Những điều cần biết về viêm tắc tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ ba, 21/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Viêm tắc tĩnh mạch (hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch), là tình trạng tắc nghẽn tại tĩnh mạch thường xảy ra ở tay, chân, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của cơ thể, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.

 

viêm tắc tĩnh mạch

Bạn đã biết những gì về viêm tắc tĩnh mạch?

 

Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch

   Máu trong cơ thể được tuần hoàn trong một hệ thống mạch máu dày đặc, trong đó có hai nhóm chính là động mạch và tĩnh mạch. Máu động mạch là máu giàu khí oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho các cơ quan. Ngược lại, máu tĩnh mạch là máu nhiều khí cacbonic đi ngược trở lại tim và hoàn thành một vòng tuần hoàn.

   Khi tĩnh mạch bị tác động dẫn đến tổn thương và viêm, nếu nguyên nhân là do huyết khối thì tình trạng này được gọi là viêm tắc tĩnh mạch. Viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan, bộ phận nào trên cơ thể có tĩnh mạch chảy qua. Tuy nhiên trong số đó, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là thường gặp nhất vì đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của huyết khối.

   Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch:

  • Suy giãn tĩnh mạch: đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, thành và van tĩnh mạch bị suy yếu, tĩnh mạch không thể thực hiện trọn vẹn chức năng đưa máu trở về tim khiến máu ứ đọng lâu ngày ở tĩnh mạch. Máu ứ đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi để các thành phần trong máu kết tụ với nhau hình thành cục máu đông gây viêm tắc tĩnh mạch.
  • Bệnh lý tăng đông máu: viêm tắc tĩnh mạch có thể xuất hiện ở những người bị thiếu hụt bẩm sinh một số yếu tố liên quan tới quá trình đông máu khiến máu dễ đông, hình thành huyết khối như thiếu hụt protein C, protein S, antithrombin III, yếu tố V Leyden… hoặc một số bệnh lý gây đông máu thứ phát như hội chứng thận hư, xơ gan

 

Xơ gan

Xơ gan là một trong những yếu tố nguy cơ của viêm tắc tĩnh mạch

 

  • Một số chấn thương ngoại khoa: gãy xương, phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối… kết hợp với việc người bệnh phải nằm im trên giường bệnh lâu ngày làm tăng nguy cơ hình thành viêm tắc tĩnh mạch.
  • Một số bệnh lý nội khoa khác như: mỡ máu cao, tai biến mạch máu não, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim nặng, bệnh tự miễn… cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch.

 

Viêm tắc tĩnh mạch có nguy hiểm không?

   Viêm tắc tĩnh mạch là một bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng trong những giai đoạn đầu của bệnh thường khá mờ nhạt, có thể gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Đến khi cục huyết khối di chuyển và gây thuyên tắc ở những cơ quan khác thì tỉ lệ tử vong khá cao.

   Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, mỗi năm tại quốc gia này có khoảng từ 60.000 - 100.000 người tử vong vì các biến chứng liên quan đến huyết khối tĩnh mạch.

   Ở những giai đoạn đầu, huyết khối có thể khiến người bệnh cảm thấy đau, sưng, đỏ và nóng ở vùng chân xuất hiện huyết khối. Nhưng nếu bỏ qua những dấu hiệu này và để bệnh tiến triển lâu, các cục máu đông sẽ rụng khỏi vị trí của nó, di chuyển theo dòng máu tĩnh mạch, gây thuyên tắc tại những cơ quan quan trọng. Hệ quả là:

  • Thuyên tắc động mạch phổi: đây là trường hợp phổ biến nhất, máu không thể di chuyển tới phổi, khiến một phần phổi bị hoại tử, không thể lấy được oxy cung cấp cho cơ thể. Cuối cùng, bệnh nhân tử vong vì suy hô hấp, trụy tuần hoàn.

 

Thuyên tắc động mạch phổi

Thuyên tắc động mạch phổi là biến chứng cấp tính của viêm tắc tĩnh mạch

 

  • Tắc động mạch vành, khiến cơ tim bị hoại tử do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim.
  • Tắc động mạch não gây thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ.
  • Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ còn có thể gây phá hủy các van tĩnh mạch, gây ra phù, loét, hoại tử chân. Người bệnh có thể phải cắt cụt chi.

 

Điều trị viêm tắc tĩnh mạch

   Mục tiêu điều trị viêm tắc tĩnh mạch đó là phá hủy cục huyết khối, ngăn không cho cục huyết khối này di chuyển và làm tắc ở những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

   Với người bệnh viêm tắc tĩnh mạch có nguy cơ cao hình thành huyết khối hoặc đã có huyết khối nhưng kích thước chưa lớn, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc chống đông nhằm ngăn không cho hình thành cục máu đông, hoặc nếu đã có thì sẽ không tiếp tục phát triển.

   Trong những trường hợp cấp cứu, tức là huyết khối đã gây thuyên tắc ở một số bộ phận quan trọng, người bệnh sẽ được cấp cứu bằng các loại thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông.

Phẫu thuật điều trị viêm tắc tĩnh mạch

   Khi huyết khối làm tắc mạch, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh, các biện pháp phẫu thuật can thiệp nhằm loại bỏ huyết khối, tái thông mạch máu sẽ được các bác sĩ áp dụng.

   Kể cả khi đã được cấp cứu, vẫn có tới khoảng 33% bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch gặp các biến chứng lâu dài (hội chứng hậu huyết khối) như sưng, đau, đổi màu da ở vùng chân bị ảnh hưởng. Đồng thời theo ước tính, cũng có khoảng 33% người bệnh sẽ bị tái phát viêm tắc tĩnh mạch trong vòng 10 năm sau khi đã được điều trị. Chính vì vậy, dự phòng tái phát huyết khối là điều rất quan trọng.

Ngăn ngừa viêm tắc tĩnh mạch

   Căn cứ vào các yếu tố nguy cơ của viêm tắc tĩnh mạch, một số biện pháp để phòng tránh căn bệnh này có thể đề cập tới như sau:

  • Những người gặp chấn thương, phẫu thuật phải nằm tại chỗ trong một thời gian dài thì cần sử dụng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với đeo tất áp lực dự phòng huyết khối cho bệnh nhân.
  • Người thừa cân, béo phì thì cần giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp tập thể dục đều đặn.
  • Người mắc các bệnh lý làm tăng quá trình đông máu cần điều trị các bệnh lý này theo phác đồ đã được đưa ra.
  • Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần kiểm soát tốt căn bệnh của mình bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện hợp lý và sử dụng sản phẩm BoniVein + cho bệnh suy giãn tĩnh mạch của Mỹ.

 

BoniVein

Sản phẩm BoniVein + cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

   Viêm tắc tĩnh mạch là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại chưa được quan tâm đúng mực. Mọi thắc mắc về căn bệnh này, hãy liên hệ tới tổng đài 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể về các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị cũng như phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà