Vi khuẩn HP có tự hết không? Điều trị vi khuẩn HP dạ dày như thế nào?

Cập nhập: Thứ ba, 16/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong nhiều năm qua, tổng đài tư vấn sức khỏe của chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi quan đến vi khuẩn HP (1 loại vi khuẩn gây các bệnh lý nguy hiểm ở dạ dày) như:

    Nhiễm vi khuẩn HP có tự hết không?

    Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?

    Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

  Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên để giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về tình trạng nhiễm khuẩn HP, cùng theo dõi ngay nhé!

 

Vi khuẩn HP có tự hết không?

Vi khuẩn HP có tự hết không?

 

Vi khuẩn HP là gì?

    HP là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter Pylori - sinh vật duy nhất sinh sống và phát triển được trong dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn này sẽ gây ra tác động tiêu cực, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây tình trạng viêm loét và dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.

    Ngày nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nước ta có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm loại vi khuẩn này. Chúng dễ dàng lây từ người bệnh sang người lành qua các con đường như:

  • Đường miệng (tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết tiêu hóa của người bệnh).
  • Đường phân do 1 phần vi khuẩn HP cũng được đào thải qua phân. Nếu ăn uống không giữ vệ sinh sạch sẽ thì cũng có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này.
  • Một số con đường lây nhiễm khác: Lây qua việc dùng chung thiết bị y tế chưa tiệt trùng trùng như ống nội soi, dụng cụ nha khoa,…

    Có thể thấy, tỷ lệ nhiễm  HP rất cao và người mắc sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm nên việc hiểu rõ về loại vi khuẩn này đồng thời có phương pháp điều trị hợp lý là rất quan trọng.

 

Vi khuẩn HP là sinh vật duy nhất sinh sống được trong dạ dày

Vi khuẩn HP là sinh vật duy nhất sinh sống được trong dạ dày

 

Nhiễm vi khuẩn HP có tự hết không?

   Bạn cần chấp nhận sự thật là vi khuẩn HP không thể tự hết, thậm chí để tiêu diệt nó thì người bệnh cần tuân thủ theo 1 phác đồ điều trị nghiêm ngặt với việc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn HP có khả năng tiết Enzyme Urease giúp tạo ra lớp bảo vệ chúng trước môi trường acid đậm đặc ở dạ dày.

    Nếu người bệnh cứ hy vọng vi khuẩn HP tự hết mà không điều trị hoặc điều trị không hết liệu trình thì chúng sẽ phát triển nhanh, kháng thuốc, dễ bị tái nhiễm, ngày càng khó tiêu diệt và gây ra những hậu quả khôn lường.

 

 

Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?

Nhiễm vi khuẩn HP rất nguy hiểm,  gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Loét dạ dày tá tràng: Sau thời gian dài sinh sống và phát triển trong dạ dày, HP tiết ra các độc tố như men Urease, Cytokin gây viêm… làm mỏng dần và mất lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.  Lớp bảo vệ này mỏng đi kết hợp với sự tấn công của acid dạ dày sẽ hình thành nên các ổ loét. Thống kê cho thấy, có trên 70% ca bệnh loét dạ dày có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Viêm niêm mạc dạ dày, tá tràng: Vi khuẩn HP tấn công khiến niêm mạc dạ dày mất hoặc giảm số lượng tế bào tuyến, từ đó giảm khả năng tiết acid, dịch vị, người bệnh gặp các triệu chứng như nuốt khó, ăn không tiêu, đầy bụng kéo dài, lâu dần sẽ gây viêm mạn tính.
  • Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Có 200 loại HP khác nhau, trong đó một số loại mang gen CagA có độc lực cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở người nhiễm.

 

Vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày

 

Nhiễm vi khuẩn HP có chữa khỏi không?

    Vi khuẩn HP dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên người bệnh cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Khả năng điều trị khỏi HP dạ dày sẽ cao hơn trong trường hợp người bệnh phát hiện sớm.

    Phác đồ điều trị HP dạ dày sẽ có ít nhất 2 loại kháng sinh. Trong khi đó, tình trạng kháng kháng sinh ở nước ta đang ngày càng phổ biến khiến việc tiệt trừ HP ngày càng trở nên khó khăn. Thực tế, hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ HP thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có nghĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ HP đầu tay.

   Vì vậy, không phải trường hợp nào khi điều trị nhiễm khuẩn HP cũng có thể khỏi bệnh mà còn phụ thuộc vào kháng sinh trong phác đồ điều trị còn nhạy với vi khuẩn HP không và một số yếu tố khác.

 

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

   Việc điều trị vi khuẩn HP dạ dày thực hiện theo các phác đồ hướng dẫn. Hiện nay, có các phác đồ điều trị như sau:

    Phác đồ 3 thuốc, dùng trong 10-14 ngày

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) + Amoxicillin + Clarithromycin: Thường áp dụng ở khu vực miền bắc và miền trung do có tỷ lệ kháng Clarithromycin thấp.
  • PPI + Amoxicillin + Metronidazole: Thường áp dụng tại khu vực miền nam do có tỷ lệ kháng Clarithromycin cao.

    Phác đồ 4 thuốc, dùng trong 10-14 ngày: sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc. Trong đó, phác đồ có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ HP khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi, khiến bệnh nhân khó tuân thủ:

  • PPI + Bismuth + Tetracycline + Metronidazole
  • PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole

   Phác đồ nối tiếp: Có thể lựa chọn là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay, nó cho hiệu quả điều trị cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ:

  • PPI + Amoxicillin trong 5 ngày đầu
  • PPI + Clarithromycin + Tinidazole trong 5 ngày tiếp theo.

    Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin: Lựa chọn khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth. Vì có kháng sinh levofloxacin nên người bệnh có nguy cơ gặp nhiều tác dụng không mong muốn hơn và phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị. Phác đồ này gồm các thuốc PPI + Amoxicillin + Levofloxacin uống trong 10 ngày.

 

Người nhiễm khuẩn HP phải sử dụng nhiều thuốc kết hợp

Người nhiễm khuẩn HP phải sử dụng nhiều thuốc kết hợp

 

Việc bệnh nhân sử dụng phác đồ như thế nào thì phải do bác sĩ điều trị chỉ định, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc trên về sử dụng.

 

Những lưu ý khi điều trị vi khuẩn HP dạ dày?

Trong quá trình điều trị HP dạ dày, người bệnh cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn, đủ liều và ngày dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc quên uống thuốc, uống không đủ liều hoặc không đủ liệu trình sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và có thể dẫn tới thất bại.
  • Tái khám theo lời dặn của bác sĩ sau khi hết liệu trình điều trị.
  • Trong trường hợp tái nhiễm vi khuẩn HP thì bệnh nhân không được sử dụng đơn thuốc cũ mà cần đi khám để được kê đơn thuốc khác vì rất có thể đã xảy ra tình trạng kháng thuốc.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt theo lời dặn của bác sĩ, đặc biệt là không uống rượu bia, kiêng đồ cay nóng, tránh căng thẳng, stress, không thức khuya và cần ngủ đủ giấc.

    Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn biết được vi khuẩn HP có tự hết không và cung cấp thêm những thông tin quan trọng để bạn cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Vi khuẩn HP có lây không? Làm sao để phòng ngừa?

Vi khuẩn HP có lây không? Vi khuẩn HP có thể lây từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, chất nôn hoặc phân. 

Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà