Bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào?

Cập nhập: Thứ tư, 01/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Đối với bệnh tiểu đường, hầu hết người bệnh chỉ quan tâm đến các biến chứng trên tim, thận, mắt… Ít ai biết rằng căn bệnh này còn gây tổn thương gân, tăng nguy cơ rách gân, ảnh hưởng đến quá trình vận động. Vậy cụ thể, bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào?

Bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào?

 

Gân là gì? Cấu tạo và chức năng như thế nào?

   Gân là phần cấu trúc có màu trắng nằm ở giữa và nối các cơ với xương. Thành phần chính của chúng là sợi collagen đàn hồi, giúp chuyển lực từ cơ bắp đến xương để cơ thể di chuyển. Bởi vậy, gân có mặt ở khắp cơ thể bao gồm: Vai, cánh tay, cổ tay, hông, đầu gối và mắt cá chân.

   Đặc tính cơ học của gân phụ thuộc vào đường kính và hướng sắp xếp các sợi collagen. Một số sợi không có gốc hydroxyproline và proline trong trình tự axit amin. Bởi vậy, chúng có thể thực hiện các chức năng như uốn cong hoặc vòng lại. Ngoài ra, các nếp gấp trong sợi collagen còn giúp gân có độ dẻo dai cần thiết.

 

Gân là cấu trúc màu trắng nối cơ với xương

Gân là cấu trúc màu trắng nối cơ với xương

 

   Tổn thương gân thường xảy ra ở gần khớp như vai, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân. Người bệnh có biểu hiện sưng, đau và mất sức tại nơi bị ảnh hưởng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi gân phải hoạt động nhiều.

   Phần lớn, nguyên nhân gây tổn thương gân là do sự hao mòn theo quá trình lão hóa tự nhiên. Ở những người hay thực hiện một động tác lặp đi lặp lại trong công việc, thể thao hoặc người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng này.

 

Bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào?

   Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, làm tăng nồng độ glucose trong máu do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng lại insulin.

   Bình thường, glucose sẽ được insulin vận chuyển vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Phần dư thừa sẽ được dự trữ tại gan, cơ và mô mỡ. Khi thiếu hụt hoặc cơ thể kháng lại hormone này, lượng glucose sẽ không vào được tế bào mà tăng cao trong máu.

 

Bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào?

Bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào?

 

   Nếu người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết, khiến chúng tăng cao hoặc dao động lên xuống thất thường, bệnh sẽ tiến triển dần thành các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh và làm tổn thương gân. 

   Thủ phạm gây tổn thương gân ở bệnh tiểu đường là do sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Chúng hình thành khi protein hoặc chất béo hòa trộn với lượng đường trong máu.

   Thông thường, cơ thể tạo ra AGEs với tốc độ chậm và ổn định, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, khi lượng đường máu tăng lên, tốc độ sản xuất AGEs cũng tăng theo. Sau đó, sản phẩm glycat hóa này liên kết với collagen của gân, thay đổi cấu trúc gân, khiến chúng dày lên nhiều hơn so với bình thường. Cuối cùng, gân dễ bị rách và gây hàng loạt các vấn đề như: 

- Cứng vai: Vai cứng và đau khi màng bao quanh gân và dây chằng trong khớp dày lên.

- Rách chóp xoay vùng vai: Chóp xoay bả vai gồm có 4 cơ: Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ tròn nhỏ. Bốn cơ này được gân nối với đầu trên xương cánh tay tạo thành một cái chóp, gọi là chóp xoay. Khi đường huyết cao, AGEs làm gân khu vực này bị rách sẽ gây đau, yếu cánh tay, teo cơ vai…

 

Tổn thương gân ở người bệnh tiểu đường có thể gây rách chóp xoay vùng vai

Tổn thương gân ở người bệnh tiểu đường có thể gây rách chóp xoay vùng vai

 

- Ngón tay kiểu cò súng: Ngón tay dễ bị kẹt ở vị trí uốn cong và duỗi thẳng khi gân khu vực này dày lên, cản trở hoạt động thường ngày.

- Hội chứng ống cổ tay: Gân dày lên sẽ tăng kích thước, kéo theo tăng áp lực lên dây thần kinh và mạch máu trong ống cổ tay. Từ đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng tê, ngứa ran và yếu ở cổ tay. Ban đầu, họ chỉ tê bì các ngón 1-2-3 nhưng sau đó là toàn bộ bàn tay.

- Sự co cứng Dupuytren: Đây là tình trạng làm dày mô dưới da bàn tay khiến cho ngón tay cong về phía trong lòng bàn tay, khó co duỗi, cầm nắm.

   Các tổn thương gân do bệnh tiểu đường thường gây nhiều đau đớn, cản trở  quá trình vận động của các khớp. Chính điều này lại tác động ngược lại, khiến bệnh tình tồi tệ hơn.

 

Tổn thương gân khiến bệnh tiểu đường tồi tệ hơn

   Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc tây y đầy đủ, người bệnh tiểu đường còn được bác sĩ khuyên duy trì tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương gân khiến họ bị đau, cứng cơ, mức độ đau tăng lên khi họ vận động.

   Chính vì thế, người bệnh tiểu đường bị tổn thương gân thường có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn. Thế nhưng, họ càng ít vận động, quá trình chuyển hóa trong cơ thể càng trì trệ, lượng đường trong máu càng khó kiểm soát. Mà đường huyết tăng cao lại làm gân tổn thương nặng hơn, một vòng xoáy giữa bệnh tiểu đường và tổn thương gân xuất hiện.

 

Người bệnh tiểu đường bị tổn thương gân thường có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn

Người bệnh tiểu đường bị tổn thương gân thường có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn

 

   Do đó nếu chẳng may gặp tình trạng này, bạn nên sớm đến cơ sở y tế để thăm khám chẩn đoán chính xác, đồng thời có hướng điều trị phù hợp.

 

Cách điều trị tổn thương gân cho người bệnh tiểu đường

   Tùy vào tình trạng gân bị tổn thương cũng như thể lực của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc phương pháp trị liệu phù hợp. Các biện pháp thường dùng khi người bệnh tiểu đường bị tổn thương gân gồm có:

- Thuốc giảm đau: Meloxicam, ibuprofen, celecoxib..

- Thuốc giãn cơ.

- Vật lý trị liệu và các bài luyện tập thể dục cho cơ bắp.

- Sử dụng nhiệt độ cao để điều trị triệu chứng đau.

- Nẹp giữ các khớp ổn định trong khi gân đang trong quá trình hồi phục và lành trở lại.

   Trường hợp tổn thương gân nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Thế nhưng, ngay cả khi đã phẫu thuật thì gân vẫn có thể bị rách ở những vùng khác nếu có áp lực lớn. Do đó, tốt nhất bạn nên phòng ngừa tình trạng này ngay từ đầu.

 

Cách phòng ngừa gân bị tổn thương do bệnh tiểu đường

Cách phòng ngừa gân bị tổn thương do bệnh tiểu đường

 

Cách phòng ngừa gân bị tổn thương do bệnh tiểu đường

   Như ta đã tìm hiểu ở phần đầu, gân bị tổn thương do đường huyết tăng cao tạo ra nhiều sản phẩm glycat hóa bền vững. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả tình trạng này, bạn cần áp dụng biện pháp kiểm soát nồng độ glucose máu.

   Để hạ và ổn định chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, bạn nên thực hiện tốt những việc sau: 

- Uống thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ: Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng của từng người mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc (thuốc hạ đường huyết đường uống, insulin) với liều lượng phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.

- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế dùng thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, phở…), thực phẩm nhiều đường (bánh kẹo, mứt, hoa quả ngọt,...; ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt (táo, cam, ổi…); tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày…

- Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể: Các loại thuốc tây y chỉ giúp hạ glucose máu và dễ gây tác dụng phụ là tụt đường huyết quá mức. Khi chỉ số đường huyết không ổn định, dao động lên xuống thất thường, các biến chứng bệnh cũng sẽ xuất hiện. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết như magie, kẽm, selen, crom.

 

Các nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát tốt đường huyết

Các nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát tốt đường huyết

 

   Khoa học hiện đại đã tìm ra và chứng minh thành công tác dụng của các vi chất trên, cụ thể:

+ Nghiên cứu của các bác sĩ tại khoa sinh học đại học AnKaRa, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh rằng Selen giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận.

+ Theo nghiên cứu của bác sĩ, tiến sĩ Richard A.Anderson tại trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville: Kẽm và Crom có tác dụng giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch, võng mạc.

+ Nghiên cứu của các bác sĩ tại trường y tế cộng đồng đại học Harvard cho thấy Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia vào sự phân hủy glucose, từ đó giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

   Hiện nay, các nguyên tố vi lượng kể trên đã được kết hợp hoàn hảo với nhiều thảo dược quý và các vi chất khác trong sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + - Bí quyết giúp người bệnh tiểu đường yên tâm sống khỏe!

    BoniDiabet + của Mỹ chính là lựa chọn tối ưu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường với hiệu quả đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.

   Tác dụng vượt trội của sản phẩm đến từ công thức toàn diện, kết hợp đột phá các nguyên tố vi lượng, thảo dược và nhiều thành phần quý khác, cụ thể là:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, làm lành vết thương nhanh chóng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic: Giúp tăng khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng; bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận.

- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Trong đó, Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

 

   Nhờ đó, BoniDiabet + giúp hạ và ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường (kể cả tổn thương gân), kiểm soát căn bệnh này một cách tối ưu.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào. Để tránh gặp biến chứng này, sử dụng BoniDiabet + của Mỹ để kiểm soát tốt đường huyết là bí quyết hàng đầu dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chuyên gia giải đáp: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Giảm gần hết thuốc tây trị tiểu đường, quyết định liều lĩnh hay đúng đắn?

Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi, số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng

Sơn La: BoniDiabet - Giải pháp hoàn hảo giúp khắc chế biến chứng bệnh tiểu đường

Chú Hà Văn Chờ (64 tuổi) ở Bản Long Oai 2, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Phú Thọ: Bí quyết kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet

Bác Nguyễn Thế Đáng 70 tuổi tại tổ 7, khu 2, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Khám bàn chân tiểu đường - Không thể coi thường!

Khám bàn chân tiểu đường - Không thể coi thường!

  Biến chứng bàn chân tiểu đường rất thường gặp và có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi. Do vậy, khám bàn chân tiểu đường là rất cần thiết. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi