Phát hiện các đột biến gen gây ung thư do hút 1 gói thuốc 1 ngày trong 1 năm

Cập nhập: Thứ sáu, 14/02/2020

Hút thuốc lá gây ra rất nhiều nguy hại tới sức khỏe người hút và cả những người xung quanh. Thậm chí, các bao thuốc lá đều phải được in dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” ở bao bì, nhưng, điều này dường như vẫn chưa thể khiến mọi người hút thuốc lá ít đi. Trước đây, có một lượng lớn bằng chứng dịch tễ học liên quan giữa hút thuốc với ung thư, nhưng cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học mới thực sự có thể quan sát và định lượng sự thay đổi phân tử DNA trong tế bào do hút thuốc lá.

 

Các nhà khoa học cho biết, thuốc lá chứa xấp xỉ 600 thành phần. Khi điếu thuốc được châm lửa, nó còn tạo ra đến 7000 hóa chất, trong đó có ít nhất 69 chất hóa chất đã được xác định là những chất gây ung thư.

Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người chết vì 17 loại ung thư được cho là có liên quan đến khói thuốc.

Trong một công trình nghiên cứu về bệnh ung thư liên quan đến thuốc lá, các nhà nhà khoa tại Mỹ và Anh thuộc Viện Wellcome Trust Sanger ở Cambridgeshire (Anh) và phòng thí nghiệm quốc gia Los Almos ở New Mexico (Mỹ) thực hiện đã tìm thấy mối liên quan trực tiếp giữa số điếu thuốc mỗi người hút trong đời với số lượng đột biến gen của khối u.

Các nhà khoa học đã đo được các tổn thương di truyền nghiêm trọng ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể do hút thuốc lá gây ra và nhận thấy ngoài việc gây đột biến 150 gen trong các tế bào phổi, thuốc lá còn gây đột biến 97 gen trong thanh quản, 39 gen ở vòm miệng, 23 gen trong khoang miệng, 18 gen tại bàng quang, và 6 gen ở gan.

 

Các đột biến gen do hút 1 bao thuốc/ 1 ngày trong 1 năm

Hình ảnh: Các đột biến gen do hút 1 bao thuốc/ 1 ngày trong 1 năm

 

Những đột biến gen được phát hiện do hút thuốc lá này đại diện cho một chuỗi các tổn thương di truyền mà cuối cùng có thể dẫn đến ung thư, mặc dù các đột biến này có thể khác nhau giữa các tế bào ở các cá nhân.

 

Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về việc hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở những bộ phận của cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tiết lộ các cơ chế khác nhau mà việc hút thuốc lá gây ra những đột biến này, tùy thuộc vào khu vực của cơ thể bị ảnh hưởng.

 

>>> Xem thêm:

Chủ đề: ung thư

Bài viết cùng chủ đề

Ung thư tuyến giáp thể nhú - Những điều mà bạn cần biết!

Ung thư tuyến giáp thể nhú mà một dạng ung thư tuyến giáp thường gặp nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là căn bệnh có tiên lượng điều trị tốt, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé!

Những ai nên tầm soát ung thư phổi?

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng. Bởi thế, người bệnh dễ bị bỏ lỡ thời điểm vàng để chữa trị. Hầu hết, họ chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn...

Vai trò của thuốc chống thải ghép trong 1 số phương pháp điều trị ung thư

Trong điều trị ung thư, sẽ có những phương pháp như ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc mà sau khi thực hiện, người bệnh cần dùng đến thuốc chống thải ghép.

Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ mắc ung thư của bạn hay không?

Bệnh tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư gan, nguyên nhân là do tình trạng kháng insulin.

Cảnh báo nguy cơ ung thư khi tẩy nốt ruồi

Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cách phân biệt nốt ruồi có hoặc không có yếu tố ung thư và đưa ra hướng giải quyết. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà