gì về sức khỏe của bạn?

Cập nhập: Thứ sáu, 17/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Xét nghiệm nước tiểu là một trong những kỹ thuật được sử dụng trong chẩn đoán nhiều vấn đề về sức khỏe, cũng như đánh giá hiệu quả điều trị, hay việc sử dụng thuốc,... 11 chỉ số trong nước tiểu chính là thước đo phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy, cụ thể, 10 chỉ số này nói lên điều gì? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn đọc hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

 

chỉ số xét nghiệm nước tiểu

11 chỉ số xét nghiệm nước tiểu nói gì về sức khỏe của bạn?

 

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện như thế nào?

   Trước khi bắt đầu lấy nước tiểu, bạn sẽ cần tạm ngưng một số loại thuốc đang dùng, không ăn một số loại thực phẩm nhất định hoặc nhịn ăn để tránh làm thay đổi màu sắc nước tiểu và các thành phần trong nước tiểu. Nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, có thai,... bạn cũng nên cho bác sĩ biết bởi những tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích nước tiểu.

Phương pháp lấy nước tiểu

    Hai phương pháp lấy nước tiểu thường dùng hiện nay là:

  • Lấy nước tiểu giữa dòng: Phương pháp này sẽ chỉ lấy lượng nước tiểu ở giữa dòng mà bỏ phần đầu và cuối để giảm nguy cơ mẫu bị nhiễm vi khuẩn từ bàn tay hay quanh niệu đạo.

-Lấy nước tiểu 24h: Phương pháp này sẽ bỏ toàn bộ phần nước tiểu mà bạn đi lần đầu tiên trong ngày. Sau đó, tất cả những lần đi tiểu tiếp theo sẽ đều được giữ lại, cho đến khi đủ 24 giờ.

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu

    Ba phương pháp xét nghiệm nước tiểu được dùng bao gồm:

  • Phương pháp trực quan: Quan sát màu sắc nước tiểu bằng mắt thường. Màu sắc bình thường là từ vàng nhạt cho tới màu hổ phách đậm, tùy theo độ đặc loãng của mẫu thử. Nếu loại bỏ các nguyên nhân như thực phẩm, thuốc, chất bổ sung, thì màu nước tiểu bất thường sẽ là dấu hiệu của các bệnh tiết niệu, mất nước, bệnh lây truyền qua đường tình dục,…
  • Qua kính hiển vi: Mẫu thử sẽ được kiểm tra, phân tích dưới kính hiển vi để tìm kiếm các yếu tố như tế bào, mảnh tế bào, hồng cầu, bạch cầu, phôi tiết niệu, chất nhầy, vi khuẩn, nấm men hoặc ký sinh trùng,…
  • Bằng que thử: Que tăm thử được sử dụng để kiểm tra một số chất hóa học trong mẫu nước tiểu. Thông qua mức độ thay đổi màu sắc trên que thử, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ về hàm lượng chất hiện diện trong nước tiểu.

 

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu

Soi kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào, phôi tiết niệu, chất nhầy, vi sinh vật

 

   Để có kết quả xét nghiệm nước tiểu chi tiết nhất, các kỹ thuật viên có thể dùng đến các loại máy móc khác nhau. Các loại máy này có thể cho ra chính xác kết quả của 11 chỉ số trong nước tiểu, từ đó giúp bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe của bạn.

 

11 chỉ số xét nghiệm nước tiểu nói gì về sức khỏe của bạn?

   Mỗi chỉ số xét nghiệm nước tiểu đều có một giới hạn nhất định. Nếu như chúng không nằm trong giới hạn đó, thì chứng tỏ bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó. Cụ thể:

Chỉ số LEU hay BLO (Leukocytes - tế bào bạch cầu)

   Bạch cầu có nhiệm vụ tiêu diệt các nhân lạ xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Một số bạch cầu chết đi và bị đào thải qua nước tiểu. Kết quả LEU bình thường sẽ là âm tính hoặc có từ 10 - 25 tế bào/μL. Mức LEU > 25 tế bào/μL sẽ là chỉ báo cho tình trạng cơ thể bị nhiễm trùng hoặc nấm.

Chỉ số NIT (Nitrit)

   Kết quả bình thường sẽ cho chỉ số NIT âm tính hoặc dưới 0,05 mg/dL. Nếu chỉ số NIT vượt ngưỡng, thường là chỉ báo cho việc nhiễm khuẩn, vì một số loài vi khuẩn có khả năng tiết ra men chuyển hóa nitrat trong nước tiểu thành nitrit.

Chỉ số BLD (Blood) (chỉ số hồng cầu niệu)

   Ở kết quả bình thường, chỉ số BLD thường âm tính hoặc dưới hoặc < 5 tế bào/μL. Chỉ số này cao là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo gây xuất huyết.

Chỉ số BIL (Bilirubin)

   Khi hemoglobin trong hồng cầu vỡ ra, tạo một sắc tố màu vàng cam đó chính là bilirubin. Bình thường, phần lớn bilirubin được đào thải qua đường tiêu hóa, chỉ một phần rất nhỏ chuyển thành urobilinogen có trong nước tiểu.

   Do đó, chỉ số bilirubin trong nước tiểu bình thường là âm tính hoặc ở mức 0.4 – 0.8 mg/dL. Chỉ số này cao bất thường có thể gợi ý bệnh lý gan mật như xơ gan, viêm gan, tắc nghẽn đường mật,…

 

Bilirubin trong nước tiểu

Bilirubin trong nước tiểu là chỉ báo về bệnh lý gan, mật

 

Chỉ số UBG (Urobilinogen)

   Tương tự như trên,  chỉ số urobilinogen trong nước tiểu thường âm tính hoặc chỉ ở mức 0.2 – 1.0 mg/dL. Chỉ số này tăng cao bất thường là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan, ứ mật…

Chỉ số PRO (Protein)

   Đây là xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Nếu chức năng lọc của thận bình thường, lượng protein (đạm) trong nước tiểu thường âm tính hoặc dưới 0.1 g/L. Protein dương tính cao trong nước tiểu có thể do bệnh lý ở thận, nhiễm trùng, tự miễn, bệnh tiểu đường, tiền sản giật, hoặc do gắng sức, stress, căng thẳng,...

Chỉ số SG (tỷ trọng nước tiểu)

   Chỉ số này giúp đánh giá xem nước tiểu đang cô đặc hay pha loãng, do cơ thể thiếu nước hay uống quá nhiều nước. Kết quả bình thường nằm trong khoảng 1.005 – 1.030. Nếu chỉ số này thấp hơn mức giới hạn, nước tiểu càng đặc. Ngược lại, nếu trên mức giới hạn, thì nước tiểu càng loãng.

   Nguyên nhân có thể do người bệnh uống ít hay quá nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu hay nhiễm trùng, bệnh về gan, suy tim sung huyết, tiểu đường, tiêu chảy,…

Chỉ số KET (Ketone hay Ceton)

   Chỉ số KET trong nước tiểu thường không có hoặc chỉ nằm trong mức 0.25 - 0.5 mmol/L. Chỉ số KET vượt ngưỡng bình thường có thể do thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng, người bệnh bị tiểu đường, nhịn ăn thời gian dài, nghiện rượu,...

Chỉ số GLU (Glucose)

   Ở người bình thường, đường trong máu sẽ được lọc và tái hấp thu tại thận. Do đó, chỉ số này trong nước tiểu thường là âm tính. Nếu xuất hiện nhiều glucose trong nước tiểu, nguyên nhân có thể là do bệnh tiểu đường, không kiểm soát đường huyết tốt, bệnh lý ở thận, ống thận, viêm tụy, nhiễm trùng, chế độ ăn uống nhiều đường, căng thẳng, stress,…

Chỉ số pH

   Cung cấp thông tin về tính chất acid hoặc bazơ của nước tiểu. Bình thường pH của nước tiểu ở trong khoảng 4.6 - 8.0 (tùy từng loại que thử, thuốc thử). Chỉ số pH tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa,…  Chỉ số pH giảm trong trường hợp nhiễm toan ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước,… 

 

Chỉ số pH

Chỉ số pH giúp xác định tính chất acid hoặc bazơ của nước tiểu

 

Chỉ số ASC (Soi cặn nước tiểu)

    Soi cặn trong nước tiểu được dùng để đánh giá bệnh lý về thận. Chỉ số ASC bình thường nằm trong khoảng 0.28-0.56 mmol/L. Chỉ số này tăng lên là dấu hiệu cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào do viêm nhiễm thận, viêm đường tiết niệu, hoặc sỏi đường tiết niệu,...

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về các chỉ số xét nghiệm nước tiểu và những tình trạng sức khỏe mà chúng phản ánh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà