Người bệnh tiểu đường sẽ phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem hà khắc đến cuối đời. Nhưng cũng vì ăn uống phải kiêng quá nhiều nên nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng. Lúc này, uống sữa dành cho người tiểu đường là một cách để bổ sung đạm và nhiều chất thiết yếu khác. Vậy nhưng, thị trường có vô vàn loại sữa khác nhau, người bệnh nên chọn loại nào? Để có được lựa chọn chính xác nhất, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết ngay sau đây.
Hướng dẫn cách chọn sữa cho người tiểu đường
Cách chọn sữa dành cho người tiểu đường
Khi chọn sữa cho người tiểu đường, bạn cần quan tâm đến việc loại sữa đó có làm tăng đường huyết hay không? Thành phần dinh dưỡng của sữa đó gồm những gì. Sau đây là những lưu ý khi lựa chọn:
- Chọn sữa không đường: Những loại sữa tươi trên thị trường hiện nay khi có nhãn “có đường” hoặc “ít đường” khi uống sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu. Vì vậy, bạn nên chọn những loại sữa dành riêng cho người tiểu đường (là sản phẩm có công thức đặc biệt hơn so với sữa công thức bình thường nhằm bổ sung một phần hoặc thay thế hoàn toàn bữa ăn của người bệnh). Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc dùng loại sữa tươi không đường bán trên thị trường, nhưng nên ưu tiên loại đã tách kem, tách béo.
- Sữa tách kem, tách béo: Sữa nguyên kem hoặc sữa béo sẽ có hàm lượng chất béo bão hòa cao và chúng không tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Chọn sữa có nguồn gốc từ thực vật: Bạn nên ưu tiên chọn những loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa đậu nành.
- Phù hợp với thể trạng của người bệnh: Nếu người bệnh có một số bệnh lý mắc kèm thì họ cần lựa chọn loại sữa phù hợp, nên chọn sản phẩm sữa có thêm các thành phần vitamin, khoáng chất, axit amin, thảo dược tăng hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh như: chống loãng xương, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá,...
Sữa hạnh nhân là 1 gợi ý tốt dành cho người tiểu đường
Khi uống sữa, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì?
Với sữa, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:
- Thời điểm uống: Có ba thời điểm thích hợp để uống sữa cho người tiểu đường, đó là bữa sáng, bữa phụ chiều và bữa phụ tối trước khi đi ngủ 1 giờ. Không chỉ quan tâm tới vấn đề lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường, chúng ta cần uống sữa vào thời điểm thích hợp để lượng đường huyết không tăng cao bất thường. Thành phần của sữa đã bao gồm carbohydrate, chất béo và chất đạm, chính vì thế nếu uống sữa trong ngày, bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn để đảm bảo lượng carb vừa đủ.
- Giảm bớt khẩu phần ăn của một số thực phẩm khác: Khi uống 1 hộp sữa, chúng ta bắt buộc phải giảm khẩu phần cơm, bún, miến trong ngày hôm đó.
- Một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường không nên uống sữa: Người có tiền sử dị ứng với sữa, mắc hội chứng không dung nạp đường sữa, không hấp thu gluten.
Người bệnh tiểu đường nên uống 1 cốc sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ
Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường
Uống sữa gì và uống như thế nào chỉ là một trong những điều rất nhỏ cần làm người bệnh tiểu đường trong quá trình ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cần nắm được các lưu ý khác như:
- Cung cấp đủ năng lượng: Người bệnh tiểu đường thường phải kiêng khem rất hà khắc, tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động khiến họ dễ bị mệt mỏi. Vì vậy, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung đủ dinh dưỡng từ glucid, protid, lipid cũng như các vitamin và khoáng chất. Với thịt, bệnh nhân nên ăn thịt trắng (thịt gà, cá), hạn chế thịt đỏ vì chúng có thể làm tăng cholesterol máu.
- Lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết (GI): Chỉ số này là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết (GI) được xếp loại thành: thấp (<55), vừa (56-74), Cao (>75). Người bệnh nên ưu tiên loại có chỉ số GI thấp hoặc trung bình.
- Kiêng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (Cơm trắng, phở, miến, hoa quả ngọt, trái cây sấy khô…).
- Nên chế biến món ăn luộc, hấp, hạn chế các món chiên rán.
Việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Nhưng điều đó là chưa đủ. Để bệnh được kiểm soát tốt nhất, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp:
- Tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, tuyệt đối không tự ý đổi loại thuốc, ngừng sử dụng thuốc, tăng liều hoặc giảm liều đột ngột.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày: Người bệnh tiểu đường nên tạo cho mình thói quen tập luyện đều đặn hàng ngày (tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần).
- Dùng thêm BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
BoniDiabet + - Sản phẩm tối ưu dành cho người bệnh tiểu đường
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết cách chọn sữa cho người tiểu đường, đồng thời có được các biện pháp tối ưu để cải thiện bệnh tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng
- Tầm quan trọng và những lưu ý cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ