Bạn biết gì về chứng đau nửa đầu?

Cập nhập: Thứ sáu, 17/02/2023

 

   Chứng đau nửa đầu (Migraine) là tình trạng sức khỏe thường gặp, ảnh hưởng tới khoảng 1/5 nữ giới và 1/15 nam giới trên thế giới. Những cơn đau mang tính chất chu kỳ của chứng đau nửa đầu migraine gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu hiệu quả.

 

Chứng đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu (Migraine)

 

Đau nửa đầu (Migraine): Định nghĩa và phân loại

   Đau nửa đầu (migraine) là bệnh lý rối loạn thần kinh gây những cơn đau một bên đầu có mức độ trung bình tới dữ dội. Cơn đau xuất hiện bất chợt và kéo dài vài tiếng, một số trường hợp có thể kéo dài từ 2-3 ngày. Đi kèm với cơn đau nửa đầu đôi khi cũng xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

   Theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế (International Headache Society - IHS), đau nửa đầu Migraine có thể được chia làm 2 loại chính:

  • Đau nửa đầu có tiền triệu (chiếm khoảng 25% trường hợp): tức là người bệnh có một vài triệu chứng trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện.
  • Đau nửa đầu không tiền triệu (chiếm khoảng 75% trường hợp): cơn đau nửa đầu xuất hiện đột ngột mà không có bất kỳ một triệu chứng rõ ràng nào cảnh báo trước.

 

Triệu chứng đau nửa đầu

   Có 4 giai đoạn phổ biến trong một cơn đau nửa đầu, bao gồm:

  • Giai đoạn triệu chứng sớm
  • Giai đoạn tiền triệu (hay còn gọi là giai đoạn aura)
  • Giai đoạn cơn đau nửa đầu
  • Giai đoạn sau cơn đau nửa đầu

   Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau nửa đầu là khác nhau ở mỗi người, không phải bệnh nhân nào cũng trải qua đầy đủ 4 giai đoạn trên. Thậm chí các triệu chứng trong từng giai đoạn cũng có thể khác nhau trong từng lần đau ở cùng một bệnh nhân.

Giai đoạn triệu chứng sớm

   Giai đoạn này thường xuất hiện vài tiếng hoặc thậm chí vài ngày trước cơn đau nửa đầu migraine chính thức xuất hiện, các triệu chứng bao gồm:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Uể oải, mệt mỏi trong người
  • Thèm ăn một thứ gì đó, hoặc cũng có thể là chán ăn
  • Ngáp thường xuyên
  • Căng cơ (nhất là cơ cổ)
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Giai đoạn tiền triệu

   Được hiểu là những triệu chứng xảy ra ngay trước cơn đau nửa đầu:

  • Tiền triệu về thị giác: là hiện tượng phổ biến nhất. Người bệnh nhìn thấy những tia sáng nhấp nháy, hoặc hình ảnh của những đường zic zắc chói mắt, một số lại mô tả nhìn mọi thứ thấy lờ mờ như nhìn qua một lớp kính dày, hoặc thậm chí có người còn mất hoàn toàn thị lực.

 

Rối loạn thị giác

Rối loạn thị giác - Triệu chứng phổ biến đi kèm cơn đau nửa đầu

 

  • Tiền triệu về xúc giác: cảm giác châm chích, tê bì ở bàn tay, cánh tay.
  • Một số triệu chứng khác như ảo giác về thính giác, khứu giác hoặc rối loạn ngôn ngữ.

Giai đoạn cơn đau nửa đầu (giai đoạn tấn công)

   Ở giai đoạn tấn công, các cơn đau nửa đầu bắt đầu xuất hiện với mức độ từ trung bình đến dữ dội. Cơn đau thường bắt đầu ở một bên, tăng nặng khi người bệnh vận động và đổi bên mỗi lần đau. Nhưng cũng có một số ít trường hợp cơn đau xuất hiện đồng thời ở cả hai bên đầu. Cơn đau lên đỉnh điểm sau đó lắng xuống và thường kéo dài từ 4-72 giờ.

   Các cơn đau nửa đầu thường đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn (được báo cáo là xảy ra ở 90% trường hợp), nhạy cảm với ánh sáng, nhạy cảm với âm thanh, một số người bệnh cũng có thể bị chóng mặt (được gọi là đau nửa đầu tiền đình).

Giai đoạn sau cơn đau

   Sau khi cơn đau nửa đầu đã đi qua, người bệnh có thể vẫn sẽ còn một số biểu hiện như: mệt mỏi, kiệt sức, tâm trạng thay đổi, chán ăn…

 

Nguyên nhân đau nửa đầu

   Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu như: sự co giãn bất thường của mạch máu, ảnh hưởng của nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin, sự kích thích quá mức của một số dây thần kinh hay yếu tố di truyền. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này bởi những giả thuyết trên tương đối phức tạp và chưa được chứng minh đầy đủ. Một số yếu tố nguy cơ được cho là có thể khởi phát một cơn đau nửa đầu:

  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: lượng Estrogen trong cơ thể thay đổi, đặc biệt ở thời điểm trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh sẽ gây nên đau nửa đầu.
  • Sự thay đổi cảm xúc: căng thẳng, lo lắng, stress, sốc tâm lý, trầm cảm.
  • Thói quen sinh hoạt: mất ngủ, vận động quá sức, làm việc sai tư thế, hạ đường huyết.

 

Mất ngủ

Mất ngủ có thể khởi phát một cơn đau nửa đầu

 

  • Chế độ ăn uống: bỏ bữa, mất nước, uống rượu bia, caffeine, thức ăn nhiều tyramine (thịt muối mặn, đồ đóng hộp, thịt hun khói…).
  • Môi trường: thời tiết giao mùa, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn.
  • Một số loại thuốc: thuốc ngủ, thuốc tránh thai, thuốc giãn mạch.

 

Điều trị chứng đau nửa đầu

   Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị dứt điểm chứng đau nửa đầu, việc điều trị chỉ tập trung vào việc cắt đứt cơn đau bằng các nhóm thuốc giảm đau.

  • Thuốc giảm đau chứa paracetamol, ibuprofen có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ và hiệu quả khi cơn đau mới xuất hiện. Tuy nhiên các thuốc giảm đau này cũng tồn tại một số tác dụng không mong muốn như tổn thương gan, thận, viêm loét dạ dày khi dùng kéo dài.
  • Nhóm thuốc Ergotamines: có tác dụng làm co các mạch máu xung quanh não để làm dịu cơn đau nửa đầu. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn nôn, do đó một số người lựa chọn sử dụng kết hợp các loại thuốc khác để chống buồn nôn.
  • Nhóm thuốc Triptans: Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng mức serotonin trong não, giảm viêm và co thắt mạch máu, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng đau nửa đầu. Tác dụng phụ bao gồm ngứa hoặc tê ngón chân, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực...
  • Thuốc chống buồn nôn: có tác dụng làm giảm buồn nôn và nôn ói đi kèm với chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Thuốc chống buồn nôn có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, chóng mặt….

 

Phòng ngừa cơn đau nửa đầu

   Căn cứ vào các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn đau nửa đầu, một số lời khuyên dành cho người bệnh nhằm hạn chế tái phát các cơn đau tái phát như sau:

  • Ngủ đủ 7 tiếng/ngày, đảm bảo chất lượng giấc ngủ để cơ thể có thể nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi. Điều này vừa giúp hạn chế tái phát các cơn đau nửa đầu, vừa giúp ngăn ngừa hàng loạt bệnh lý khác. Nếu bị mất ngủ mãn tính do tuổi tác, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm BoniHappy; trong trường hợp mất ngủ kèm căng thẳng lo âu, bạn nên lựa chọn sản phẩm BoniSleep để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa các chất kích thích (rượu, bia, cà phê).
  • Tránh để rơi vào trạng thái lo âu, hồi hộp, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Luyện tập thể thao, rèn luyện cơ thể thường xuyên. Các bài tập yoga, thiền vừa tốt cho thể chất, vừa giúp giải tỏa căng thẳng rất tốt.
  • Tránh các yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu từ môi trường: tiếng ồn, mùi hương, ánh sáng nhấp nháy…
  • Tránh sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen.

   Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng đau nửa đầu migraine. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy theo dõi chúng tôi hoặc liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để nhận thêm những kiến thức y khoa hữu ích.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844