Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Cập nhập: Thứ sáu, 11/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh này thường gặp ở người già trên 60 tuổi và những người thường xuyên phải ngồi làm việc lâu, hoặc có nhiều tác động vào vùng cổ. Nếu không được điều trị sớm, nó không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Các dấu hiệu nhận biết của bệnh này như thế nào? Làm sao để phòng bệnh? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Thoái hóa đốt sống cổ do nguyên nhân gì?

Thoái hóa đốt sống cổ do nguyên nhân gì?

 

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

   Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn thành hình chữ C. Đốt sống đầu tiên ở ngay dưới xương sọ. Các đốt sống cổ giúp ta có thể dễ dàng quay trái quay phải, nhìn trước nhìn sau. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng bảo vệ tủy sống và lưu thông dòng máu lên não.

    Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý xương khớp, trong đó sự hao mòn sụn và xương dưới sụn gây đau nhức vùng cổ. Những đốt sống cổ có nguy cơ cao bị thoái hóa là C5, C6 và C7.

   Thoái hóa đốt sống cổ gặp nhiều ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, với lối sống và làm việc hiện nay, bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành mạn tính, làm suy giảm khả năng vận động.

 

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ

   Các nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa đốt sống cổ là:

Tuổi tác

   Từ sau 40 tuổi, các đốt sống dễ bị thoái hóa do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tốc độ hay mức độ thoái hóa còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt của người bệnh. Những người có chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, ít vận động thường có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ sớm hơn.

Hoạt động sai tư thế

   Thường xuyên hoạt động sai tư thế cũng là nguyên nhân thường gặp gây thoái hóa đốt sống cổ, như:

  • Ngồi học bài, làm việc không đúng tư thế: Ngồi quá thấp hoặc quá cao so với bàn dẫn tới cúi đầu hoặc ngửa đầu quá nhiều.
  • Thường xuyên cúi đầu, gập cổ để sử dụng điện thoại.
  • Thường xuyên mang vác vật nặng.
  • Ngủ sai tư thế, dùng gối đầu không phù hợp.
  • Ngồi quá lâu, ít vận động.

 

Ngồi làm việc sai tư thế

Ngồi làm việc sai tư thế

 

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

   Chế độ ăn không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, vitamin D hoặc Magie, sắt … khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn, trong đó có đốt sống cổ.

   Ngoài ra, sử dụng rượu bia, đồ ngọt, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chấn thương

   Những người có tiền sử bị chấn thương vùng cổ do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể dục thể thao,... có nguy cơ xuất hiện thoái hóa.

 

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

   Trong thời gian đầu của bệnh, người bệnh thường không có hoặc có rất ít triệu chứng. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng. Một số triệu chứng thường gặp là:

  • Đau nhức vùng cổ: Đây là triệu chứng điển hình nhất. Bệnh nhân bị đau buốt khó chịu, cơn đau khu trú quanh vùng cổ - vai - gáy. Cơn đau xuất hiện ngày một nhiều, có thể gây nên tình trạng vẹo cổ hoặc sái cổ. Sau đó, cơn đau sẽ lan tới đầu gây nhức đầu, lan tới một bên hoặc cả hai bên cánh tay.
  • Mất cảm giác chi trên: Ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, rễ thần kinh vận động cánh tay bị chèn ép. Do đó, bệnh nhân bị tê bì từ phần vai xuống cánh tay, hạn chế khả năng vận động ở tay, khó cảm nhận được nóng lạnh. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ, mất cảm giác ở tay.
  • Cứng cổ: Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng, khi bệnh nhân vừa ngủ dậy, đặc biệt khi trời lạnh. Nó khiến bệnh nhân khó cúi gập, chuyển động cổ như bình thường. Ngoài ra, một số người bệnh bị đau nhức, ê ẩm vùng gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải.
  • Dấu hiệu Lhermitte: Đó là cảm giác khó chịu đột ngột, tưởng tượng như có luồng điện chạy dọc từ cổ đến xương sống, thường gặp ở bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Bệnh nhân cảm nhận triệu chứng này rõ ràng nhất khi cúi gập cổ về phía trước.

   Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải các triệu chứng sau nếu bị thoái hóa đốt sống C1, C2 hoặc C4:

  • Nấc cụt, ngáp.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

   Nếu gặp phải những triệu chứng trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức vùng cổ

Bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức vùng cổ

 

Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

   Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn tới các biến chứng sau:

Chèn ép thần kinh

   Cột sống cổ tập trung nhiều dây thần kinh có vai trò truyền và nhận tín hiệu từ não. Khi bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ, các dây thần kinh đó bị chèn ép gây ra những cơn đau nhức, tê mỏi ở vùng chẩm, trán. Dần dần, người bệnh còn bị tê, mỏi cánh tay, bàn tay.

Rối loạn tiền đình

   Thoái hóa đốt sống cổ làm tổn thương lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não, gây thiếu máu não. Tình trạng này kéo dài có thể gây nên rối loạn tiền đình với các triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mỗi khi thay đổi tư thế. Điều đó làm cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng, đặc biệt dễ gây tai nạn ở người cao tuổi.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

   Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày không được điều trị, bệnh nhân có thể mắc thoát vị đĩa đệm ở cổ. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mà nhân nhầy nằm bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó.

   Ngoài gây ra các cơn đau thường xuyên tại cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm còn có thể dẫn tới bại liệt, rối loạn cảm giác tứ chi.

   Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên, bệnh nhân khi thấy những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ cần đến ngay các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

 Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm

 

>>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

 

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

   Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động xương khớp như tập Yoga để tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ chất. Ăn các thực phẩm giàu canxi (các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu phụ, rau lá xanh sẫm, cá, trứng,...),  magie,..
  • Tắm nắng phù hợp để hấp thụ vitamin D.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Sắp xếp trang thiết bị ở nơi làm việc phù hợp, không quá cao hoặc không quá thấp.
  • Nếu đặc điểm công việc phải ngồi nhiều, ít vận động, sau 1 - 2 giờ, bạn nên đứng dậy đi lại, giãn cơ.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi nằm, tránh chỉ nằm một hoặc 2 tư thế sẽ dễ dẫn đến vẹo cổ. Ngoài ra, bạn không nên nằm gối đầu quá cao.
  • Thường xuyên xoa bóp và chăm sóc vùng cổ vai gáy.
  • Tập luyện vùng đốt sống cổ:
  • Gập cột sống cổ: Bạn ngồi thẳng lưng, đầu cúi về phía trước sao cho cằm để sát ngực. Sau đó lại trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác từ 5 - 10 lần.
  • Nghiêng cột sống cổ: Bạn ngồi thẳng lưng, đặt bàn tay lên tai bên đối diện. Nhẹ nhàng dùng tay kéo nghiêng đầu, giữ yên trong 2 phút. Làm tương tự ở bên kia.

 

Bài tập nghiêng cột sống cổ

Bài tập nghiêng cột sống cổ (Nguồn: Bệnh viện 108)

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đây là bệnh lý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động, hoạt động đúng tư thế,...Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Bài viết cùng chủ đề

Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình tại nhà

Bài tập nhìn đuổi theo, lắc lư hai bên hay xoay đầu… là những bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

Dùng thuốc giảm triệu chứng, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều chỉnh lối sống là những cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

5 thông tin cần biết để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà