Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, sử dụng quá nhiều tinh bột có thể khiến đường huyết của họ tăng lên rất cao và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “người bệnh tiểu đường nên lựa chọn tinh bột có trong những thực phẩm nào?” nhé!
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn tinh bột có trong thực phẩm nào?
Tinh bột có những loại nào?
Tinh bột là một loại carbohydrate hay còn được gọi tắt là carbs. Nó có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như ngũ cốc, các loại hạt, trái cây, rau củ,... Cùng với protein và chất béo, tinh bột là một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của con người.
Khi chúng ta ăn và tiêu hóa, tinh bột sẽ bị phá vỡ thành những phân tử nhỏ hơn bởi enzyme tiêu hóa. Các phần tử này được gọi là đường glucose. Sau đó, đường glucose sẽ được hấp thu vào máu để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong cơ thể.
Tốc độ tiêu hóa và hấp thu tại ruột sẽ phụ thuộc vào loại tinh bột mà chúng ta sử dụng. Trong đó:
- Tinh bột phức tạp được tìm thấy trong những thực phẩm chưa qua chế biến, có chứa carbs và chất xơ. Chính vì có cả chất xơ nên tinh bột phức tạp được tiêu hóa chậm, mất nhiều thời gian để hấp thu. Do đó, chúng giúp kéo dài cảm giác no bụng và ít làm tăng đường huyết sau khi ăn. Các thực phẩm có tinh bột phức tạp bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám (gạo lứt), yến mạch, rau củ, trái cây nhiều chất xơ,...
- Tinh bột đơn giản được tìm thấy trong một số loại trái cây, sữa, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm đã qua tinh chế. Chúng đều có điểm chung là chứa rất nhiều carbs và ít chất xơ (do tự nhiên hoặc đã bị loại bỏ). Do đó, chúng được tiêu hóa và hấp thu rất nhanh sau khi ăn. Chúng ta sẽ cảm thấy đói nhanh hơn và đường huyết cũng tăng lên nhiều hơn. Các thực phẩm có tinh bột phức tạp có thể kể đến là: Gạo trắng, cơm trắng, bánh mỳ, mì gói, nước hoa quả, bánh kẹo ngọt, siro, mứt, trái cây ít chất xơ,...
Tinh bột đơn giản (simple carbs) và tinh bột phức tạp (complex carbs)
Hiện nay, thực phẩm chứa tinh bột phức tạp đang được rất nhiều người chú ý đến. Chúng thường xuyên xuất hiện trong những chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài việc ít làm tăng đường huyết, chúng còn có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, những loại tinh bột đến từ những thực phẩm đã qua tinh chế thì hầu như không có giá trị dinh dưỡng.
Không chỉ có vậy, tinh bột đơn giản còn làm tăng nhanh đường huyết sau ăn, cũng như làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến nhiều rối loạn về sức khỏe, điển hình nhất trong số đó là bệnh tiểu đường. Vậy, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn tinh bột có trong những thực phẩm nào?
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn tinh bột có trong những thực phẩm nào?
Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết do không đủ insulin hoặc cơ thể đề kháng với insulin. Điều này có thể khiến đường huyết của người bệnh tăng lên cao hoặc lên xuống thất thường. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: Mệt mỏi, nhanh đói, khát nước, tiểu nhiều, mờ mắt, tê bì chân tay,...
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những loại thực phẩm chứa tinh bột phức tạp. Chúng vẫn có thể đảm bảo đủ lượng tinh bột cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà không làm cho đường huyết tăng lên đột ngột sau khi ăn.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa tinh bột phức tạp người bệnh tiểu đường nên lựa chọn:
Gạo lứt
Gạo lứt là gạo mới chỉ được xay xát để loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và vẫn còn nguyên lớp cám bên trong. Lớp cám gạo này có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo có lợi, vitamin B3, B1, B5, B6, sắt, canxi, folate, mangan, các hợp chất chống oxy hóa,…
Gạo lứt không chỉ ít làm tăng đường huyết, mà nó còn tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường sức khỏe của xương và giúp giảm cân hiệu quả. Gạo lứt thường được phân loại theo màu sắc gồm: Gạo lứt trắng, đỏ và đen. Khi nấu, bạn chỉ nên vo gạo sơ qua, không nên vò kỹ tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng.
Gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất
Yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt vô cùng phổ biến và được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Ngoài việc ít ảnh hưởng đến đường huyết, yến mạch còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ tự nhiên.
Bên cạnh đó, nó cũng giàu chất chống oxy hóa như avenanthramide. Hợp chất này đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe, làm giảm huyết áp và nguy cơ ung thư ruột kết. Đồng thời, yến mạch cũng giàu beta-glucans, đây là một loại chất xơ hòa tan hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Lúa mạch đen
Lúa mạch đen đã được sử dụng từ các thế kỷ trước tại nhiều quốc gia khác nhau. Nó chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và rất ít tinh bột. 100 gam bột lúa mạch đen cung cấp đến 22,6 gam chất xơ, chiếm khoảng 90% lượng cần thiết mỗi ngày của một người trưởng thành.
Diêm mạch
Diêm mạch còn được gọi là Quinoa, một loại thực phẩm phổ biến trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Nam Mỹ. Loại hạt này được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây, với 120 giống khác nhau, trong đó phổ biến nhất là trắng, đỏ và đen.
Nó có hàm lượng protein và chất xơ cao, ít làm tăng đường huyết và còn giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, mỡ máu - hai tình trạng rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường.
Diêm mạch giúp giảm huyết áp và mỡ máu
Kiều mạch
Kiều mạch còn có tên khác là Buckwheat, một loại giả ngũ cốc được sử dụng rất nhiều tại Nga, Trung Quốc và khu vực Trung và Đông Âu. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Thành phần fagopyritol và D-chiro-inositol trong kiều mạch đã được chứng minh là giúp cân bằng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Các loại protein trong kiều mạch có tác dụng giúp giảm mỡ máu, ngăn hình thành sỏi mật, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Các khoáng chất như mangan, đồng, magie, sắt, phốt pho giúp ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa thiếu máu.
Như vậy, người bệnh tiểu đường có rất nhiều lựa chọn khác nhau tốt cho sức khỏe và giúp cho bữa ăn hàng ngày bớt nhàm chán. Tuy nhiên, bên cạnh việc ăn uống hợp lý, sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn. Đây chính là điều kiện bắt buộc để giảm các triệu chứng, và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Hiện nay, BoniDiabet + chính là sản phẩm sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện được điều này!
BoniDiabet + - Bí quyết giúp hạ và ổn định đường huyết tối ưu cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược tự nhiên, cùng với các vi chất dinh dưỡng cần thiết. BoniDiabet + đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:
- Giúp hạ đường huyết về mức an toàn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.
- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường như: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội. Trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, từ đó hạ và ổn định đường huyết.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.
Với công thức ưu việt này, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, đồng thời giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Sử dụng BoniDiabet + bao lâu thì có hiệu quả?
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng BoniDiabet + với liều từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau từ 1 - 2 tháng, BoniDiabet + sẽ giúp hạ đường huyết về ngưỡng an toàn hơn. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định và chỉ số HbA1C (chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng) sẽ giảm rõ rệt.
Cùng với việc sử dụng BoniDiabet +, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
- Kết hợp với việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay tăng giảm liều khi mới sử dụng BoniDiabet +. Khi nào đường huyết ổn định, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm liều thuốc tây.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giảm sử dụng thực phẩm dễ làm tăng đường huyết, các loại mỡ động vật, chất béo chuyển hóa, đồ ăn nhiều muối. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất, sử dụng chất béo không bão hòa omega-3, thực phẩm hữu cơ….
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần.
- Dành thời gian để tắm nắng, ánh sáng mặt trời kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp làm giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
- Bổ sung lợi khuẩn, để giúp điều hòa quá trình sinh tổng hợp glucose tại gan, duy trì đường huyết ở mức an toàn.
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá,...
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress, mất ngủ vì chúng sẽ làm tình trạng kháng insulin nghiêm trọng hơn.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả giải đáp được câu hỏi “người bệnh tiểu đường nên lựa chọn tinh bột có trong thực phẩm nào?”. Để giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Vai trò của Crom với người bệnh tiểu đường
- Đảo ngược tình trạng kháng insulin để chống lại bệnh tiểu đường