Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác gì nhau?

Cập nhập: Thứ hai, 13/02/2023

 

    Với những triệu chứng rất tương đồng như sổ mũi, chảy nước mũi,..., nhiều người thường nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường. Tuy nhiên, hai bệnh lý này có cách điều trị khác nhau. Do đó, việc nhầm lẫn có thể khiến cho quá trình điều trị gặp khó khăn. Vậy, hai bệnh lý này khác nhau như thế nào?

 

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác gì nhau?

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác gì nhau?

 

Viêm mũi dị ứng là gì?

   Viêm mũi dị ứng là tình trạng vô cùng phổ biến, với khoảng 10 - 30% dân số thế giới mắc phải. Ở căn bệnh này mũi bị kích thích và viêm do nhiều tác nhân khác nhau từ môi trường, nhưng không phải do vi khuẩn hay virus.

   Viêm mũi dị ứng được chia thành các dạng bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ) - tình trạng này còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ) - tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm.

   Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính nhưng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Họ bị nhức đầu, mất ngủ, làm giảm sự tập trung trong học tập, làm việc.

  Việc giao tiếp cũng có thể bị hạn chế do bệnh nhân thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi. Nhiều người gặp khó khăn ngay trong cả việc ăn uống vì những triệu chứng này. Bệnh còn có thể làm giảm năng suất lao động, người bệnh phải nghỉ ốm và tiêu tốn nhiều chi phí cho việc khám, hay chữa bệnh.

 

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác gì nhau?

   Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường có nhiều điểm chung như gây sổ mũi, chảy nước mũi nhiều,... Do đó, đôi khi chúng bị nhầm lẫn với nhau, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

    Để phân biệt 2 bệnh lý này, bạn có thể dựa theo một số điểm dưới đây:

Nguyên nhân gây bệnh

   Đối với viêm mũi dị ứng, nguyên nhân gây khởi phát là do dị nguyên như: phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà,... Chúng kích thích phản ứng của cơ thể, làm giải phóng histamin quá mức, gây ra tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh bị chấn thương và có cơ địa dị ứng cũng là yếu tố góp phần gây bệnh.

   Đối với viêm mũi thông thường, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

 

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

 

 Triệu chứng

    Với viêm mũi thông thường, các triệu chứng thường diễn ra chậm. Người bệnh ít hắt hơi, nghẹt mũi nhiều, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. Người bệnh có thể thấy mệt mỏi, rã rời toàn thân, bị sốt và ớn lạnh. Đây là những dấu hiệu điển hình của nhiễm khuẩn.

     Với viêm mũi dị ứng, các triệu chứng có thể kể đến như:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng. Người bệnh cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi nhiều, dịch nhầy trong. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu ở kết mạc, vòm họng, uể oải, mệt mỏi, nặng đầu. Các triệu chứng này kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi khỏi và cứ đúng vào giai đoạn đó thì lại tái phát.
  • Viêm mũi dị ứng không theo mùa thường có biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi, chảy mũi khi vừa thức dậy vào buổi sáng. Chúng có thể giảm dần trong ngày nhưng lại tái phát khi tiếp xúc với dị nguyên. Ban đầu, nước mũi trong suốt nhưng càng về sau thì càng đặc lại, chảy thành từng đợt. Dịch tiết ứ đọng trong vòm họng nên bệnh nhân thường phải khạc nhổ. Người bệnh có thể phải thở bằng miệng do nghẹt mũi nên thường dễ bị mắc kèm viêm họng, viêm thanh quản.

    Để phân biệt được hai bệnh lý này một cách tốt nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Trên kết quả xét nghiệm, nếu lượng bạch cầu ái toan tăng nhiều, thì bạn đang mắc phải viêm mũi dị ứng. Ngược lại, nếu lượng bạch cầu ái toan giảm, bạn có thể mắc viêm mũi thông thường.

 

Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

   Đối với viêm mũi thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân như: kháng sinh, hay thuốc cường giao cảm, ức chế phó giao cảm. Cùng với đó, người bệnh có thể được dùng thêm thuốc xịt giúp làm giảm triệu chứng.

   Đối với viêm mũi dị ứng, bạn được chỉ định dùng các loại thuốc khác như:

  • Thuốc kháng histamin như: loratadin, fexofenadine, cetirizine,... để giảm nhẹ triệu chứng nhẹ và vừa.
  • Thuốc corticoid dạng xịt mũi để giảm viêm do dị ứng tại mũi, góp phần ổn định bệnh.
  • Thuốc thông mũi như: xylometazoline, oxymetazoline,... có tác dụng gây co mạch, làm giảm cảm giác nghẹt mũi và áp lực trong xoang.
  • Thuốc ức chế leukotriene có tác dụng ngăn chặn hoạt động của leukotrienes - một hóa chất do hệ thống miễn dịch tiết ra gây các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh.

 

Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào

Người bệnh được sử dụng nhiều loại thuốc xịt giúp làm giảm triệu chứng

 

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

   Như đã nhắc đến, viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách, niêm mạc mũi có thể bị thoái hóa, phù nề nặng, cuống mũi bị quá phát, hay dẫn đến nhiều bệnh lý khác như:

  • Viêm họng, viêm phế quản do phải thở bằng miệng nhiều.
  • Viêm loét vùng tiền đình mũi.
  • Viêm tai giữa.

   Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già. Biến chứng đáng lo ngại nhất là viêm phế quản kéo dài lan sâu xuống, gây viêm phổi, suy hô hấp.

    Do đó, bạn nên phòng tránh từ sớm bằng cách giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, đeo khẩu trang, không nuôi chó, mèo,... Nếu có các triệu chứng viêm mũi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về sự khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường. Nếu bạn cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Viêm mũi dị ứng

Bài viết cùng chủ đề

Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp vì nồm ẩm kéo dài

Cùng với thuỷ đậu, tay chân miệng, viêm hợp bào hô hấp thì việc thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã làm gia tăng trẻ nhập viện do các bệnh về đường hô hấp.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844