Theo thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), cứ mỗi giờ sẽ có thêm 1000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới và cứ mỗi giây trôi qua sẽ có thêm 1 người tử vong do biến chứng của căn bệnh này. Với tỷ lệ mắc và tử vong gia tăng nhanh chóng như vậy, việc tầm soát bệnh tiểu đường sớm để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Vậy cụ thể tầm soát bệnh tiểu đường mang lại lợi ích gì? Đối tượng nào nên tầm soát bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đối tượng nào nên tầm soát bệnh tiểu đường?
Tầm soát bệnh tiểu đường mang lại lợi ích gì?
Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một bệnh lý mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn ở mức cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng qua các năm. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới có thể tăng 54% vào năm 2030. Do đó, việc tầm soát bệnh tiểu đường đối với tất cả chúng ta thực sự rất cần thiết, bởi nó đem lại nhiều lợi ích như sau:
- Phát hiện bệnh sớm, kiểm soát bệnh tốt
Tiểu đường là bệnh có diễn biến âm thầm. Thời gian đầu mới mắc bệnh, người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng thoáng qua, rất khó phát hiện. Việc tầm soát tiểu đường sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và lúc này người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nhờ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và luyện tập phù hợp.
- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm
Việc tầm soát bệnh tiểu đường giúp người bệnh phát hiện sớm, kiểm soát đường huyết ổn định, nhờ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như:
+ Trên mắt: Gây bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể,... làm suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
+ Trên thần kinh ngoại vi: Tê bì, dị cảm, mất cảm giác, kiến bò ở 2 chân, rối loạn tiêu hóa, táo bón...
+ Trên tim mạch: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
+ Trên thận: Suy thận cấp, suy thận mạn giai đoạn cuối….
Tầm soát bệnh tiểu đường giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng trên tim mạch
- Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi bệnh nhân phải có sự nghiêm túc thực hiện cũng như sự kiên nhẫn. Đặc biệt, khi càng nhiều biến chứng xuất hiện, thời gian điều trị càng kéo dài và chi phí càng cao. Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, tất cả chúng ta đều cần đi tầm soát tiểu đường, đặc biệt là những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao.
Đối tượng nào cần tầm soát bệnh tiểu đường?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ADA (American Diabetes Association) khuyến cáo rằng những đối tượng sau đây nên sớm xét nghiệm tiểu đường:
- Người béo phì, có chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 23.
- Bất cứ ai trên 45 tuổi đều được khuyên nên xét nghiệm tiểu đường, nếu kết quả bình thường, sẽ được kiểm tra sau đó 3 năm/lần.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về lượng đường trong máu bất thường hoặc có dấu hiệu kháng insulin.
- Người bệnh cao huyết áp hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc lối sống ít vận động.
Người béo phì cần xét nghiệm, tầm soát bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường bằng cách nào?
Sau khi tầm soát bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ kết luận chính xác bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ (đối với phụ nữ mang thai), đồng thời đưa ra giải pháp điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc:
Phương pháp không dùng thuốc
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ hoặc tiền tiểu đường, các triệu chứng bệnh còn rất nhẹ, đường huyết cũng chưa ở ngưỡng cao, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể là:
- Xây dựng thực đơn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin, chất khoáng như các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn những loại quả quá ngọt như: Chuối, mít, na…; giảm cung cấp tinh bột, chất béo, thức ăn ngọt, đồ dầu mỡ: Gạo, mì, ngô, khoai, miến, bánh kẹo ngọt, nước sốt ngọt…; tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga…
- Vận động thể chất đều đặn hàng ngày: Người bệnh nên luyện tập thường xuyên những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe,… khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, không nên nghỉ luyện tập 2 ngày liên tiếp.
Người bệnh tiểu đường nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Phương pháp sử dụng thuốc
Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn hàng ngày, không được tự ý ngừng, tăng hay giảm liều, không được tự ý đổi thuốc.
Riêng với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn.
Một trong các sản phẩm thảo dược dành cho bệnh nhân tiểu đường được các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao về hiệu quả, chất lượng và độ an toàn là viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + - Bí quyết cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả
BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp hạ, ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ công thức thành phần toàn diện:
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrome. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt vượt trội của BoniDiabet + với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Nhóm các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi có tác dụng giúp làm hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu và lô hội giúp làm vết thương, vết loét chóng lành, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
- Nhóm vitamin và các dưỡng chất: Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid có tác dụng giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.
Công thức vượt trội của BoniDiabet +
Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất cứ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
Dùng BoniDiabet thời gian bao lâu thì có tác dụng
Những phản hồi của khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dưới đây chính là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên:
Cô Phan Thị Bông (61 tuổi), ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909281336
Mời các bạn xem video cô Bông chia sẻ sau khi sử dụng BoniDiabet +
“Bệnh tiểu đường ập đến nhanh lắm, cô đang khỏe mạnh bình thường thì bỗng nhiên người cô trở nên mệt mỏi, gầy hẳn đi, hai má tóp hẳn đi, da mặt đen sạm lại. Cô đi khám thì biết mình bị tiểu đường và đường huyết lên tới 400 mg/dl. Cô uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ mà đường huyết vẫn ở ngưỡng cao. Cô còn bị sụt cân nhanh chóng, chân tay tê bì, mắt mờ như có màng che. Đã thế cô còn phải thức dậy đi tiểu đêm liên tục, người mệt mỏi vô cùng”
“Nhờ có BoniDiabet + mà cuộc sống của cô bớt mệt mỏi đi nhiều. Chỉ sau 1 tháng sử dụng, đường huyết đã giảm chỉ còn 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì cô thấy người khỏe mạnh hẳn, da dẻ hồng hào, mắt cô sáng rõ trở lại, các triệu chứng chân tay tê bì, tiểu đêm cũng hết hẳn. Cô đi tái khám thì đường huyết chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh mức 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi. Cũng vì thế nên bác sĩ đã giảm bớt thuốc tây cho cô. Cô mừng lắm!”
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được tầm quan trọng của việc tầm soát bệnh tiểu đường và có biện pháp chữa trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!