Lang ben là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cập nhập: Thứ tư, 24/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Lang ben là một bệnh da liễu do nấm rất thường gặp ở Việt Nam. Bệnh được đặc trưng bởi những mảng da sáng màu (mất sắc tố) ở vùng lưng, ngực, cổ, mặt,... gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân e ngại, mất tự tin trong giao tiếp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh lang ben là gì? Các nguyên nhân gây bệnh, cũng như hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lang ben. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

 

Triệu chứng đặc trưng của lang ben là những vùng da sáng màu gây mất thẩm mỹ

Triệu chứng đặc trưng của lang ben là những vùng da sáng màu gây mất thẩm mỹ

 

Lang ben là gì?

   Lang ben là một loại bệnh nấm da thường gặp, có biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi những đám bong vảy mỏng, mịn, tập trung chủ yếu ở vùng lưng, ngực, cổ. Căn bệnh này phân bố ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những khu vực vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

 

Nguyên nhân gây bệnh lang ben là gì?

   Tác nhân gây bệnh lang ben là nấm men Pityrosporum ovale (còn gọi là Malassezia furfur). Bình thường, loại nấm này sống trên da người và không gây ra bất cứ triệu chứng sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên khi phát triển quá mức, loại nấm này tác động vào lớp biểu bì làm thay đổi sắc tố da, khiến da bị giảm hoặc mất sắc tố.

   Một số yếu tố nguy cơ của bệnh lang ben là:

  • Điều kiện khí hậu nóng ẩm.
  • Thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn tuổi.
  • Những người thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, ví dụ như người bị tăng tiết mồ hôi hoặc thường xuyên lao động vất vả.
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch như trẻ nhỏ, bệnh nhân nhiễm HIV, người bị sởi, cảm cúm,..
  • Những người da dầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người da khô hoặc da thường.
  • Thoa kem dưỡng quá nhiều, quá dày hoặc mặc quần áo quá chật khiến da bị bí, ẩm ướt.
  • Những trường hợp có sự thay đổi lớn về nội tiết tố như thanh thiếu niên đang trong tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, người sử dụng thực phẩm chức năng về nội tiết tố,… sẽ có nguy cơ bị bệnh lang ben cao hơn.

 

Triệu chứng bệnh lang ben là gì?

   Theo sách Da liễu học của Bộ Y tế, bệnh lang ben có những triệu chứng sau:

  • Ban đầu, trên da bệnh nhân xuất hiện những chấm màu hồng, nâu hoặc trắng. Sau đó các chấm lớn dần, lan rộng và liên kết với nhau thành những mảng có ranh giới rõ rệt với da lành.
  • Các thương tổn có hình bầu dục hoặc đa cung, có đường kính tầm 1 - 3cm, trên bề mặt có những vảy nhỏ, có thể cạo bong ra dễ dàng (thường được gọi là “vỏ bào”).
  • Các thương tổn này không đau, ngứa ít, chỉ ngứa nhiều hơn khi ra mồ hôi.
  • Vị trí thương tổn thường gặp ở lưng, ngực, cổ. Tuy nhiên, các vết thương tổn này có thể lan rộng trên nhiều vùng của cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Khi chiếu đèn Wood lên các vết thương tổn này có thể thấy phát sáng huỳnh quang màu xanh lá mạ.
  • Sau khi khỏi, chúng để lại những khu vực nhạt màu trong thời gian dài.

 

Chẩn đoán bệnh lang ben

Chẩn đoán xác định

   Để chẩn đoán xác định bệnh lang ben, các bác sĩ thường kết hợp những triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm như sau:

Lâm sàng:

  • Dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng không điển hình, bác sĩ dùng cồn iod 5% hoặc dung dịch anilin 1 - 2% bôi vào vùng có thương tổn. Những mảng có nấm sẽ bắt màu sẫm hơn vùng da lành hoặc dùng đèn Wood để soi thấy vùng thương tổn phát sáng xanh lá mạ.
  • Dấu hiệu vỏ bào: Cạo vảy bằng curet nhỏ, vảy bong ra mịn, nhẹ, lớp thượng bì phía dưới bình thường.

Xét nghiệm:

  • Soi trực tiếp dưới kính hiển vi vỏ bào trong dung dịch KOH 10% thấy sợi nấm thô, ngắn và những đám bào tử tròn.
  • Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud có phủ dầu lạc trung tính thấy nấm mọc chậm và khó khăn.

 

Sợi nấm lang ben được soi dưới kính hiển vi

Sợi nấm lang ben được soi dưới kính hiển vi

 

Chẩn đoán phân biệt

   Dựa vào triệu chứng bệnh và đặc điểm của những vết tổn thương trên da, bác sĩ sẽ phân biệt lang ben với các bệnh: Chàm khô, giảm sắc tố sau viêm, bạch biến, viêm da dầu, vảy phấn hồng Gibert, giang mai giai đoạn II,..

 

Phương pháp điều trị lang ben là gì?

   Để điều trị lang ben, bệnh nhân thường được chỉ định các thuốc chống nấm tại chỗ như ketoconazol (1 - 2%) hoặc selenium sulfide (2,5%), bôi 2 lần/ngày trong 2 - 4 tuần. Ngoài ra, còn có một số thuốc chống nấm tại chỗ khác như thuốc chống nấm nhóm azol, allylamine, nystatin, acid salicylic,..

   Trong trường hợp bệnh ảnh hưởng đến nhiều vùng da, có diện tích thương tổn lớn thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm dạng uống như:

  • Ketoconazol 200mg/ngày x 5 - 7 ngày.
  • Itraconazol 100 - 200mg/ngày x 5 ngày.
  • Fluconazol 300mg/tuần x 2 tuần.

   Lưu ý: Các thuốc trị nấm dạng uống có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt cho gan và thận. Vì vậy, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

   Ngoài ra, dưới đây là một số lưu ý khi điều trị lang ben:

  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm lên vùng da bị bệnh. Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với những loại hóa chất như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát,...
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt sử dụng kem chống nắng phổ rộng, không nhờn dính.
  • Sử dụng dầu gội có thành phần Ketoconazole 2% nếu bị lang ben khu vực da xung quanh đầu.

 

Biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh lang ben

   Để phòng ngừa và ngăn bệnh tái phát, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời, đặc biệt ánh sáng mùa hè có thể gây nhiều ảnh hưởng đến da. Nếu cần thiết phải đi ra ngoài nắng, bạn nên che chắn kỹ càng và sử dụng kem chống nắng.
  • Tránh những môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • Hạn chế ra mồ hôi quá mức, nếu bạn hay ra mồ hôi thì cần thường xuyên lau khô mồ hôi.
  • Nếu thời tiết nóng bức, bạn cần mặc quần áo thoáng mỏng và thấm mồ hôi tốt, không nên mặc quần áo ẩm ướt.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên, không dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt với người bị lang ben, hắc lào.
  • Nên lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và kẽm.
  • Vận động thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe .

 

 Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên

Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ lang ben là gì, nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh lang ben. Khi có những triệu chứng bệnh này, bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Xăm môi kiêng ăn gì cho mau lành?

Xăm môi kiêng ăn gì để vết thương mau lành và lên màu đẹp? Theo chuyên gia, bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa sắt, magie như: Thịt bò,..

8 bệnh da liễu phổ biến

Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, có chức năng điều hòa thân nhiệt và bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Các yếu tố gây hại như chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus,… có thể làm tổn thương cơ quan này, gây ra các bệnh da liễu.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà