Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

Cập nhập: Thứ ba, 30/05/2023

 

   Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp thường gặp. Nó luôn khiến cho người mắc chịu nhiều phiền toái vì những triệu chứng khó chịu. Điển hình nhất là những cơn đau nhức trường diễn tại cổ, rồi lan sang đầu, bả vai, cánh tay.

   Thế nên, chữa trị dứt điểm căn bệnh này là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng mong muốn. Vậy, thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không? và cách chữa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

 

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

   Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xảy ra tại lớp xương và sụn của khớp đốt sống cổ. Những vị trí này bị hư hại, hao mòn, làm ảnh hưởng đến cấu trúc bình thường của đốt sống.

   Thoái hóa đốt sống cổ thường được bắt gặp ở người từ 60 tuổi trở lên với tỷ lệ khoảng 85%. Bên cạnh đó, việc ít vận động, công việc yêu cầu cúi ngửa nhiều, mang vác nặng, thiếu hụt dinh dưỡng,... sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

   Tình trạng thoái hóa thường tiến triển chậm, diễn ra trong nhiều năm. Bất kỳ vị trí đốt sống cổ nào cũng có thể bị thoái hóa, đặc biệt là từ C5 - C7. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường khá mờ nhạt, nên người bệnh thường dễ dàng bỏ qua.

    Khi đĩa đệm, bao hoạt dịch, dây chằng tại đây bị hư hại nhiều, các triệu chứng rõ ràng mới xuất hiện. Người bệnh bị đau mỏi cổ thường xuyên, các cơn đau có thể lan lên vùng chẩm, trán, bả vai,...

    Người bệnh có thể bị cứng cổ vào buổi sáng, đau nhức, ê ẩm, khó khăn khi quay đầu. Cánh tay và bàn tay có thể bị tê bì, mất cảm giác, hạn chế vận động,... Một số người còn có cảm giác như có dòng điện chạy từ cổ xuống cột sống, rồi lan ra các chi. Điều này khiến họ gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

    Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính. Do đó, nếu câu hỏi là “thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?” thì câu trả lời là: “Có”. Tuy nhiên, người bệnh không thể khỏi hoàn toàn được.

 

 Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính

 

Thoái hóa đốt sống cổ chữa bằng cách nào?

   Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh đáng lo ngại hơn bạn nghĩ. Bên cạnh những ảnh hưởng đến sinh hoạt, nó còn có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm.  Người bệnh có thể rối loạn tiền đình, mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ và thường xuyên lo lắng.

   Nếu dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng, người bệnh có thể bị liệt 1 hoặc cả 2 tay, mất cảm giác,... Các ảnh hưởng khác là thiếu máu não, thay đổi huyết áp, rối loạn nhịp tim, liệt nửa người,...

    Như đã nhắc đến, y học chưa có cách gì để điều trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện, nguy cơ gặp các biến chứng cũng giảm bớt.

    Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ có thể kể đến là:

Điều trị bằng thuốc  

    Điều trị bằng thuốc sẽ giúp làm giảm mức độ và tần suất các cơn đau cho người bệnh. Mặc dù chỉ có tác dụng nhất thời, nhưng chúng đặc biệt hữu hiệu, nhất là với cơn đau cấp. Các thuốc này gồm có:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol được sử dụng cho các cơn đau từ nhẹ đến vừa. Tác dụng giảm đau của thuốc ở mức trung bình nhưng ít tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu dùng quá liều, bạn có thể bị ngộ độc paracetamol.

Với những cơn đau có đi kèm sưng, viêm thì người bệnh sẽ được dùng thuốc NSAIDs như: Diclofenac hay Meloxicam,...

  • Corticosteroid: Loại thuốc này được sử dụng cho các cơn đau nặng, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Mặc dù là thuốc giảm đau, chống viêm tốt, nhưng corticosteroid có rất nhiều tác dụng phụ. Một số loại thuốc trong nhóm này là: Prednisolon, Methylprednisolone,...
  • Thuốc giãn cơ có tác dụng giãn cơ và giảm sự co thắt gân cơ. Từ đó, chúng giúp làm giảm căng cứng khớp, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Một số thuốc giãn cơ được sử dụng là: Cyclobenzaprine, Tolperisone,...
  • Một số thuốc điều trị triệu chứng khác: thuốc ức chế IL-1, Glucosamine Sulfate,...

 

Paracetamol được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa

Paracetamol được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa

 

Vật lý trị liệu

   Vật lý trị liệu là phương pháp giúp giảm đau, phục hồi chức năng tốt và ít tác dụng phụ. Sau khi được điều trị, người bệnh có thể vận động dễ dàng, cơ cổ và vai dẻo dai hơn. Phương pháp này giúp phạm vị hoạt động của đầu, cổ được cải thiện và tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị khác.

   Tuy nhiên, phương pháp này có tác dụng chậm hơn so với dùng thuốc. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo liệu trình, tập đúng tư thế để đạt được hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm.

   Một số bài tập dành cho người thoái hóa đốt sống cổ là: gập và duỗi cột sống cổ, nghiêng đầu, xoay cột sống cổ, tập cơ cổ trước sau và 2 bên, kéo giãn cột sống cổ tư thế nghiêng,...

   Người bệnh nên tập 1 - 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ. Mỗi động tác nên thực hiện từ 5 - 10 lần. Khi tập luyện, người bệnh cần thực hiện các động tác nhẹ nhàng, không nên cử động nhanh, mạnh.

 

Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm

Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm

 

Phẫu thuật

   Phẫu thuật được áp dụng khi các phương pháp khác thất bại và dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng. Các phương pháp phẫu thuật có thể kể đến là:

  • Mổ hở giúp loại bỏ sự chèn ép lên các rễ thần kinh, giảm các cơn đau do thoái hóa. Tuy nhiên, do vết thương lớn nên sẽ gây đau đớn và thời gian hồi phục chậm hơn.
  • Mổ nội soi sử dụng các ống chuyên dụng để quan sát cấu trúc cột sống, từ đó thực hiện can thiệp một cách chính xác nhất. Người bệnh không phải chịu nhiều đau đớn, mất ít máu và thời gian hồi phục ngắn hơn.
  • Cố định đốt sống cổ giúp loại bỏ đĩa đệm bị lệch, thừa ra ngoài. Sau đó, cột sống cổ sẽ được cố định bằng cách hàn nối từ các mảnh xương. Cuối cùng, chúng được cố định bằng ốc vít và kim loại.

Thay đổi về lối sống

   Cho dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, người bệnh đều cần có lối sống lành mạnh. Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng cột sống và ngăn các triệu chứng tái phát trở lại. Theo đó, người bệnh cần:

  • Xoa bóp vùng cổ thường xuyên, sử dụng gối tựa lưng/ đầu khi phải cúi hoặc ngửa cổ quá lâu.
  • Hạn chế giữ nguyên một tư thế khi ngồi làm việc trong thời gian dài.
  • Sử dụng ghế có chiều cao phù hợp với bàn làm việc và chiều cao của bản thân. Bạn nên chỉnh ghế sao cho cẳng tay song song với mặt sàn, lưng thẳng và 2 vai ngang bằng.
  • Ngồi cách màn hình máy tính từ 50 – 66 cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ.
  • Không để vật nặng đè lên đầu và cổ, không vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi.
  • Thường xuyên tập thể dục vùng cổ để giữ sự dẻo dai.
  • Tránh nằm sấp, tránh gối đầu quá cao, nên sử dụng gối có độ dày vừa phải, tránh ưỡn, cúi gập cổ.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

 

Bạn hãy tập thể dục thường xuyên để giữ sự dẻo dai

Bạn hãy tập thể dục thường xuyên để giữ sự dẻo dai

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về vấn đề: “thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Thoái hóa đốt sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra như: Sự thoái hóa do tuổi tác, hoạt động sai tư thế trong thời gian dài,..

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Với thoát vị đĩa đệm, khi hiểu rõ về căn bệnh này, bạn sẽ có cách giúp bệnh được cải thiện tốt hơn, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn biết được thoát vị đĩa đệm là gì?

Chuyên gia giải đáp: Đau lưng dưới là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau lưng dưới có thể là do mang thai, hoặc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, loãng xương, hẹp đốt sống,...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844