U não ác tính có chữa được không? Hy vọng từ virus tiêu diệt ung thư và liệu pháp miễn dịch

Cập nhập: Thứ hai, 29/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    U não ác tính còn được gọi với cái tên khác là ung thư não. Khác với u não lành tính, u ác tính có khả năng xâm lấn mạnh và di căn nhanh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa sự sống của người bệnh.

   “U não ác tính có chữa được không?” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi lẽ, khối u có thể nằm ở những vị trí sâu, rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Mới đây, một phương pháp mới đang được thử nghiệm, và cho kết quả ban đầu tương đối tốt. Đó chính là sử dụng virus tiêu diệt ung thư kết hợp với liệu pháp miễn dịch.

 

U não ác tính có chữa được không?

U não ác tính có chữa được không?

 

U não ác tính là gì?

   U não gồm có hai loại là ác tính và lành tính. Trong đó, u não được coi là ác tính khi có sự hiện diện của các tế bào ung thư. Chúng có thể hình thành từ chính những tế bào não, ví dụ như u nguyên bào thần kinh đệm. Hoặc, chúng đến từ cơ quan khác, trường hợp này được gọi là ung thư di căn não.

   U não ác tính là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bệnh có diễn biến nhanh, xâm lấn mạnh gây ảnh hưởng đến chức năng não, và rất khó phát hiện.

   Triệu chứng của u não ác tính dễ nhầm lẫn với động kinh, hoặc tăng áp lực nội sọ. Dấu hiệu điển hình nhất được gặp trong 90% các trường hợp u não ác tính là đau đầu. Đau có thể xuất hiện cục bộ hoặc lan tỏa không có vị trí cố định, đau thường xuyên.

   Các biểu hiện khác là: Nôn dữ dội không liên quan đến vấn đề tiêu hóa, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, mất ngủ, co giật 1 hoặc 2 bên,... Người bệnh cũng có thể thấy yếu tay chân, mất khứu giác, rối loạn vận động hoặc ngôn ngữ,... Sự xuất hiện của chúng sẽ phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của khối u ác tính.

 

Đau đầu là triệu chứng điển hình của u não ác tính

Đau đầu là triệu chứng điển hình của u não ác tính

 

U não ác tính có chữa được không?

   Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, nhưng u não ác tính vẫn có khả năng được chữa khỏi. Điều kiện là người bệnh cần được phát hiện sớm và đáp ứng tốt với điều trị.

   Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị còn phụ thuộc vào vị trí khối u. Dù được phát hiện sớm, nhưng nếu khối u nằm ở sâu, khó tiếp cận thì điều trị sẽ khó hơn. Đồng thời, u não ác tính cũng rất dễ tái phát, với tỷ lệ có thể lên đến 37%.

   Hiện nay, điều trị u não ác tính sử dụng các phương pháp tương tự như những bệnh ung thư khác. Các phương pháp này có thể kể đến là:

Phẫu thuật

    Mục đích của phẫu thuật là giúp loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt, mà không làm ảnh hưởng đến các mô não khỏe mạnh lân cận. Nhược điểm lớn nhất của việc phẫu thuật là chỉ áp dụng được với khối u nông, dễ tiếp cận. Những khối u nằm sâu trong não thì không thể thực hiện được.

   Hoặc, nếu khối u nằm gần những vị trí nhạy cảm, phẫu thuật sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phẫu thuật thường được kết hợp với hóa trị, và xạ trị để giúp làm tăng hiệu quả điều trị.

Xạ trị

   Xạ trị là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để điều trị u não ác tính. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với trường hợp ung thư di căn não. Chùm tia bức xạ sẽ được chiếu thẳng vào vị trí khối u, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại tia được sử dụng là tia X, tia Gamma và tia Beta.

   Xạ trị có ưu điểm là giúp loại bỏ khối u, nhưng hạn chế tối đa tổn thương đến tế bào não khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiếp xúc với tia phóng xạ. Đó là mệt mỏi, mẩn đỏ, nổi mụn nước, rụng tóc tại vùng da tia phóng xạ đi qua,...

 

Xạ trị hiện là phương pháp được dùng nhiều nhất để điều trị u não ác tính

Xạ trị hiện là phương pháp được dùng nhiều nhất để điều trị u não ác tính

 

Hóa trị

   Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt, hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Người bệnh sẽ được dùng thuốc uống, hoặc tiêm, truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Thuốc cũng có thể được đặt trực tiếp vào não sau khi người bệnh phẫu thuật loại bỏ khối u.

   Tuy nhiên, với u não ác tính, hóa trị thường cho kết quả không cao, chỉ vào khoảng 20%. Điều này là do thuốc khó có thể vượt qua được hàng rào máu não và đến được khối u.

Thuốc nhắm đích

   Đây là các loại thuốc đặc biệt, có thể tác động chính xác đến tế bào ung thư. Chúng nhắm đến các protein nhất định của tế bào ung thư như: Protein phát triển và di căn. Nhờ đó, những tế bào bình thường sẽ không bị ảnh hưởng.

    Các thuốc này cũng giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Hoặc, chúng sẽ vận chuyển các chất phóng xạ đến chính xác vị trí của khối u. Từ đó, tác dụng phụ của các thuốc phóng xạ được giảm thiểu đáng kể.

 

Thuốc nhắm đích giúp tiêu diệt tế bào ung thư một cách chính xác

Thuốc nhắm đích giúp tiêu diệt tế bào ung thư một cách chính xác

 

Điều trị u não ác tính bằng virus kết hợp liệu pháp miễn dịch

   Bên cạnh những phương pháp trên, một cách điều trị u não ác tính mới cũng đang được nghiên cứu. Đó chính là dùng virus tiêu diệt tế bào ung thư kết hợp với liệu pháp miễn dịch.

   Các nhà khoa học đang nghiên cứu một loại virus biến đổi gen, giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Virus sẽ gây bệnh chọn lọc trên tế bào ung thư, mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường. Khi được kết hợp với thuốc miễn dịch sẽ làm tăng khả năng điều trị u não ác tính.

   Các chuyên gia cho biết, việc kết hợp như vậy giúp tăng kích hoạt và tăng sinh tế bào T đặc hiệu. Từ đó, sự phát triển của khối u sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

   Trong thử nghiệm, người bệnh được sử dụng thuốc pembrolizumab và một loại virus oncolytic đặc biệt. Đây là loại thuốc đã được sử dụng trong điều trị ung thư phổi, và ung thư đầu cổ. 

   Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 56,2% người bệnh báo cáo tình trạng ổn định hoặc tốt hơn. Thời gian sống trung bình cũng tăng lên từ 6 - 8 tháng, thành 12,5 tháng. Các nhà khoa học nhận định, sự xuất hiện của virus giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn, tăng hiệu quả của liệu pháp miễn dịch trong điều trị.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề “ung thư não có chữa được không?” và phương pháp điều trị mới. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục giúp ngăn ngừa  và làm chậm sự phát triển chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, như Alzheimer và Parkinson,...

Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?

Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?

Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là lão hóa, gốc tự do, căng thẳng, stress, mất ngủ, lạm dụng chất kích thích, thiếu hụt dinh dưỡng...

Cảnh báo: Suy giảm trí nhớ ở giới trẻ đang ngày càng phổ biến

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi với những biểu hiện khó tập trung vào công việc, đầu óc lơ đãng,…. 

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt - Đừng chủ quan với rối loạn tuần hoàn não

Bạn thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thì đừng chủ quan vì đây rất có thể là dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não. Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà