Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp vì nồm ẩm kéo dài

Cập nhập: Thứ sáu, 14/04/2023

 

   Cùng với thuỷ đậu, tay chân miệng, viêm hợp bào hô hấp thì việc thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã làm gia tăng trẻ nhập viện do các bệnh về đường hô hấp.

 

trẻ nhập viện do bệnh hô hấp

Số lượng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp gia tăng đáng kể

 

Liên tiếp trẻ em nhập viện vì bệnh hô hấp

   Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhi đến khám, trong đó tại Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp có 100 bệnh nhi (tăng từ 30%-50%), nhiều trẻ vào viện do ho, thở khò khè, thở rít, hen phế quản. Đáng chú ý, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì lên cơn hen mức độ nặng, gây khó thở, thở rít, phải được hỗ trợ thở oxy và sử dụng thuốc giãn phế quản để cắt cơn hen.

   Trường hợp đầu tiên là bé H.N (4 tuổi, Hà Tĩnh) đến khám tại khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng khó thở, ho nhiều kèm nôn. Bé được chẩn đoán mắc hen phế quản lúc 3 tuổi. Người nhà chia sẻ, cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, bé thường ho rất nhiều. Mỗi lần ho bé đều nôn, trớ, khó thở và phải nhập viện để thở oxy và khí dung.

   Tiếp đó là trường hợp bé K.N (10 tuổi, ở Nghệ An) cũng rơi vào trường hợp tương tự. Trước khi vào viện bé ho, tức ngực, khó thở, đặc biệt là nửa đêm về sáng có những cơn khó thở khiến bé không ngủ được.

   TS.BS Lê Quỳnh Chi - Trưởng Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp của bệnh viện thông tin, do thời tiết thay đổi thất thường, trời mưa, nồm ẩm nên tỷ lệ bệnh nhi hen nhập viện khá đông. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2023, khoa tiếp nhận 50 bệnh nhi nhập viện vì cơn hen cấp.

   Hầu hết trẻ nhập viện vì cơn hen cấp đều chưa được điều trị dự phòng đầy đủ, có trường hợp bác sĩ đã kê đơn dự phòng nhưng gia đình chưa tuân thủ. Một số trẻ mới được gia đình đưa đi khám ở các phòng khám, chưa được thăm dò về chức năng hô hấp, các test dị ứng nên chưa được chẩn đoán xác định là hen và điều trị dự phòng.

   Tại khoa Nhi của Bệnh viện Thanh Nhàn, những ngày gần đây cũng tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp. Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng khoa cho biết, 20% trẻ nhập viện là do RSV, phần lớn dưới hai tháng tuổi. Virus này gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp rất nhanh.

 

Nguyên nhân tại sao bệnh hô hấp gia tăng

   Sáng 13/4 tại Hà Nội, trời mưa phùn, độ ẩm không khí duy trì trên 95%, có thời điểm đạt đến 97%. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong ít nhất 5 ngày tới, trời tiếp tục mưa phùn, nhiều nơi có sương mù vào sáng sớm, độ ẩm không khí tăng cao.

   Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội nhận định thời tiết nồm ẩm không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước khắp nơi trong nhà, đặc biệt là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Thêm nữa, nhiều loại hình thời tiết thay đổi liên tục trong ngày như sáng mưa phùn kèm sương mù, trưa hửng nắng, tối mưa lạnh khiến cơ thể khó thích nghi kịp, càng dễ nhiễm bệnh.

   "Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người có bệnh nền là những người có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm", bác sĩ Ngân nhấn mạnh.

   Các bệnh đường hô hấp dễ mắc thời điểm này gồm viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, khởi phát cơn hen cấp. Người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch cũng dễ khởi phát triệu chứng.

   Riêng với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý, do tác động của không khí lạnh ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến nhóm trẻ này dễ lên cơn hen bùng phát. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu. Khi trẻ ăn phải những thực phẩm này sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy...

   “Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm. Vì vậy, các phụ huynh cần để ý để lau mồ hôi cho trẻ kịp thời và mặc đồ thoáng mát. Tránh tình trạng ủ ấm quá, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi và thấm ngược lại vào cơ thể gây viêm phổi”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam khuyến cáo.

Thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan.

 

Làm khô nhà

Làm khô nhà cửa là điều cần thiết trong thời tiết nồm ẩm

 

Lưu ý phòng bệnh hô hấp cha mẹ cần nhớ

   Để "đối phó" với thời tiết nồm ẩm hiện nay, PGS.TS Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) lưu ý:

- Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây bệnh hô hấp cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách.

- Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết, nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thế của trẻ. Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh.

- Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ.

"Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây bệnh hô hấp cho trẻ"- TS Dũng nhấn mạnh

- Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cách xử trí cơn hen cấp tại nhà và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Cách xử trí cơn hen cấp tại nhà là gì? Phải làm sao để phòng ngừa cơn hen xuất hiện? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!

Sau 2 năm khan hiếm, thuốc tay chân miệng đã về đến Việt Nam

Sau hơn 2 năm khan hiếm thuốc và 5 tháng làm thủ tục nhập khẩu, 21.000 ống Phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam.

Triệu chứng và cách chữa ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi giai đoạn đầu hoàn toàn có có hội chữa khỏi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng và cách chữa ung thư phổi giai đoạn đầu nhé!

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác gì nhau?

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường khác gì nhau? Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

Số ca tay chân miệng tăng mạnh, TP HCM ứng phó nguy cơ bùng dịch

Chỉ trong một tháng qua, số ca tay chân miệng tăng gần 150%, Sở Y tế TP HCM chuẩn bị ba kịch bản ứng phó nguy cơ dịch bùng phát…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844