Tiểu đường không chỉ gây các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ ung thư gan. Điều đáng ngại là rất ít người biết về hệ lụy này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết về nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân tiểu đường, mời các bạn cùng đón đọc!
Nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân tiểu đường như thế nào?
Nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 2-3 lần người không mắc bệnh
Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ hoặc/và đề kháng lại insulin - một hormone có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Hậu quả là nồng độ glucose máu tăng cao, khởi nguồn cho các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Đặc biệt, khi tình trạng tăng đường huyết xảy ra, cơ thể sẽ phân giải các glucose dư thừa. Quá trình này vô tình sản sinh gốc tự do vào máu. Đây là những thành phần có hại, tấn công và làm tổn thương các tế bào của cơ thể.
Bình thường, các gốc tự do được kiểm soát bởi chất chống oxy hóa. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, số lượng gốc tự do có thể tăng nhanh, vượt quá mức so với chất chống oxy hóa. Theo đó, chúng gây tổn thương các tế bào và mô khắp cơ thể, trong đó có tế bào mô gan.
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân tiểu đường xảy ra theo các giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: Gan bị tổn thương nhưng chưa có triệu chứng, gây tích tụ chất béo ở bộ phận này, hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.
- Giai đoạn 2: Chất béo tích tụ nhiều tạo sẹo ở gan hay còn gọi là xơ hóa, gây viêm gan.
- Giai đoạn 3: Các tổ chức xơ hóa bắt đầu gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Đây gọi là dạng bệnh xơ gan còn bù.
Đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường dễ gây tổn thương gan
- Giai đoạn 4: Tổ chức xơ gây tổn hại nghiêm trọng đến gan, khiến chức năng gan dần suy giảm, dẫn đến xơ gan mất bù.
- Giai đoạn 5: Xơ gan ở giai đoạn nặng, làm xuất hiện các tế bào ung thư ở biểu mô tế bào gan (HCC).
Các tế bào ung thư thường tiêu thụ một lượng lớn glucose so với tế bào lành để phát triển. Mà ở người bệnh tiểu đường, quá trình chuyển hóa đường bị rối loạn, khiến glucose tăng cao trong máu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư sinh sôi, tăng nhanh tốc độ lây lan khối u.
Khi mắc ung thư gan, dù đã tiêu diệt hết các tế bào đột biến nhưng bệnh nhân tiểu đường vẫn có nguy cơ tái phát cao, chỉ khoảng 3 năm sau đó. Bởi vậy, tỉ lệ sống sót của họ thường thấp.
Với người chưa bị ung thư gan thì nguy cơ họ phải đối mặt với căn bệnh này cũng cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Nhất là đối tượng không kiểm soát tốt đường huyết, tuổi cao, bị tiểu đường lâu năm.
Gan bị tổn thương lại càng khiến bệnh tiểu đường tiến triển nặng
Ngoài hormone insulin, gan cũng là bộ phận giúp điều hòa lượng đường trong máu thông qua việc chuyển hóa carbohydrate. Khi gan bị tổn thương do tình trạng đường huyết tăng cao, lượng đường trong máu càng bị mất kiểm soát.
Gan bị tổn thương càng khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn
Theo thống kê, có khoảng 18% đến 71% người bệnh gan mãn tính mắc thêm bệnh tiểu đường. Với trường hợp chỉ có bệnh gan nhưng chưa mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose lên đến 80%.
Ngược lại, nếu bệnh nhân tiểu đường mắc thêm bệnh gan mãn tính, khả năng kiểm soát đường huyết lại càng khó khăn. Theo đó, tỉ lệ gặp các biến chứng và nguy cơ tử vong cũng tăng cao hơn rất nhiều.
Như vậy, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc ung thư gan. Và gan bị tổn thương sẽ tác động ngược lại, khiến tình trạng bệnh càng tồi tệ. Vậy họ nên làm gì để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?
Cách phòng ngừa ung thư gan ở bệnh nhân tiểu đường?
Để giảm nguy cơ mắc ung thư, bảo vệ lá gan khỏe mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, bạn nên:
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân, béo phì bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn uống ít đường, mỡ và tinh bột, hạn chế các thực phẩm như cơm, bún, miến, phở, thịt mỡ, nội tạng động vật, bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt…
- Hạn chế các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó, thịt dê…
- Không uống rượu bia.
- Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn có thể tham khảo lựa chọn bộ môn đi bộ, chạy bộ, bơi lội…
Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục mỗi ngày
- Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho gan: Nghệ, tỏi, quả bơ, nấm, dầu oliu nguyên chất, rau họ cải…
- Tăng cường thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư: cải xoong, mầm bông cải xanh, lựu, nho, xoài xanh, chanh, trà xanh, cá hồi, nấm vân chi…
- Điều quan trọng là kiểm soát tốt đường huyết: Gan bị tổn thương do tình trạng đường huyết tăng cao. Bởi vậy, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết ở ngưỡng an toàn để vừa phòng ngừa biến chứng tiểu đường, vừa giảm nguy cơ ung thư gan.
Để làm được điều này, bạn cần tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên dùng thêm sản phẩm từ thiên nhiên như BoniDiabet + của Mỹ để ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn.
BoniDiabet + có sự kết hợp đột phá của các thảo dược và nguyên tố vi lượng, mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường lên đến 96,67%.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân tiểu đường. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ này, điều quan trọng nhất là bạn cần kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn. Và BoniDiabet + của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó, chúc các bạn khỏe mạnh!
XEM THÊM: