Phục hồi di chứng tai biến nhờ những bài luyện tập đơn giản

Cập nhập: Thứ hai, 24/02/2020

Tai biến mạch máu não được mệnh danh là căn bệnh “tử thần” vì diễn biến phức tạp, để lại di chứng nặng nề. Di chứng của tai biến mạch máu não có thể gây tàn phế cho người mắc, làm mất khả năng ngôn ngữ và suy giảm nhận thức. Các di chứng này khiến cho cuộc sống của người bị tai biến thay đổi hoàn toàn. 

 

   Hãy cùng tìm hiểu về tai biến mạch máu não và điểm qua những bài tập giúp phục hồi di chứng của bệnh nhé.

 

Tai biến mạch máu não là gì?

 

tai biến mạch máu não

 

    Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng một phần não bị tổn thương do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ. Nguyên nhân chính là do cục máu đông hình thành và gây bít tắc mạch máu nuôi dưỡng não. Khi đó, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nên dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát các cơ quan trên cơ thể, gây ra các di chứng như: Liệt nửa người, méo miệng, suy giảm trí nhớ,… thậm chí là tử vong.

 

Nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não

   Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não có thể do người bệnh có tiền sử bị cao huyết áp, mắc bệnh đái tháo đường, các bệnh về tim mạch, mỡ máu… nhưng không được kiểm soát tốt. Đây là những nguyên nhân có nguy cơ cao làm tắc nghẽn mạch máu hoặc gây vỡ mạch máu dẫn đến xảy ra cơn tai biến. Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì hoặc người hút thuốc lá… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

 

Các di chứng sau tai biến mạch máu não

    Tai biến mạch máu não xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần hoặc toàn bộ não đột ngột bị ngưng trệ, dẫn đến các tổn thương não.  Tùy vào phần não bị tổn thương, di chứng sau tai biến mạch máu não gây ra sẽ khác nhau:

 

Rối loạn thị giác

   Nếu bệnh nhân bị tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc trung tâm sẽ gây thiếu máu võng mạc. Hậu quả là mất thị lực một bên hoặc hai bên. Đôi khi tắc động mạch cùng cảnh bên gây hiện tượng mù thoáng qua (mù Fugax).

 

Rối loạn nhận thức

Di chứng sau tai biến mạch máu não này chiếm khoảng 60% bệnh nhân, là một trong những di chứng nặng nề nhất. Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, hay quên, không nhận ra người thân, mất khả năng định hướng thời gian, không gian,…

 

Rối loạn ngôn ngữ

   Nguyên nhân là do tổn thương vùng Broca khiến bệnh nhân không điều khiển được hệ phát âm (dây thanh âm, môi, lưỡi,…) để phát ra lời nói. Do đó, bệnh nhân có biểu hiện nói ngọng, âm điệu thay đổi, nói lắp,…

 

Yếu hoặc liệt nửa người

 

di chứng tai biến mạch máu não

 

   Đây là di chứng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% bệnh nhân tai biến mạch máu não. Bệnh nhân bị liệt vận động nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Hơn nữa, việc không vận động trong thời gian dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như lở loét da, cứng khớp, viêm đường hô hấp, đôi khi gây nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.

 

Một số di chứng khác: Tiểu tiện không tự chủ, khó nuốt, táo bón,…

 

Các bài tập giúp phục hồi di chứng bệnh

    Song song với quá trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì việc tập một số bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp ích cho người bệnh sớm cải thiện được kỹ năng vận động. 

   Những bài tập mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

 

Bài tập nói

  Sau tai biến mạch máu não, có khoảng 20% bệnh nhân mất tiếng nói hoặc nói ngọng. Do đó trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần được tập luyện trong 40 - 100 giờ để khôi phục chức năng ngôn ngữ. Giai đoạn này rất cần sự giúp đỡ của người nhà khuyến khích bệnh nhân luyện tập:

 

- Đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng.

- Nói tên và màu sắc một số đồ vật xung quanh (bàn, ghế, giường, quạt...).

- Kể tên một số loại trái cây, loài hoa hoặc động vật, người bệnh kể càng nhiều càng tốt.

- Mô tả hình ảnh bằng sự hiểu biết.

- Cho nghe hoặc đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, sau đó khuyến khích bệnh nhân kể lại câu chuyện đó.

 

Bài tập cánh tay

Việc tập luyện nên bắt đầu từ tuần thứ 2 - thứ 6 sau khi xảy ra tai biến. Rèn luyện cho bệnh nhân thực hiện các bài tập:

- Duỗi hoặc gấp cánh tay bị liệt.

- Mở/đóng cửa hoặc ngăn kéo tủ.

- Cầm nắm túi xách hoặc đồ vật nhẹ.

- Bật/tắt công tắc.

Người nhà cần theo dõi và trợ giúp bệnh nhân ở khoảng cách 10m.

 

Bài tập đứng

Các bệnh nhân đều mong muốn mình có thể tự đứng và bước đi được. Để phục hồi sau tai biến, người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện:

- Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt.

- Tập đứng thăng bằng, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân.

- Đứng và thực hiện các động tác như nghiêng người, cúi hoặc ngửa đầu, đưa hai tay sang phải hoặc trái, đưa hai tay lên đầu, đưa hai tay hướng lên trần nhà...

 

Bài tập đi bộ

 

bài tập đi bộ cho người taitai biến

 

     Để hồi phục khả năng đi bộ, mỗi bệnh nhân cần luyện tập ít nhất 15 phút mỗi ngày. Ban đầu, bệnh nhân có thể tập đi với nạng hoặc được người trợ giúp. Về sau, bệnh nhân có thể tự đi bộ với quãng đường tùy thuộc vào khả năng của bản thân.

 

    Bên cạnh các bài tập trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại sản phẩm tốt cho việc phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não. Trong số các sản phẩm trên thị trường hiện nay, BoniOxy1, sản phẩm được trao tặng Cúp huy chương vàng Vì sức khỏe cộng đồng năm 2014 tại Việt Nam, đang được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

 

   BoniOxy1 – Giải Pháp Hàng Đầu Hỗ Trợ Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não

   Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng: Chất Resveratrol có trong hạt nho đỏ hoặc rượu vang đỏ có tác dụng: Hạ đường huyết, giảm cholesterol máu, chống đông máu, ngăn ngừa sự ngưng kết tiểu cầu, giảm hình thành huyết khối, do đó ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông .

 

   Thuốc BoniOxy1 chứa Resveratrol, hàm lượng 250 mg, được cấp giấy phép của Bộ Y tế. giúp bạn tránh được các nguy cơ bị bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

 

   Chỉ với 2 viên BoniOxy1 mỗi ngày, cơ thể bạn đã có lượng Resveratrol tương đương với 50 lít rượu vang.

 

   Ngoài ra, BoniOxy1 còn giúp bệnh nhân sau tai biến mạch máu não nhanh chóng phục hồi cả trí nhớ lẫn vận động. Kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể phục hồi nhanh hơn 30% so với những bệnh nhân không dùng BoniOxy1.

 

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniOxy1 nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân:

 

=> Chú Võ Thanh Hùng, 65 tuổi, ở số 1256C, KV1, p. Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang

 

chú võ thanh hùng dùng bonioxy1

 

“Chú nhớ rất rõ ngày 17 tháng chạp năm ngoái, chú có công chuyện phải  lên thành phố Cao Lãnh và bị tai biến khi đang chạy xe. Bác sĩ nói chú bị tai biến do huyết áp tăng cao lên tới 180, nửa người bên trái bị liệt, không cử động được, bác sĩ cũng nói trước với người nhà chú rằng, bị như chú thế này cộng thêm cả tuổi tác nữa thì e rằng khó lòng có thể đi lại, thậm chí phải nghĩ tới khả năng nằm 1 chỗ cả đời. Sau 3 tháng dùng BoniOxy1 chú đã đi lại được bình thường, chỉ còn thấy đầu ngón tay, chân hơi tê tê. Phải nói là cả nhà chú đều mừng.”

 

=>  Chú Nguyễn Đức Hùng, 58 tuổi, hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang.

 

chú nguyễn đức hùng dùng bonioxy1

 

     “Chú bị liệt nửa người. Dùng thuốc bệnh viện, thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu bấm huyệt mấy tháng trời mà chân tay còn rất yếu, nửa người bên trái vẫn tê bì, nói chỉ ú ớ được vài từ, phải ra hiệu bằng tay. Đi đâu cũng phải ngồi xe lăn, hoặc có người dìu, vất vả cả chú lẫn người nhà. Sau 3 tháng dùng BoniOxy1 chân tay chú cứng rắn hẳn, không bị run khi giơ lên giơ xuống nữa. Chú tự đứng lên ngồi xuống mà không cần người giúp đỡ, nhất là tính chú cũng mát hơn, không cáu kỉnh như trước nữa. Chú dùng BoniOxy1 đến nay đã được 4 năm, đi lại như bình thường rồi. Trí nhớ minh mẫn nên chú vẫn tiếp tục công việc ở trường THCS Nghĩa Hưng, một công việc không dễ dàng gì”.

 

=> Chú Trần Văn Khanh, 59 tuổi, nhà 6, Hàn Giang, p.Quang Trung, Hải Dương, sđt: 01638.450.956

 

chú trần văn khanh dùng bonioxy1

 

“Chú bị liệt nửa người, ăn uống vệ sinh đều tại chỗ, mồm chú méo, tay thõng xuống, người xệ, không đi được, muốn đi đâu cũng cần có người dìu hoặc vịn vào ghế mà lê chân theo. Sau 1 năm sử dụng BoniOxy1 không những chú đi lại gần như bình thường mà trí nhớ cũng rất tốt. Công việc sửa hỗ trợ điều trị mạch điện của chú cần có độ chính xác và tỉ mỉ cao. Khi làm một tay cầm banh gắp, một tay cầm mỏ hàn, chỉ cần tay hơi run thôi cũng làm sai mạch rồi vì mạch rất nhỏ, nhưng chú vẫn làm được mà còn làm rất tốt.”

 

   Trên đây là những bài luyện tập đơn giản có thể thực hiện ở nhà để góp phần giúp quá trình phục hồi di chứng sau tai biến dễ dàng hơn. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: bonioxy1 tai biến

Bài viết cùng chủ đề

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844