Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhập: Thứ hai, 24/04/2023

 

    Với thoát vị đĩa đệm, khi hiểu rõ về căn bệnh này, bạn sẽ có cách giúp bệnh được cải thiện tốt hơn, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn biết được thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân gây ra, cách điều trị và phòng ngừa, cùng theo dõi ngay nhé!

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm

 

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

    Đĩa đệm là một cấu trúc có dạng thớ sợi khá chắc chắn với cấu tạo được chia thành 3 phần chính là nhân keo (nhân nhầy), bao xơ và tấm sụn tận cùng. Bộ phận này có các đặc tính ưu việt như có khả năng làm trụ vững chắc cho cơ thể và có thể xoay chuyển về tất cả các hướng. Các đĩa đệm có chức năng rất quan trọng, đó là nối các đốt sống ở cột sống, phân tán và chịu lực, giảm chấn động, giảm xóc khi cơ thể vận động nhờ khả năng biến dạng và chịu nén, đồng thời đĩa đệm cũng giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể.

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mà đĩa đệm lệch khỏi vị trí của nó ở cột sống, từ đó khiến bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau nhức, khó chịu. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở khu vực thắt lưng.

    Thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn, từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh.
  • Giai đoạn 4: Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm

 

    Nếu bệnh chuyển sang mức độ nặng, cơn đau không chỉ xuất hiện ở quanh thắt lưng mà còn có thể kéo dài từ thắt lưng xuống đến hông, chân và bàn chân, đồng thời người bệnh gặp thêm các biến chứng nguy hiểm, điều đó gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu như các phương pháp điều trị không xâm lấn mang lại kết quả không tích cực, bác sĩ sẽ phải tính toán tới phương án phẫu thuật.

 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?

    Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, đó là:

  • Tuổi tác: Khi già đi, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy của đĩa đệm giảm dần, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài của đĩa đệm bị xơ hóa. Tất cả những yếu tố này đều khiến đĩa đệm dễ lệch khỏi vị trí và gây bệnh.
  • Thường xuyên có tư thế sai trong quá trình lao động và sinh hoạt: Tư thế lao động sai làm cong vẹo cột sống, mang vác nặng sai cách sẽ dễ gây chấn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động vào khu vực cột sống như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao thì đĩa đệm cũng bị ảnh hưởng và dễ lệch ra khỏi vị trí.

    Ngoài những nguyên nhân trên thì có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, đó là:

  • Béo phì: Người có khối lượng cơ thể vượt quá so với bình thường sẽ gây áp lực lên cột sống. Thống kê cho thấy, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao gấp 12 lần so với người có chỉ số BMI bình thường.
  • Mắc các bệnh lý về cột sống như gai đôi, thoái hóa cột sống, gù vẹo cột sống…
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm công việc thường xuyên phải kéo, đẩy, gập người, nhân viên văn phòng ngồi lâu 1 chỗ hoặc người bê vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên cột sống. Hoặc người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao… cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Kê gối cao khi ngủ.
  • Mắc một số bệnh lý mắc kèm như đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,...

 

Nhân viên văn phòng ngồi lâu 1 chỗ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

Nhân viên văn phòng ngồi lâu 1 chỗ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

 

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp để cải thiện, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi đủ để tránh những tác động lên cột sống và đĩa đệm, tránh để bệnh nặng hơn. Hãy gác lại công việc trong một vài ngày tránh tập thể dục, tránh thực hiện các hoạt động khiến lưng phải uốn cong, hay nâng đồ vật.
  • Dùng thuốc: Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như Ibuprofen, naproxen…, thuốc giãn cơ cơ để giảm co thắt cơ ở lưng, thuốc giảm đau thần kinh như Amitriptyline, duloxetine, gabapentin… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại vitamin bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12.
  • Vật lý trị liệu: Việc dùng thuốc, nghỉ ngơi đồng thời kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh được cải thiện tốt hơn. Bác sĩ có thể chỉ định một số chương trình vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống để dịch chuyển đĩa đệm trở lại vị trí cũ, mặc áo nẹp cột sống để cố định tạm thời, massage, kích thích điện cơ, điện phân, liệu pháp sóng siêu âm…
  • Phẫu thuật: Đa phần bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được điều trị bằng phương pháp không xâm lấn như trên. Nhưng khi chúng không đem lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân đã có dấu hiệu như: liệt, hai chân không còn cảm giác, không thể kiểm soát việc đi tiểu tiện. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị mất khả năng vận động, teo cơ…

 

Cần làm gì để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm?

Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung canxi, vitamin D và các loại rau xanh nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh. Đối với người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi: Cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng với chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5 - 24,9.
  • Tập luyện thể với các bài tập tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể như thái cực quyền, đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ…

 

Tập yoga để giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Tập yoga để giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm

 

  • Với người thường xuyên phải ngồi làm việc, đặc biệt là nhân viên văn phòng thì cần ngồi đúng tư thế: Lưng thẳng, không cúi cổ quá thấp, khoảng cách cơ thể với máy tính phù hợp, thường xuyên đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng, không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tránh mang vác, nâng vật quá sức. Khi phải bê đồ nặng thì cần có tư thế chuẩn để tránh gây áp lực cho cột sống.
  • Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh và những nơi gió to.

    Đến đây, hy vọng bạn đã nắm được thông tin đầy đủ về bệnh thoát vị đĩa đệm, từ đó có biện pháp cải thiện hoặc phòng ngừa hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chuyên gia giải đáp: Đau lưng dưới là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau lưng dưới có thể là do mang thai, hoặc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, loãng xương, hẹp đốt sống,...

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

Dùng thuốc giảm triệu chứng, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều chỉnh lối sống là những cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm là gì? Các phương pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm là gì? Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Béo phì ảnh hưởng đến chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và khiến bệnh nặng hơn. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng khiến người bệnh bị tăng cân.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844