Với người bệnh tiểu đường, chỉ số GI được coi là một thước đo để họ lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày của mình. Và trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra danh sách đầy đủ các thực phẩm có GI thấp, từ đó giúp bạn xây dựng thực đơn hợp lý, khoa học mỗi ngày. Cùng theo dõi nhé!
Những thực phẩm có GI thấp nên đưa vào thực đơn của người bệnh tiểu đường
Chỉ số GI là gì?
GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, được dùng làm thước đo khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm đó nhanh hay chậm.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu đường vào máu được diễn ra như sau: Sau khi bạn ăn carbohydrate, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ phân hủy chúng thành các loại đường đơn giản để đi vào máu. Tốc độ hấp thu đường và làm tăng đường huyết của mỗi loại thực phẩm không giống nhau. Một số loại thực phẩm khi ăn có thể làm đường huyết tăng đột biến, điều đó hoàn toàn không tốt đối với người bệnh tiểu đường. Trong khi đó, có những thực phẩm làm đường huyết tăng một cách từ từ, và đây là điều người bệnh tiểu đường cần.
Để biết được một loại thực phẩm nào đó làm tăng nhanh hay tăng chậm đường huyết, người ta sử dụng chỉ số GI. Nó được chia làm 3 mức đó là:
- Thực phẩm có GI cao (GI > 75): Làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn, người bệnh cần hạn chế.
- Thực phẩm có GI trung bình (GI = 56-74): Làm tăng đường huyết sau khi ăn với mức độ trung bình, người bệnh nên kết hợp chúng với những thực phẩm có GI thấp trong thực đơn để phong phú bữa ăn.
- Thực phẩm có GI thấp (GI <55): Làm tăng chậm đường huyết sau khi ăn, người bệnh nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.
Chỉ số GI là gì?
Những thực phẩm có GI thấp nên đưa vào thực đơn của người bệnh tiểu đường
Những thực phẩm có GI thấp đó là:
- Các loại rau: Hầu hết các loại rau đều là thực phẩm có GI thấp, ví dụ như cà rốt, đậu tây (Kidney bean), rau họ cải, rau bina, khoai mỡ, đậu lăng, măng tây, dưa chuột, rau xà lách, ớt, cà chua, hành tây, cà tím, tỏi, súp lơ…
- Ngũ cốc và các loại củ: Cám gạo, ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch, hạt điều, hạt óc chó, gạo lứt, khoai lang luộc, lạc, đậu tương, hạt đậu, củ từ, củ đậu.
- Trái cây: Bưởi, táo, quả anh đào, quả cam, xoài xanh, táo, chuối chín tới, kiwi…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa chua ít béo, sữa chua nguyên chất, sữa không đường, sữa đậu, sữa đậu nành tách béo.
Rau xanh là thực phẩm có GI thấp
Những dạng thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI < 55) sẽ giúp lượng đường huyết tăng, giảm từ từ và đều đặn. Nhờ đó, cơ thể của người bệnh duy trì được một nguồn năng lượng ổn định và giúp sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Người bệnh nên ưu tiên những món ăn có sự cân đối về chất xơ và tinh bột để chỉ số đường huyết luôn được ổn định sau khi kết thúc bữa ăn.
Những thực phẩm có GI trung bình (56 đến 74)
Một số thực phẩm có GI trung bình thường gặp hàng ngày đó là: [tên thực phẩm (chỉ số đường huyết)]:
Khoai sọ (58), nho đen (58), kem trong bánh kem (59), gạo trắng (60), bột mỳ (62), bánh rán (63), củ cải ngọt (64), khoai tây luộc cả vỏ (65), dứa (66), cháo yến mạch (66), mỳ sợi (67), xôi (68), kem (69)...
Nho đen có chỉ số GI trung bình
Những thực phẩm có GI cao (GI > 75)
Một số thực phẩm có GI cao thường gặp hàng ngày đó là: [tên thực phẩm (chỉ số đường huyết)]:
Dưa hấu (76), khoai tây mỏng chiên giòn (77), bánh quy (80), cơm trắng (83), đường mía (83), nho khô (93), khoai tây chín tán nhuyễn (98), bánh mỳ (100), khoai tây bỏ lò nướng (116), mật ong (126), đường mạch nha (152), đường đơn (238).
Nhóm có chỉ số GI cao có tốc độ cung cấp năng lượng cho cơ thể diễn ra khá nhanh nhưng cũng giảm nhanh sau đó, tạo ra các khoảng thời gian thiếu năng lượng cần thiết cho não hoạt động. Những thực phẩm có chỉ số GI càng cao thì càng không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Khoai tây nghiền có chỉ số GI cao
Có nhiều yếu tố tác động đến chỉ số GI của thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm sẽ có chỉ số GI riêng, tuy nhiên nó cũng là tương đối bởi khi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau đây, chỉ số GI của thực phẩm đó sẽ thay đổi:
- Thời gian chín và tích trữ: Một số loại trái cây khi càng để chín kỹ thì càng có chỉ số GI cao, điển hình quả chuối. Chuối đạt điểm ở mức thấp và trung bình theo thang GI (từ 42 đến 62, tùy thuộc vào độ chín).
- Quá trình chế biến: Trái cây tươi là một trong các loại thức ăn có chỉ số GI thấp hơn so với nước ép trái cây. Trong khi đó, khoai tây luộc là thức ăn có GI thấp hơn khoai tây chiên giòn. Hoặc khoai lang luộc có chỉ số GI thấp là 44, nhưng khi gọt vỏ, chiên trong dầu thực vật thì nó lại có chỉ số GI là 75 (cao).
Chuối chín ở mức độ khác nhau có chỉ số GI khác nhau
Ngoài ra, chỉ số GI của một thực phẩm khi được ăn một mình sẽ khác với khi được kết hợp với các loại thực phẩm khác. Ví dụ, khi ăn thực phẩm có chỉ số GI cao cùng thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số GI thấp thì sẽ giảm thiểu được những ảnh hưởng đến mức đường huyết, khiến lượng đường trong máu không tăng lên quá nhanh như khi chỉ ăn mình thực phẩm có GI cao.
Một số lưu ý khác trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm để lựa chọn thức ăn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:
- Nên phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng 5-6 bữa, gồm: 3 bữa chính là sáng-trưa- tối và 2, 3 bữa phụ. Trong các bữa ăn chính, người bệnh cần phân chia thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Đường, protein, lipid, vitamin, khoáng…, cụ thể như sau:
+ Bữa sáng: 20% protein, 25% hoa quả và 50% tinh bột.
+ Bữa trưa: 25% tinh bột và 25% protein và 50% rau xanh.
+ Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự bữa trưa.
- Trong các bữa phụ, người bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây ít ngọt hoặc những loại hạt như đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô,...
- Nên chế biến món ăn luộc, hấp, hạn chế các món chiên rán.
- Nên ăn quả chín cả múi để có chất xơ, hạn chế dùng các sản phẩm nước ép hoặc xay sinh tố.
- Không ăn các loại củ quả sấy vì lượng đường trong những thực phẩm đó đều rất cao.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành các bữa chính và bữa phụ
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ tập luyện khoa học
Ngoài thực hiện chế độ ăn uống khoa học, người bệnh tiểu đường cần chăm chỉ luyện tập theo hướng dẫn như sau:
- Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
- Lựa chọn môn thể thao và chế độ tập luyện phù hợp. Người bệnh nên theo dõi huyết áp và đường huyết trước và sau khi tập để lựa chọn cho mình một chế độ, bài tập phù hợp. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện một môn thể thao mới.
- Các loại hình tập luyện tốt cho người bệnh tiểu đường đó là: Đi bộ, bơi lội, leo cầu thang, chơi cầu lông, đạp xe đạp… Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn môn thể thao và cường độ tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe.
- Khi đường huyết lúc đói dưới 5 mmol/l hoặc trên 14 mmol/l, người bệnh tiểu đường không nên luyện tập.
Người bệnh tiểu đường cần tập luyện thể dục thể thao khoa học, chăm chỉ
Người bệnh cũng tuyệt đối không thể quên việc cần dùng thuốc tây trị tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời nên kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet + để giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường.
BoniDiabet + có tác dụng gì với người bệnh tiểu đường?
BoniDiabet + là sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng, thảo dược, vitamin và những tinh chất quý, cụ thể:
- 4 nguyên tố vi lượng là magie, kẽm, selen, chrom giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Các thảo dược tốt cho người tiểu đường:
+ Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi: Đây đều là những thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả nổi tiếng, giúp đưa nồng độ đường trong máu về ngưỡng an toàn.
+ Quế: Giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Tác dụng này rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường
+ Lô hội: Thành phần này giúp các vết thương ở người bệnh tiểu đường nhanh lành hơn.
- Acid alpha lipoic: Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận; huy động đường trong máu vào bắp thịt; kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng trên mắt, thận… của bệnh tiểu đường.
- Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
- Acid folic: Giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Nhờ thành phần toàn diện như trên, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết, đồng thời phòng ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh hiệu quả.
Thời gian đầu, bạn uống BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống đều đặn hàng ngày. Sau khi đường huyết về an toàn và ổn định, bạn có thể giảm liều sản phẩm và uống duy trì với liều 2 viên/ngày.
Sản phẩm BoniDiabet +
Để thu được hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý kết hợp với chế độ kiêng khem, tập luyện hợp lý. Để giúp người dùng BoniDiabet + hiểu rõ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhất, công ty Botania có chương trình tặng cuốn cẩm nang miễn phí về bệnh tiểu đường với nội dung đầy đủ về những loại thực phẩm nên ăn; những thực phẩm cần kiêng và hạn chế; những bài tập nên tập luyện hàng ngày… Để nhận cuốn cẩm nang miễn phí, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 đăng ký.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được danh sách thực phẩm có GI thấp, trung bình và cao, đồng thời nắm được phương pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường
- Top 13 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường